Đánh giá: Đoạn trích ca ngợi người chiến sĩ cách mạng có tình cha con sâu nặng, chịu đựng

Một phần của tài liệu Tổng hợp các bài về truyện lớp 9 khá đầy đủ (1) (1) (Trang 41 - 53)

nhiều mất mát, hy sinh, giúp người đọc hiểu hơn về sự nghiệt ngã của chiến tranh; thể hiện thái độ cảm thông, chia sẻ, trân trọng của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống hội ngộ éo le; ngơn ngữ đậm chất Nam Bộ. Một yếu tố nghệ thuật nữa góp phần tạo nên thành cơng của đoạn trích này là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Đoạn trích được trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện . Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng . Cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, chân thực, cảm động qua cử chỉ, lời nói, hành động.

c.. Khẳng định vấn đề nghị luận. Khẳng định ý nghĩa của đoạn văn đối với thành công của tác phẩm.

- Đoạn trích khơng chỉ nói lên tình cha con sâu nặng thắm thiết mà cịn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu gia đình. Qua đó, tác giả muốn khẳng định một điều hết sức thiêng liêng: Tình cảm cha con là tình cảm bất tử khơng một lí do nào có thể hủy diệt, chia cắt. Chính vì lẽ đó đã giúp câu chuyện có được thành cơng và có được vị trí riêng trong lịng độc giả.

Đề 2 : Cảm nhận của em về tình cha con ơng Sáu trong đoạn trích sau: “trong ba ngày

ngắn ngủi đó con bé không kịp nhận ra anh là cha...Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con ... Ngày mai anh Sáu phải đi, đó là đêm cuối cùng của anh chị, chị cũng khơng muốn bắt nó về”

a.MB- Truyện "Chiếc lược ngà" được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường

Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người - cụ thể ở đây là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đặc biệt là tình cảm của cha con ơng Sáu thể hiện sâu sắc trong ba ngày phép thăm nhà của ơng Sáu. Đó cũng là lúc tình cha con bộc lộ một cách rõ ràng, mãnh liệt và cảm động nhất.

*Xác định vị trí của đoạn, khái quát hồn cảnh của cha con ơng Sáu:: thuộc phần giữa của đoạn trích trong sách giáo khoa, nằm trong phần thuật lại sự việc lúc ông Sáu về thăm nhà sau tám năm xa cách. Ông Sáu đi kháng chiến, khi Bé Thu là con gái đầu lòng và cũng là đứa con duy nhất của vợ chồng ông Sáu chưa đầy một tuổi. Suốt tám năm ròng, bé Thu chưa một lần được gặp ba, chỉ biết mặt ba qua tấm hình ba chụp chung với má. Vì thế, bé Thu ln mong nhớ và khát khao được gặp ba, cịn anh Sáu cũng ln mong nhớ con và thèm nghe một tiếng gọi "ba".cất lên từ con bé.

* Những tưởng rằng cuộc trùng phùng bất ngờ hai cha con sẽ vỡ òa trong niềm hạnh

phúc thì trớ trêu thay bé Thu lại bộc lộ một thái độ bất thường. Phút đầu gặp gỡ, Thu ngờ

vực, lảng tránh, thậm chí cịn sợ hãi bỏ chạy vì: "vết thẹo bên má phải cứ mỗi khi anh xúc động thì nó lại đỏ ửng lên, giật giật trông rất dễ sợ ". Trong những ngày ông Sáu ở nhà, Thu cương quyết không nhận ơng là cha mặc dù ơng đã tìm mọi cách để gần gũi, vỗ về cơ bé. Tình cảm của Thu ln lạnh nhạt, xa cách, thậm chí tỏ ra ương nghạnh, bướng bĩnh. Cô bé kiên quyết khơng gọi ơng Sáu là ba, nó chỉ nói trổng:"Vơ ăn cơm!", “ Cơm chín rồi!”. Có những lúc, bị dồn vào thế bí khi phải chắt nước một nồi cơm to, nặng quá sức, nó vẫn cứ nói trổng: "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái", "cơm sôi rồi, nhão bây giờ". Không được sự hợp tác giúp đỡ cô bé “hơi sợ”, mặt nhăn nhó, muốn khóc, luýnh quýnh, vẫn loay hoay, tự xoay xở lấy “nhón lấy cái vá múc ra từng vá nước” . Quả thật con bé thật là đáo để! . Trong bữa cơm, ông Sáu âu yếm gắp cho con miếng trứng cá to, không ngờ bé phản ứng một cách quyết liệt, từ chối mọi sự vỗ về, chăm sóc của ơng Sáu: "bất thần hắt miếng trứng cá ra khỏi bát làm cơm bắn tung toé cả

ra mâm". Chi tiết này đã đẩy câu chuyện lên đỉnh điểm của kịch tính. Bị ơng Sáu đánh vào

mơng, Thu phản ứng lại bằng hành động một cách quyết liệt “ngồi im lặng, đầu cúi gằm

xuống”, “cầm đũa, gắp lại cái trứng cá bỏ vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, bỏ về nhà ngoại và cịn " cố ý làm cho dây lịi tói khua rổn rảng , khua thật to"...

