Điều khoản giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm những nội dung nào? Cho ví dụ minh họa cụ thể.

Một phần của tài liệu Trọn bộ kiến thức về thương mại quốc tế, bài tập và vấn đáp (Trang 36 - 37)

nội dung nào? Cho ví dụ minh họa cụ thể.

Thời hạn giao hàng: là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Nếu các

bên giao dịch không có thỏa thuận nào khác, thời hạn này cũng là lúc di chuyển rủi ro và tổn thất về hàng hóa từ người bán sang người mua. Có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng: thời hạn giao hàng có định kỳ, thời hạn giao hàng ngay, thời hạn giao hàng không định kỳ.

Địa điểm giao hàng: việc lựa chọn địa điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương

thức chuyên chở hàng hóa và điều kiện cơ sở giao hàng. Trong buôn bán quốc tế, người ta phân biệt các phương pháp sau đây về việc quy định địa điểm giao hàng:

- Quy định cảng giao hàng, cảng đến, cảng thông qua.

- Quy định cảng khẳng định và cảng lựa chọn: trường hợp này, người ta quy định bằng 2 phương pháp:

+ Trong thuật ngữ về điều kiện cơ sở giao hàng, các bên giao dịch lựa chọn thêm một cảng thứ 2 hoặc thứ 3. Ví dụ: FOB London/Hambua/Rotecdam.

+ Các bên giao dịch quy định những cảng chủ yếu của 1 khu vực nào đó, được coi là cảng lựa chọn đối với 1 trong 2 bên.

Phương thức giao hàng: Giao toàn bộ, giao từng phần, chuyển tải.

Thông báo giao hàng: người ta thường quy định số lần thông báo giao hàng, những nội dung

cần được thông báo.

Trước khi giao hàng, người bán thường thông báo về việc hàng đã sẵn sàng để giao hoặc về ngày đem hàng ra cảng để giao. Còn người mua thông báo về những điểm hướng dẫn người bán trong việc gửi hàng hoặc về chi tiết của tàu đến nhận hàng.

Sau khi giao hàng, người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao và kết quả của việc giao hàng đó.

Những hướng dẫn khác về việc giao hàng: trong điều kiện giao dịch, căn cứ vào nhu cầu

của bên mua, khả năng của bên bán và những đặc điểm của hàng hóa, người ta có những quy định đặc biệt sau:

- Đối với hàng hóa có khối lượng lớn, người ta có thể quy định”cho phép giao hàng từng đợt” hay “giao một lần”.

- Nếu trên dọc đường đi cần phải thay đổi phương tiện vận tải, có thể quy định cho phép chuyển tải.

- Nếu cảng gửi hàng ở gần cảng đến, khi hành trình của giấy tờ chậm hơn hành trình của hàng hóa, người ta có thể quy định “vận đơn đến chậm được chấp nhận”.

- Nếu người bán ủy nhiệm cho 1 người thứ ba thay mặt mình đứng ra giao hàng, người ta có thể quy định “vận đơn người thứ ba được chấp nhận”.

Ví dụ minh họa:

Thời gian giao hàng: tháng 12 năm 2012 Địa điểm:

- Cảng đi: cảng Nhà Bè, tp HCM

- Cảng đến: cảng Hồng Kông hay cảng an toàn ở Hồng Kông (Phí đổi cảng người mua chịu)

Hàng giao một lần, không cho phép chuyển tải. Thông báo giao hàng:

- Lần 1: 15 ngày trước ngày dự kiến giao hàng, người bán thông báo bằng fax hàng đã sẵn sàng để giao. Bao gồm: tên hàng, số lượng, quy cách, bao bì, ký mã hiệu.

- Lần 2: 7 ngày sau khi nhận được NOR, người mua thông báo bằng fax về việc cử tàu đến nhận hàng, bao gồm: tên tàu, quốc tịch tàu, cờ tàu, trọng tải, ETA.

- Lần 3: sau khi giao hàng, người bán thông báo bằng fax về việc giao hàng, bao gồm: tên hàng, số lượng, quy cách, bao bì, ký mã hiệu, tên tàu, quốc tịch tàu, cờ tàu, trọng tải, số B/L, ETD, ETA.

Chấp nhận B/L đến chậm.

Một phần của tài liệu Trọn bộ kiến thức về thương mại quốc tế, bài tập và vấn đáp (Trang 36 - 37)