Tổ chức nâng cao năng lực của nhân viên, kể cả trình độ chun mơn nghiệp vụ lẫn đạo đức, giúp nhân viên ý thức được tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 68 - 71)

mơn nghiệp vụ lẫn đạo đức, giúp nhân viên ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro và khả năng nhận biết rủi ro trong quá trình cho vay để phòng tránh.

3.3. Giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu:

3.3.1.Tăng cường xử lý nợ có vấn đề:

3.3.1.1. Hình thức tổ chức xử lý khai thác:

-Cho vay thêm:

Qua đơn đề nghị của khách hàng về việc cho vay thêm hạn mức đang có nhưng khách hàng đang gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng việc thu hồi nợ mà

nguyên nhân chủ yếu hiện khách hàng đang gặp là thiếu vốn đầu tư dự án, phương án kinh doanh. Lúc này, nhân viên tín dụng phải xem xét tiến trình, khả năng của dự án, phương án có đang phát triển theo hướng tốt hay khơng. Nhân viên tín dụng phải theo quy chế cho vay hiện hành để thẩm định thật kỹ lưỡng để đảm bảo các nguyên tắc cấp tín dụng.

Dự án, phương án tốt là phải có tính khả thi và đảm bảo trả nợ gốc và lãi vay theo lịch trả nợ cụ thể. Nếu được lãnh đạo chấp thuận, nhân viên tín dụng phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng cho vay đảo nợ, vay nợ mới trả nợ cũ để che giấu nợ xấu tiềm ẩn.

-Bổ sung tài sản đảm bảo:

Biện pháp này được áp dụng khi khoản vay có dấu hiệu bất ổn, nguồn trả nợ khơng điều đặn, giá trị tài sản đảm bảo đột ngột giảm đi so với lúc ban đầu định giá, có khả năng thấp hơn dư nợ vay. Nguyên nhân có thể do cơ chế, chính sách của Nhà nước thay đổi, hoặc do biến động giá của tài sản đảm bảo trên thị trường hoặc do tỷ giá ngoại tệ không ổn định làm cho các khoản vay bẳng ngoại tệ có dư nợ lớn hơn tài sản đảm bảo. Việc bổ sung tài sản đảm bảo phải được quy định bằng văn bản và là một phần không thể tách rời của hợp đồng tín dụng.

-Gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn:

Qua quá trình xác minh, thẩm định lại lý do xin gia hạn, nhân viên tín dụng cho rằng khơng hợp lệ hoặc nếu được gia hạn thì khách hàng vẫn khơng có khả năng trả được nợ thì phải chuyển sang nợ quá hạn, đồng thời lập thông báo gửi khách hàng, bám sát mọi nguồn thu để thu nợ như sau:

+ Trích tài khoản tiền gửi của khách hàng khi có số dư.

+ Nếu khoản vay có bên bảo lãnh về việc trả thay hay bảo lãnh về tài sản đảm bảo thì yêu cầu người bảo lãnh trả thay số nợ.

nợ.

+ Phát mại tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của pháp luật để thu

+ Thực hiện các biện pháp khác để thu hồi nợ.

Trong trường hợp khách hàng thực hiện mọi biện pháp mà vẫn không trả được nợ vay và cơ quan có thẩm quyền qui định giao cho ngân hàng quyền được tham gia quản lý doanh nghiệp. Ngân hàng cho vay cử đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp, tham gia quản lý điều hành hoạt động kinh doanh nhằm theo dõi sát sao từng biểu hiện bất thường đối với những khoản vay cần theo dõi, tư vấn giúp đỡ khách hàng khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đưa ra quy định xử lý kịp thời với những diễn biến đang xảy ra, hạn chế tối đa tổn thất.

3.3.1.2. Hình thức sử dụng các biện pháp thanh lý:

-Xử lý nợ tồn đọng:

Việc xử lý theo hướng dẫn sử dụng các biện pháp thanh lý cho các khoản nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo được thực hiện khi mà không thể áp dụng hoặc đã áp dụng các biện pháp xử lý tổ chức khai thác nhưng khơng hiệu quả.

+ Đối với nợ có tài sản đảm bảo là tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản tịa án giao cho ngân hàng thì ACB ủy thác cho cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản của ACB chủ động xử lý theo các hình thức: tự bán công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Tiền bán tài sản đảm bảo được xử lý làm cơ sở để thanh toán nợ gốc, lãi vay quá hạn của bên đảm bảo sau khi trừ đi các chi phí theo qui định (nếu có).

+ Đối với nợ có tài sản đảm bảo nếu để ngun thì khơng bán được, mà phải cải tạo, sữa chữa, nâng cấp tài sản thì mới có thể bán được, thì phải lập phương án cụ thể trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Khởi kiện:

+ Khoản vay khó địi, tồn đọng mặc dù ngân hàng đã áp dụng các biện pháp phối hợp với khách hàng tổ chức khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhưng không đạt kết quả.

+ Khách hàng khơng hợp tác, có dấu hiệu lừa đảo, cố tình chây ỳ việc thu hồi nợ mặc dù ngân hàng đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ nhưng khơng có kết quả.

Ngân hàng tiến hành các thủ tục khởi kiện khách hàng ra tòa để thu hồi nợ đúng trình tự tố tụng của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w