CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.2 Mô hình, biến và các giả thiết nghiên cứu:
3.2.2 Định nghĩa biến
Q - Tobin’s Q, đo lường cơ hội tăng trưởng của công ty, không bị hạn chế bởi
những chuẩn mực, phương pháp kế tốn khác nhau. Cơng thức tính như sau:
James Tobin, người đã từng đạt giải Nobel Kinh tế năm 1981, đưa ra khái niệm Q cuối thập kỷ 60. Ý tưởng của Tobin là nếu thị trường (chứng khốn) đánh giá một cơng ty cao hơn giá trị vật lý (physical capital) của cơng ty đó (Q>1), tín hiệu thị trường cho rằng cơng ty này có triển vọng phát triển.
Biến Q đại lượng đo lường kết quả hoạt động kinh doanh, được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu Morck et al., (1988); Cho (1988); Hermalin & Weisbach (1988); McConnell & Servaes (1990); Loderer & Martin (1997) và Demsetz & Villalonga (2001)...
i t
LMSH– tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của nhà quản lý:
Theo khoản 13, điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2005 đề cập định nghĩa “người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định”.
Trong bài viết này, nhà quản lý được hiểu là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định. Biến MSH được sử dụng nhằm kiểm tra vấn đề người đại diện trong các công ty. Trong lý thuyết tài chính để giảm bớt căng thẳng về chi phí đại diện các cơng ty thường có xu hướng khuyến khích các nhà quản lý sở hữu cổ phần công ty, giảm sự tách biệt về quyền sở hữu và quyền kiểm soát.
Sở hữu quản lý là một thành phần của cơ cấu sở hữu, Himmelberg et al. (1999), Demsetz & Villalonga (2001), Alonso Bonis & Andres Alonso (2007), Jaafar & El- shawa (2009), Qin et al. (2012)...
LSH5 – tỷ lệ cổ phần của năm cổ đông lớn nhất:
Với mục đích đo lường mức độ tập trung sở hữu cổ phần của các công ty, tác giả sử dụng tỷ lệ cổ phần của năm cổ đông lớn nhất. Và được tính bằng cách tổng cộng tỷ lệ cổ phần của năm cổ đông lớn nhất như sau:
Là thành phần của cơ cấu sở hữu, được dùng trong các nghiên cứu Demsetz & Lehn (1985), Agrawal & Knoeber (1996), Welch (2003), Kaserer and Moldenhauer (2007), Wellalage & Locke (2007), Isik & Soykan (2013)...
Cơ cấu sở hữu được đo lường bởi 2 biến MSH và SH5. Tuy nhiên, dữ liệu của 2 biến có phân phối lệch, do vậy chuẩn hóa dữ liệu bài nghiên cứu được thực hiện bằng cách lấy log bằng công thức LMSH=log(MSH/(100-MSH) và LSH5=log(SH5/(100-SH5). LMSH và LSH5 được sử dụng xuyên suốt trong bài nghiên cứu (Demsetz & Villalonga, 2001).
SE_S – tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu & GAE_S – tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu:
Trong nghiên cứu của Demsetz & Villalonga (2001) sử dụng tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu và chi phí nghiên cứu đầu tư phát triển để đo lường để mức độ mà các công ty đầu tư vào tài sản vơ hình. Tuy nhiên, trong thực tế Việt Nam thì 2 biến trên khó phản ánh chính xác được mục tiêu vừa nêu.
Bài viết sử dụng tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu và tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu để thay thế. Đây là khoản mục chi phí tổng thể có bao gồm chi phí quảng cáo và đầu tư, phát triển. Han & Song (2013) sử dụng biến S&GA ratio (tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu) để đo lường vấn đề người đại diện. Đây là một trong những hạn chế của đề tài.
FIX_S – tỷ lệ tài sản cố định trên doanh thu (suất hao phí của tài sản cố định):
Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết được trong kỳ phân tích cơng ty muốn có 1 đồng doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng tài sản cố định bình quân. Đây cũng là căn cứ của công ty để đưa ra các quyết định đầu tư tài sản cố định cho phù hợp, cơng thức tính như sau:
DEBT_A – tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản:
Chỉ số thể hiện mức rủi ro tài chính mà cơng ty phải gánh chịu, đồng thời thể hiện mức độ khai thác địn bẩy tài chính của cơng ty. Cơng thức tính như sau:
Do lợi ích từ tấm chắn thuế việc gia tăng sử dụng vốn nợ gia tăng giá trị công ty. Tuy nhiên, cần xác định tỷ lệ hợp lý để hạn chế rủi ro phá sản.