- Miêu tả thái độ, hành động bất thường cuả cơ bé nhưng đó là phản ứng tâm lí hồn tồn tự nhiên là tác giả đã tái hiện hoàn cảnh éo le của chiến tranh đồng thời khắc họa một cô bé bướng bỉnh, gan lì, có cá tính đến kì lạ. Sự ương ngạnh, bướng bỉnh của Thu khơng hồn tồn đáng trách bởi em còn quá nhỏ để hiểu được sự éo le, khắc nghiệt trong hoàn cảnh xa cách của chiến tranh và những người lớn trong gia đình cũng chưa kịp chuẩn bị cho em đón nhận những khả năng bất thường đó. Em khơng nhận ơng Sáu là cha vì ơng có vết thẹo dài trên má khơng giống bức hình chụp chung với má mà em biết, trong tâm trí em chỉ tồn tại hình ảnh một người ba duy nhất. Điều đó chứng tỏ tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc - em chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba. Em muốn bảo vệ hình ảnh người ba của mình, khơng cho phép người lạ mặt kia có quyền mạo nhận là ba của mình.

*Trong ba ngày phép, anh Sáu trở về thăm nhà với bao nỗi nhớ thương con khiến anh xúc động mạnh liệt. Cái tình người cha nao nao trong người khiến anh náo nức vội vã, vồ vập,

anh tìm mọi cách để được gần con, cố bù đắp những thiếu thốn tình cảm cho con suốt tám năm xa cách. Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa mà luôn gần gũi “lúc nào cũng vỗ về con”, làm mọi cách để bé Thu thay đổi, kiên nhẫn chờ đợi tình cảm ở con. Ơng tha thiết, thèm nghe một tiếng gọi ba từ con bé, thèm được chăm sóc con mà khơng được. Càng vỗ về, càng nhận được một thái độ cự tuyệt ngang bướng đến bất ngờ. Khi bị từ chối, ông vô cùng đau đớn: “khe khẽ lắc

đầu vừa cười”. Có lẽ khổ tâm đến nỗi khiến anh khơng khóc được nên anh phải cười vậy thơi”.

Trong bữa cơm đồn viên anh gắp cho con một miếng trứng cá, tình tiết cho thấy khao khát của người cha muốn được bù đắp và muốn được cảm nhận tình cảm của con biết nhường nào. Nhưng con bé phản ứng gan lì quyết liệt “hắt miếng trứng cá ra khỏi bát làm cơm”, khiến anh không giữ được bình tĩnh mà đánh con và hét lên “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”. Điều đó đã trở thành nổi ám ảnh, day dứt, ân hận suốt cả đời phần đời còn lại của anh..

- Trong đoạn trích tác giả khơng chú ý khắc họa phần anh hùng trong đời ông Sáu mà chú trọng khắc họa chân dung người cha với những tình cảm sâu sắc, cao đẹp và những nổi đau khổ, bất hạnh của đời ông. Đi chiến đấu bom đạn đã làm thay đổi hình hài của ơng. Vết thẹo

dài trên má phải - vết thương của chiến tranh – đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra bóng dáng người cha nữa ! Vết thẹo ấy không những là nổi đau về thể xác mà cịn là nổi đau về tinh thần mà ơng phải chịu đựng. Đứa con gái mà ông vẫn hằng thương nhớ, khao khát gặp mặt trong suốt mấy năm trời đằng đẵng lại vì vết thẹo mà khơng chịu nhận ông là cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ơng vì ơng chuẩn bị tập kết ra Bắc khơng biết khi nào quay trở lại hay cịn có thể quay trở về được hay không nữa. - Liên hệ, mở rộng...

