Trình bày cảm nhận

Một phần của tài liệu Tổng hợp các bài về truyện lớp 9 khá đầy đủ (1) (1) (Trang 40 - 41)

+ Nhắc lại hoàn cảnh của ông Sáu được kể trước đó: xa nhà đi kháng chiến khi đứa con duy

nhất chưa đầy một tuổi. Suốt tám năm ông không được gặp con, nên ông rất nhớ, mong… + Đoạn trích chủ yếu khắc họa nhân vật ơng Sáu với tình u thương con sâu nặng

được biểu hiện cụ thể qua tâm trạng, lời nói, cử chỉ, hành động... .

+ Khi chưa thấy con “cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh…”. Cái tâm trạng “nao nao” trong lịng ơng Sáu cho thấy nỗi lịng của anh đứng ngồi không yên, háo hức chờ đợi từng phút giây mong muốn được gặp lại con thỏa lòng mong nhớ.

+ Khi thấy con: với trực giác linh tính của một người cha mách bảo đã giúp anh nhận ra đứa con gái yêu xa nhớ của mình:“thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen,

áo bơng đỏ đang chơi nhà chịi dưới bóng cây xồi trước sân nhà, đốn biết là con”. Anh đã

vội vã, cuống quýt, không thể chờ xuồng cập bến mà “nhảy thót lên bờ, xơ chiếc xuồng tạt ra,

khiến tôi bị chới với”, bước vội vàng những bước dài, vừa bước vừa khom người giơ tay đón

con,… những hành động, cử chỉ đó đã bộc lộ rõ tình cảm thương nhớ trong cái tình của người cha con trỗi dậy sau tám năm xa. Cùng với lời nói: gọi con, tiếng kêu to. Hai tiếng kêu thật thiêng liêng, thể hiện sự thèm khát được gọi, được nghe mà anh đã bị kìm chế bấy lâu nay: - Thu! Con.

Rồi giọng lặp bặp run run: - Ba đây con!

- Ba đây con!

Tình cảnh gặp con diễn ra thật éo le. Từ chiến trường xa xôi, sau tám năm đằng đẵng xa cách, ông về thăm con, khao khát gặp con nhưng bị con từ chối khiến ông đau đớn, tủi thân: “Cịn

anh, anh khơng ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ”, hình ảnh cái thẹo vì xúc động mà “đỏ ửng lên, giần giật, trông

rất dễ sợ” là dấu tích của chiến tranh tơ đậm nỗi đau thể xác và tinh thần của ông Sáu. Đi chiến đấu bom đạn đã làm thay đổi hình hài của ơng. Vết thẹo dài trên má phải - vết thương của chiến tranh – đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng khơng nhận ra bóng dáng người cha nữa !.

Từ đó, người đọc cũng thấy được những sự thiệt thịi, mất mát mà nhân vật ơng Sáu phải chịu đựng.

+ Khi con đã bỏ chạy: “anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sẫm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. Những từ ngữ “đứng sững lại”, “mặt sẫm lại”, hình ảnh so sánh“hai tay buông xuống như bị gãy” diễn tả nỗi đau dường như quá lớn, qua sức chịu đựng đối với anh. Trong đoạn trích tác giả đã chú trọng khắc họa chân dung người cha với những tình cảm sâu sắc, cao đẹp và những nổi đau khổ, bất hạnh của đời ông . Đứa con gái mà ông vẫn hằng thương nhớ, khao khát gặp mặt trong suốt mấy năm trời đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận ông là cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ơng vì ơng chuẩn bị tập kết ra Bắc khơng biết khi nào quay trở lại .

+ Trong đoạn trích mặc dù bé Thu, mặc dù chỉ xuất hiện thoáng qua, nhưng được nhà

văn miêu tả với những chi tiết sinh động, cụ thể bộc lộ rõ tình cảm sâu sắc mà bé Thu dành cho ba. Qua phản ứng của cô bé, người đọc cũng cảm nhận được tình cảm của cơ bé

dành cho người cha thực sự của mình. Ơng Sáu xuất hiện với tư cách là người lạ, lại có vết thẹo dài trên má khác xa với hình ảnh ba chụp chung với má, gọi Thu là con khiến cơ bé “giật mình,

trịn mắt nhìn”. “Nó ngơ ngác, lạ lùng, hoảng hốt” mặt tái đi, rồi vụt bỏ chạy, thét lên gọi má

để cầu cứu. Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cơ bé khơng được chuẩn bị về tâm lí, cơ bé khơng dễ dàng chấp nhận một người lạ gọi là ba của mình, chứng tỏ tình cảm của cơ bé với người cha thực sự của mình là rất sâu sắc, Thu chỉ chấp nhận một người ba duy nhất giống như người trong ảnh chụp chung với má.

Một phần của tài liệu Tổng hợp các bài về truyện lớp 9 khá đầy đủ (1) (1) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w