Bài nghiên cứu sử dụng biến nhằm mục đích kiểm sốt nhà quản trị trước việc tối đa hóa cơ hội đầu tư. Được sử dụng trong nhiều nghiên cứu Jensen, Solberg & Zorn (1992); Aivazian, Booth & Cleary (2003); Wei & Xiao (2009); Lam, Sami & Zhou (2012).
BETA – Hệ số rủi ro thị trường của cổ phiếu, rủi ro hệ thống:
Bài viết sử dụng hệ số Bêta đo lường mức độ biến động của một chứng khoán trong tương quan với toàn bộ thị trường. Hệ số beta được đo lường đặc trưng bởi dữ liệu hàng tháng hoặc hàng quý trong 4 năm gần nhất hoặc lâu hơn. Hệ số Beta được sử dụng trong mơ hình định giá tài sản vốn (CAPM) để tính tốn tỷ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản dựa vào hệ số beta của nó và tỷ suất sinh lời trên thị trường. Cơng thức tính như sau:
ri : Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán rf : Lãi suất phi rủi ro
rm : Tỷ suất sinh lợi của thị trường β : Hệ số beta của chứng khoán
Hệ số β bằng 1, mức biến động của giá cổ phiếu này sẽ bằng với mức biến động của thị trường.
Hệ số β nhỏ hơn 1, mức độ biến động của giá cổ phiếu này thấp hơn mức biến động của thị trường.
Hệ số β lớn hơn 1: mức độ biến động giá của cổ phiếu này lớn hơn mức biến động của thị trường.
Hệ số beta là 1,2 nghĩa là với mỗi 1% thay đổi trên thị trường nói chung, thì cổ phiếu có xu hướng thay đổi 1,2% theo hướng tương tự.
FR – Hệ số rủi ro công ty hay rủi ro cụ thể, rủi ro phi hệ thống: là loại rủi ro chỉ
tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản, nghĩa là loại rủi ro này chỉ liên quan tới một công ty cụ thể nào đó. Chẳng hạn, sự bãi công của công nhân thuộc doanh nghiệp A, đơi khi nó cũng có ảnh hưởng chút ít đến một vài doanh nghiệp khác đang có một số hợp đồng mua bán với doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp khơng có liên quan tới doanh nghiệp A thì hồn tồn khơng bị tác động. Độ lệch chuẩn σ của hệ số rủi ro chứng khoán 3 năm trong giai đoạn 2007 -2013 được sử dụng để đo lường, cơng thức tính như sau:
o : Độ lệch chuẩn của hệ số rủi ro chứng khoán βt : Hệ số beta của chứng khoán năm t
β ̅ : Giá trị beta bình quân N năm N : Số năm tính rủi ro
CR4 – Tỷ lệ tập trung ngành: Chỉ số quan trọng để đánh giá thực trạng cạnh tranh ở một ngành cụ thể. Tybout (2000) lập luận rằng ở các nước đang phát triển, mức độ bảo hộ của các ngành sản xuất là tương đối cao. Các ngành này cũng là đối tượng được điều tiết chặt chẽ, biện pháp được cho là ưu ái các doanh nghiệp lớn. Tuấn Bùi (2010) đưa ra nhận xét kết quả kinh doanh không tốt của các nhà sản xuất trong các ngành này khơng phải là khơng thể giải thích được. Một số lý do có thể kể đến là: (i) các doanh nghiệp kém hiệu quả được phép tồn tại, do đó dẫn tới mức độ phân tán cao về năng suất giữa các doanh nghiệp; (ii) một số ít các nhà độc quyền nhóm có thể tận dụng sức mạnh độc quyền trên các thị trường sản phẩm; và (iii) một số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ khơng thấy hoặc khó có động lực để tăng trưởng, do đó không đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Theo mục c khoản 2 điều 11, quy định doanh nghiệp nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị thường thì bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị thường liên quan sẽ thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
CN, BDS, TM: biến giả để xem xét tác động của từng ngành (lần lượt là Công nghiệp, Bất động sản, Thương mại) và được sử dụng trong một vài hồi quy.