* Đánh giá: Qua đoạn trích tác giả khơng chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng, chịu đựng nhiều mất mát, hy sinh, mà còn giúp người đọc hiểu hơn về sự nghiệt ngã của chiến tranh; đồng thời thể hiện thái độ cảm thông, chia sẻ, trân trọng của nhà văn Nguyễn Quang Sáng... Nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống hội ngộ éo le. Một yếu tố nghệ thuật nữa góp phần tạo nên thành cơng của đoạn trích này là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục. Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe. Cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, chân thực, cảm động qua cử chỉ, lời nói, hành động; ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ . c.. Khẳng định vấn đề nghị luận. Khẳng định ý nghĩa của đoạn văn đối với thành cơng của tác phẩm

- Đoạn trích khơng chỉ nói lên tình cha con sâu nặng thắm thiết mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu gia đình. Qua đó, tác giả muốn khẳng định một điều hết sức thiêng liêng: Tình cảm cha con là tình cảm bất tử khơng một lí do nào có thể hủy diệt, chia cắt. Chính vì lẽ đó đã giúp câu chuyện có được thành cơng và có được vị trí riêng trong lịng độc giả.

Đề 3: Cảm nhận của em về tình cảm của bé Thu dành cho ơng Sáu trong đoạn trích sau:

“Sáng hơm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Cả con bé cũng theo ngoại nó về.

(...) Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó khơng bướng bình hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như khơng bao giờ chớp, đơi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó khơng ngơ ngác, khơng lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.

Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ơm con, hơn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đơi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tơi thấy đơi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng n đó thơi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc khơng ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba…a…a… ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lịng nó, nó vừa kêu vừa chạy xơ tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ơm chặt lấy cổ ba nó. Tơi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hơn ba nó cùng khắp. Nó hơn tóc, hơn cổ, hơn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”

a.MB:- Truyện "Chiếc lược ngà" được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người - cụ thể ở đây là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đặc biệt tình là tình cảm của bé Thu dành cho ba. Tình cảm của ấy đã được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà, nhưng biểu hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau giữa của truyện, lúc ơng Sáu chuẩn bị trở về đơn vị. Đó cũng là lúc tình cha con bộc lộ một cách rõ ràng, mãnh liệt và cảm động nhất

b. TB

- Khái quát hoàn cảnh của nhân vật bé Thu: Bé Thu là con gái đầu lòng và cũng là đứa con duy

nhất của vợ chồng ông Sáu. Khi chưa đầy một tuổi, bé Thu đã phải sống xa ba của mình. Suốt tám năm rịng, ơng Sáu đi kháng chiến, bé Thu chưa một lần được gặp ba, chỉ biết mặt ba qua tấm hình ba chụp chung với má. Vì thế, bé Thu luôn mong nhớ và khát khao được gặp ba, được cất tiếng gọi "ba".

- Diễn biến tâm trạng của Thu trong giây phút chia tay:

+ Nhắc lại những cảm xúc của ông Sáu trong 3 ngày về phép khi bé Thu không chịu nhận là cha và không chịu nhận sự u thương, chăm sóc của ơng đối với nó khiến ơng có lúc đã khơng kiềm chế được bản thân ... Được bà ngoại trị chuyện, tìm ra ngun nhân của vết thẹo, cơ bé đã thay đổi hẳn thái độ. Tình huống mở nút cho câu chuyện. Sự nghi ngờ bấy lâu được giải toả và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc, suốt đem trằn trọc không ngủ được, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn.

+ Thu trở về nhà để chia tay ba, Thu cảm thấy hối lỗi, chỉ đứng nhìn mọi người đến chia tay ba. Bác Ba quan sát thấy "vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó khơng bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa", khi cơ bé bắt gặp cái nhìn trìu mến buồn rầu của ba "đơi mắt mênh mơng của nó bỗng xơn xao". Đó là sự lay động sâu sắc trong tình cảm của Thu, bao nhiêu cảm xúc như ùa về, dồn tụ vào đôi mắt em. Thu muốn nhận ba nhưng không dám gần ba vì trót làm ba giận, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.

+Trong buổi sáng trước giờ phút ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Thật bất ngờ, sau lời chào từ biệt của người ba là tiếng kêu “Ba..a… a…ba!” ". Cảm xúc vỡ ịa, tình u thương bộc lộ một cách hối hả, cuống quýt. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi "ba " và tiếng kêu như tiếng xé, rồi "nó vừa kêu vừa chạy thót lên và dang hai tay ơm chặt lấy cổ ba nó ", rồi "Nó hơn ba nó cùng khắp. Nó hơn tóc, hơn cổ, hơn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, "hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay khơng thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi cấu chặt lấy ba nó, và đơi vai nhỏ bé của nó

Một phần của tài liệu Tổng hợp các bài về truyện lớp 9 khá đầy đủ (1) (1) (Trang 41 - 53)

w