Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 71 - 74)

Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc ngân hàng cho vay hạch toán chuyển những rủi ro từ nội bảng ra ngoại bảng. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN.

Khi đã kinh doanh ngành ngân hàng thì phải chấp nhận nợ xấu và chính vì vậy nợ xấu ln luôn tồn tại tại bất kỳ ngân hàng nào. Do đó, thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một địi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng, khơng nên nóng vội làm phá vỡ các mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là khách hàng cũ, quan hệ lâu năm. Giải pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của từng chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý. Xử lý tài sản đảm bảo là giải pháp cuối cùng sau khi áp dụng mọi biện pháp khác để thu hồi nợ.

3.3.2.Sử dụng các công cụ bảo hiểm và đảm bảo tiền vay:

Sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản thế chấp , giải thích rõ những lợi ích mà khách hàng có được

nếu rủi ro xảy ra. Vì đơi khi, do tập qn mà những khách hàng chưa quen với việc mua bán bảo hiểm, họ cho là việc mua bảo hiểm là khơng cần thiết.

Xem xét kỹ tính pháp lý của tài sản đảm bảo, tuân thủ quy định về các thủ tục pháp lý, công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo đầy đủ theo quy định trước khi giải ngân. Để đảm bảo tính pháp lý về tài sản đảm bảo, cần thỏa thuận về việc hoàn thiện thủ tục đăng ký sỡ hữu tài sản đối với phần hình thành trong tương lai, xem đó là điều kiện cấp tín dụng. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc cơng tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản đảm bảo.

3.3.3.Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phịng:

Trích lập dự phịng là giải pháp hữu hiệu để quản lý rủi ro tín dụng. Việc trích lập dự phịng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Có thể trích lập theo những cách như sau:

- Xếp loại rủi ro khách hàng và trích lập dự phịng tương ứng. - Trích lập dự phịng theo loại tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu và số tiền phải trích lập dự phịng là những tín hiệu cảnh báo mạnh về rủi ro tín dụng. Cần phải thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà khơng tn thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp khách hàng, hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro. Thực hiện trích lập dự phịng nhằm có khả năng bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Đối với việc trích lập dự phịng rủi ro, cần phải đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên để phản ánh đúng mức độ rủi ro về tài sản đảm bảo. Hiện nay ngân hàng chưa có qui định về thời gian tối đa phải đánh giá lại tài sản đảm bảo, cho nên nó vẫn chưa thể phản ánh đúng mức độ rủi ro xảy ra đối với tài

sản đảm bảo. Vì vậy, cần phải định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo, có thể tối đa 6 tháng/ lần để phản ánh đúng giá trị tài sản đảm bảo.

3.3.4.Quản lý rủi ro tín dụng bằng hạn mức cho vay:

Biện pháp là ngân hàng đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của ngân hàng đối với từng khách hàng riêng lẻ hay nhóm khách hàng.

3.3.5.Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng:

Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này các ngân hàng cần vạch ra được một số chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau:

+ Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế.

+ Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước khơng khuyến khích hoặc những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

+ Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó. Hiện nay, ngân hàng Nhà nước

cũng đã ban hành quy chế cho vay theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN trong đó có nêu rõ “Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có cuả tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”

+ Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.

+ Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh được rủi ro tín dụng do sự thay đổi tỷ giá hối đối.

Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư như đã nói ở trên có ưu điểm là giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động nhất, tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng quá mức cũng sẽ có những nhược điểm như là : làm cho việc quản lý trở nên khó khăn, tốn nhiều cơng sức điều tra, thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng, làm tăng chi phí kiểm tra, giám sát,…và làm giảm bớt cơ hội đạt lợi nhuận cao.

3.3.6.Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thơng tin:

Thu thập thơng tin đầy đủ, chính xác và từ nhiều nguồn khác nhau, phịng ngừa khách hàng cung cấp thông tin không đáng tin cậy về nhu cầu vay vốn:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w