Nêu những cách quy định điều khoản chất lượng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Cho ví dụ minh họa.

Một phần của tài liệu Trọn bộ kiến thức về thương mại quốc tế, bài tập và vấn đáp (Trang 33 - 34)

quốc tế. Cho ví dụ minh họa.

Dựa vào mẫu hàng: chất lượng hàng hóa được xác định căn cứ vào chất lượng của một số ít

hàng hóa, gọi là mẫu hàng, do người bán đưa ra và được người mua thỏa thuận. Những hàng hóa mua bán dựa vào mẫu hàng thường là hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa và khó mô tả, ví dụ: hàng mỹ nghệ và một số hàng nông sản.

Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn: tiêu chuẩn là những quy định về sự đánh giá chất lượng

(các chỉ tiêu phẩm chất), về phương pháp sản xuất, chế biến, đóng gói, kiểm tra, hàng hóa… Ví dụ: những yêu cầu về chất lượng hàng loại 1, hàng loại 2,…

Dựa vào quy cách của hàng hóa: quy cách là những chi tiết về mặt chất lượng như công

suất, kích cỡ, trọng lượng…của một hàng hóa. Phương pháp này thường sử dụng trong việc mua bán các thiết bị, máy móc, công cụ vận tải…

Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng: khi mua bán những mặt hàng nông sản, nguyên liệu

mà chất lượng của chúng khó tiêu chuẩn hóa, trên thị trường quốc tế, người ta thường dùng một số chỉ tiêu phỏng chừng như FAQ, GMQ…

FAQ nghĩa là phẩm chất bình quân khá.

GMQ nghĩa là phẩm chất tiêu thụ tốt.

Ngoài ra, trong từng ngành buôn bán, tập quán lại còn hình thành các chỉ tiêu đại khái phù hợp với mặt hàng của ngành đó. Ví dụ: trong buôn bán ca cao hạt, chỉ tiêu “độ lên men vừa” có nghĩa là hàng có 10% hạt lép, hạt hỏng; còn “độ lên men tốt” có nghĩa là hạt lép, hạt hỏng chỉ chiếm 5% tổng số.

Dựa vào hàm lượng của chất chủ yếu trong hàng hóa: người ta quy định tỷ lệ phần trăm

của thành phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Ví dụ: hàm lượng ta-nanh là 14% trong vỏ xú. Đồng thời, người ta có thể quy định thưởng nếu hàm lượng chất đó cao hơn quy định hay phạt nếu hàm lượng chất đó thấp hơn quy định. Phương pháp này dùng trong mua bán nguyên liệu, lương thực, thực phẩm.

Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa đó:người ta quy định số lượng thành

phẩm được sản xuất ra từ hàng hóa mua bán, ví dụ: số lượng dầu lấy được từ hạt có dầu, số lượng len lấy được từ long cừu, số lượng đường kín lấy được từ đường thô…phương pháp này thường dùng trong mua bán nguyên liệu hoặc bán thành phẩm.

Dựa vào hiện trạng hàng hóa: phương pháp này dùng trong buôn bán quốc tế về hàng nông

sản và khoáng sản, khi hợp đồng mua bán ký kết theo điều kiện “chỉ bán nếu hàng đến”. Ý nghĩa của nó là “có thế nào, giao thế nấy”. Do đó, phẩm chất của hàng giao đúng như mẫu hàng đã lấy khi được bốc, còn khi hàng đến bến phẩm chất hàng như thế nào, người mua phải nhận như vậy, tức là người mua phải chịu rủi ro, hư hại về hàng hóa trong quá trình chuyên chở.

Dựa vào sự xem hàng trước: phương pháp này còn được gọi là “đã xem và đồng ý”, tức là

hàng hóa được người mua xem và đồng ý, người mua phải nhận hàng và trả tiền hàng. Trong trường hợp hợp đồng đã quy định về phẩm chất nhưng còn thêm rằng người mua sẽ xem và đồng ý, thì nếu đến khi xem hàng, người mua thấy hàng hóa không phù hợp với phẩm chất quy định trong hợp đồng, và không chấp nhuận thì hợp đồng sẽ coi là không được thành lập.

Trong trường hợp người mua đã xem hàng và đồng ý trước khi ký kết hợp đồng, thì sau khi ký hợp đồng, người mua phải nhận hàng và trả tiền hàng, chứ không thể viện lý do phẩm chất xấu để từ chối hàng hóa.

Dựa vào dung trọng hàng hóa: dung trọng hàng hoá là trọng lượng tự nhiên của một đơn vị

dung tích hàng hoá. Nó phản ánh tính chất vật lý như hình dạng, kích cỡ, trọng lượng…và tỷ trọng tạp chất của hàng hoá. Đây là buôn bán khá phổ biến trong buôn bán ngũ cốc. Tuy nhiên, người ta thường sử dụng phương pháp này kết hợp với phương pháp mô tả.

Dựa vào tài liệu kỹ thuật: trong việc mua bán máy móc, thiết bị, hàng công nghiệp tiêu dùng

lâu bền, trên hợp đồng mua bán, người ta thường dẫn chiếu tới một tài liệu kỹ thuật như: bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp, bản thuyết minh tính năng và tác dụng, bản hướng dẫn sử dụng… Trong trường hợp này, người ta còn ký hay đóng dấu vào tài liệu kỹ thuật và quy định rằng tài liệu đó là bộ phận không tách rời hợp đồng.

Dựa vào nhãn hiệu hàng hoá: thường đối với mặt hàng công nghiệp hay hàng nông sản chế

biến như đồ hộp, thuốc lá, chè, cà phê, rượu,…mỗi nhãn hiệu đại biểu cho một phẩm cấp nhất định. Ví dụ: chè Thanh Hương đại biểu cho một phẩm chất khác với chè Ngọc Sơn. Vì vậy, trong hợp đồng, người ta có thể dẫn chiếu đến nhãn hiệu để nói lên phẩm chất của hàng hóa. Thông thường, để xác định chính xác hơn, trong trường hợp này người ta còn ghi rõ năm sản xuất và series sản xuất của nhãn hiệu đó.

Dựa vào mô tả hàng hóa: theo phương pháp này, trên hợp đồng người ta nêu lên những đặc

điểm về màu sắc, hình dáng, kích thước, tính năng…và các chỉ tiêu khác về phẩm chất hàng hoá. Phương pháp này được dùng rộng rãi và thường kết hợp với các phương pháp khác.

Một phần của tài liệu Trọn bộ kiến thức về thương mại quốc tế, bài tập và vấn đáp (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w