4.1. Môi trường kinh doanh tại EU
4.1.1. Mối quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt nam EU
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với EU từ năm 1990. Đỉnh cao của mối quan hệ hợp tác dựa trên hướng hài hịa lợi ích giữa hai bên là sự kiện kí kết "Hiệp định hợp tác Việt Nam - EU" (1995). Trên cơ sở đó, mối quan hệ giữa Việt Nam - EU ngày càng được mở rộng; EU trở thành đối tác thương mại với nguồn cung cấp FDI lớn thứ hai Việt Nam. (Tính đến tháng 09/2008 đạt 11,82 tỷ USD). Năm 2007 KN XNK hàng hoá giữa Việt Nam và các nước Châu Âu đạt 16,74 tỷ USD. Thị trường XNK chủ yếu vẫn là EU, chiếm 91,3% tổng trị giá XK và 75,83%
tổng trị giá NK hàng hoá giữa Việt Nam và Châu Âu.5
Năm 2008 thương mại hai chiều Việt Nam – EU đạt hơn 21,08 tỷ USD, trong đó XK đạt 12,4 tỷ USD, chiếm 19,78% KNXK của cả nước; NK 8,68 tỷ USD, chiếm 10,75% KNNK của cả nước. So với năm 2007, XK tăng 78,81% trong khi NK tăng 97,49%. Việt Nam từ trước đến nay vẫn là nước xuất siêu sang EU. Theo
bảng 10 số liệu thống kê cho thấy tính đến 10 tháng đầu năm 2009 thì KNXK của Việt Nam sang EU là 6,6 tỉ USD, KNNK là 2,9 tỉ USD. Tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế, KNXK 10 tháng đầu năm 2009 đã giảm 6,27% so với cùng kì năm 2008.
Bảng 10: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và EU
Đvt: triệu USD Tổng XNK VN - EU Tháng 10/2009 Tháng 10/2008 Chênh lệch 10/09-10/08 10 tháng đầu năm 2009 Chênh lệch so với 10/2008 Việt Nam XK 566,180 655,504 - 14,9% 6.630,996 - 6,27% Việt Nam NK 366.641 285,079 28,6% 2.957,629 6,20% Cán cân 199,539 380,425 - 3.673,367 - Tổng KN XNK 966,593 950,583 - 1,9% 9.588,625 - 2,75%
5
Triển vọng:
Một là, Cơ cấu kinh tế Việt Nam và các nước Châu Âu có tính bổ sung lẫn nhau hơn là tính cạnh tranh xét trên tổng thể. Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, những mặt hàng mà EU có thế mạnh hầu hết thuộc các ngành công nghiệp, hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn. Trong khi đó, nhu cầu NK phần lớn là hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, thuỷ sản,… là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và có nguồn cung tương đối dồi dào.
Hai là, Hiệp định thương mại tự do giữa các nước ASEAN có tác dụng hấp dẫn các doanh nhân EU đến Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách của Chính phủ Việt Nam về củng cố và phát triển quan hệ đối tác nhiều mặt với các nước châu Âu, trong đó có một số nước được xác định là đối tác chiến lược và đối tác quan hệ chặt chẽ. Niềm tin giữa các Chính phủ và các DN ngày càng được củng cố.
Ba là, nhu cầu của người tiêu dùng EU dành cho mặt hàng thủy sản ngày càng cao. Các nước ASEAN hiện là nhà cung cấp thủy sản lớn của EU với tốc độ
tăng trưởng XK là 38%/năm. Chính vì vậy Ủy Ban EC đã thông qua Chiến lược
hợp tác giai đoạn 2007 – 2010 với 624 dự án hỗ trợ về kỹ thuật cho các nước XK;
trị giá khoảng 4,3 tỷ Euro6 được triển khai ở ASEAN và các nước đang phát triển
khác nhằm vào mục tiêu hỗ trợ về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, đơn giản hóa thủ tục hải quan. Bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật, EC cũng có chương trình đào tạo lao động và cán bộ kỹ thuật cho các nước đang phát triển XK thủy sản vào EU. Tăng cường đầu tư; thúc đẩy buôn bán thông qua việc dành cho một số mặt hàng của ta mức thuế quan ưu đãi phổ cập GSP, và tăng vốn ODA hàng năm.
Riêng thị trường Nga: Có 4 lí do chính để ngành thủy sản VN đẩy mạnh XK vào Nga, vì hai quốc gia vốn đã được xác định là đối tác chiến lược của nhau, phía VN đã có Ban điều hành XK thủy sản sang Nga, cịn phía Nga đã có Hiệp hội hàng NK của VN, và thứ ba vì nền kinh tế Nga đã phục hồi mạnh từ đầu năm 2010. Thứ tư là sự ra đời của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) với nhiệm vụ chính làm cầu nối kinh tế - thương mại - đầu tư sẽ tạo kênh thanh tốn an tồn thuận lợi cho các DNVN.
6
: vista.com Mạng thông tin khoa học và công nghệ VN SVTH: Võ Thị Thùy Quyên