Những điểm đạt được và chưa được

Một phần của tài liệu Một số phương pháp và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản xuấtphầm tại Công ty cơ khí Hà Nội (Trang 26 - 27)

PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

4.1. Những điểm đạt được và chưa được

4.1.1. Những điểm đạt được

Qua phân tích thực trạng CLSP và cơng tác QLCL ta thấy có một số ưu điểm CLSP của công ty luôn được bảo đảm và không ngừng nâng cao. Với kỹ thuật công nghệ tiên tiến cơng ty đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng, có tính năng sử dụng tốt, mức độ an toàn trong sử dụng cao, thoả mãn được các yêu cầu của bạn hàng. Các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ của sản phẩm đã đăng ký với Tổng cục TC-ĐL- CHIẾN LƯỢC phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn của ngành.

Khi đánh giá công tác QLCL của công ty ta thấy công ty đã quản lý chất lượng khá tốt trong khâu thiết kế sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu, khâu sản xuất và sau bán hàng, mặc dù trong mọi khâu còn những tồn tại nhỏ. Các phòng ban, các bộ phận sản xuất được thực hiện tương đối đầy đủ các nhiệm vụ và yêu cầu thiết kế đảm bảo chất lượng cơng việc mà mình phụ trách. Đặc biệt trong khâu sản xuất, công nhân sản xuất ở từng khâu tự kiểm tra chất lượng bán thành phẩm dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ kỹ thuật mà công ty đã đặt ra. Mặt khác, bộ phận KCS kiểm tra chất lượng thành phẩm rất kỹ. Vì vậy, các sản phẩm của cơng ty luôn đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng.

4.1.2. Những điểm chưa được

Bên cạnh những thành tích đạt được, CLSP cũng như cơng tác QLCL của cơng ty cịn nhiều hạn chế.

Sản phẩm của công ty đạt chỉ tiêu kỹ thuật cơng nghệ thiết kế nhưng có một hạn chế tính kinh tế của sản phẩm chưa cao. Một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất là cịn có sản phẩm hỏng, sản phẩm khơng đạt chất lượng trong các khâu của quy trình sản xuất (Số liệu phần 2.2 Chương 2). Giá bán sản phẩm cao sẽ thoả mãn ít hơn nhu cầu tiêu dùng (nhu cầu kinh tế), người tiêu dùng muốn tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá cả phải chăng.

Công tác QLCL của cơng ty mới chỉ bó hẹp ở chức năng kiểm tra chất lượng, các chức năng khác: hoạch định chất lượng, tiêu chuẩn thực hiện điều chỉnh- cải tiến chất lượng chưa được thực hiện đầy đủ. Công tác QLCL do phòng KCS phụ trách thuộc

trách nhiệm của phòng KCS, QLCL chưa phải là trách nhiệm của mọi bộ phận, mọi thành viên trong công ty. Phịng KCS là bộ phận nằm ngồi dây truyền sản xuất do vậy không phát hiện được ngun nhân sai hỏng của sản phẩm từ đó tìm ra biện pháp khắc phục giảm tỷ lệ phế phẩm,đảm bảo và không ngưng nâng cao CLSP.

Trong khâu cung ứng nguyên vật liệu, công ty chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống QLCL của nhà cung ứng, nguyên vật liệu được kiểm tra trước khi mua nhưng vẫn khơng tránh khỏi cịn có những ngun vật liệu khơng đạt được tiêu chuẩn. Trong bộ phận sản xuất, các sản phẩm hỏng khơng được thống kế đầy đủ vì vậy khó có thể kiểm sốt được tình hình chất lượng sản phẩm, không thấy được nguyên nhân gây sai hỏng phổ biến để tìm cách khắc phục. Các xí nghiệp sản xuất chỉ thống kê nguyên vật liệu hao hụt.

Một phần của tài liệu Một số phương pháp và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản xuấtphầm tại Công ty cơ khí Hà Nội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)