- Một số nhà giáo dục tiêu biểu:
c) Tư tưởng giáo dục của Jean Jacques Rousseau (J.J RuXô 1712-1778)
1.2.2. Giáo dục tư bản chủ nghĩa (1789 đến đầu TK XX) Đặc điểm giáo dục chủ nghĩa tư bản (từ 1789 đến 1917):
- Đặc điểm giáo dục chủ nghĩa tư bản (từ 1789 đến 1917):
Tư tưởng tiến bộ xã hội đều hướng vào việc đấu tranh với nhà nước tư sản vì một nền giáo dục tiến bộ như cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã đề ra.
- Giáo dục là nhu cầu chính đáng của mọi người lao động, nên xu thế chung là đấu tranh cho một nền giáo dục bình đẳng: giữa nam và nữ; giữa giàu và nghèo.
- Đòi nhà nước phải mở đường cho trẻ em học với một nền giáo dục miễn phí, bắt buộc và khơng phụ thuộc vào tơn giáo. Vai trị của thầy giáo được đề cao, lí luận sư phạm được coi trọng, khoa học sư phạm đưoc chính thức đặt ra và đòi hỏi phải được coi trọng. Nội dung giáo dục con người về nhiều mặt: Đức dục, trí dục, thể dục… Đó là những phẩm chất và năng lực cần có cho người lao động ở thời kỳ sản xuất công nghiệp phát triển.
- Nhân cách của trẻ em được tôn trọng và trở thành một vấn đề quan tâm lớn của các nhà sư phạm.
Song, trong thực tiễn, những xu hướng và tư tưởng giáo dục tiến bộ trên đây chỉ từng bước được thực hiện và nhìn chung đã trở thành mục tiêu đấu tranh của lực lượng tiến bộ xã hội cho một nền giáo dục tiến bộ ở các nước tư bản chủ nghĩa, cùng với việc đấu tranh để giải phóng cho người lao động trong xã hội cơng nghiệp phát triển thế kỉ XIX.
- Một số nhà giáo dục tiêu biểu:
Giáo dục tư bản chủ nghĩa ở thời kì này đã phản ánh trong quan điểm của 3 nhà giáo dục tiêu biểu trong thế kỉ XIX, đó là:
1. Pestalozzi (Johann Heinrich Pestalozzi - Pétxtalôdi 1746 - 1827) - người cha của mọi trẻ em.
2. Đixtecvec (A.F. Đixtécvéc (1790 1866) - ông thầy của các ông thầy Đức. 3. Ushinski (Konstantin Dmitrievich Ushinski - Usinxki 1824 - 1870) - ông thầy của các ông thầy Nga.
Ở đây chỉ xin nêu một trong ba nhà giáo dục lớn bên trên:
* Pestalozzi (1746 - 1827)
a) Cuộc đời và hoạt động giáo dục của Pestalozzi
Johann Heinrich Pestalozzi sinh ngày 21 tháng 01 năm 1746 tại Duyrich - Thụy Sĩ trong một gia đình bác sĩ. Ơng mồ côi cha từ 5 tuổi và ông lớn lên trong sự chăm
sóc yêu thương của mẹ và bà quản gia thân thiết. Đó chính là cái nơi ban đầu tạo nên một thầy giáo tương lai tràn đầy niềm thương yêu đối với trẻ em, đối với con người. Vào trung học, được tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học lớn nhất là những tác phẩm của J.J. Ruxô và các văn sĩ Pháp trong nhóm triết gia khai sáng Pháp thế kỉ XVIII (như "Bách khoa toàn thư", "Khế ước xã hội", "Emin hay vấn đề giáo dục"...). Chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và thế giới quan của các tác phẩm văn học trên đây đã tác động mạnh mẽ đến Pétxtalơdi và là cơ sở để hình thành ở ơng nhiều tư tưởng tiến bộ và nhiều cách giải quyết các vấn đề xã hội sau này.
Đối với ơng, lịng nhân ái sâu sắc và thế giới quan của nhóm triết gia khai sáng Pháp thế kỉ XVIII đã giúp ơng định hướng một hoạt động xã hội có định hướng suốt đời ơng, đó là: cải tạo xã hội bằng cách cải tạo những trẻ em con nhà nghèo bằng con đường giáo dục và trả lại cho trẻ em con nhà nghèo (nhất là con mồ côi) quyền được học hành. Suốt cuộc đời của ông dành cho cuộc thử nghiệm giáo dục trẻ em con nhà nghèo và trẻ mồ côi. Năm 1769 Pestalozzi bỏ tiền túi để dựng ra một trang trại có tên là "Trại mới", nhằm thu hút trẻ em con nhà nghèo vào để giáo dục. Ở đây giáo dục được thực hiện theo phương thức vừa giáo dục vừa lao động…
b) Những luận điểm giáo dục của Pestalozzi
- Bàn về mục đích giáo dục Pestalozzi cho rằng mục đích giáo dục là làm phát triển mọi tiềm năng tự nhiên ở con người, một sự phát triển toàn diện và cân đối để tiêu diệt tận gốc rễ mọi sự nghèo khổ của nhân dân. Quan điểm này xuất phát từ lòng nhân ái sâu sắc, từ tấm lịng từ thiện của ơng đối với người lao động và trẻ em của họ, ơng nói: "Lịng tơi cố gắng đạt tới mục đích cao là tiêu diệt tận gốc rễ sự nghèo khổ của nhân dân mà tôi gặp phải".
Pestalozzi xuất phát từ đặc điểm cá nhân của trẻ em, ông rằng: thầy giáo không được đàn áp, đè nén sự phát triển tự nhiên của thanh thiếu niên như đang diễn ra trong trường học đương thời. Để thực hiện mục tiêu này, theo ơng thì thầy giáo phải thường xuyên quán triệt nguyên tắc "Giáo dục phải phù hợp với tự nhiên". Anh hưởng lớn quan điểm giáo dục tự nhiên của J.J. Rousseau mà ơng có cái nhìn đầy đủ và tồn diện hơn, ơng nói: "Nếu chỉ chờ đợi ở tự nhiên việc phát triển mọi tiềm năng ở con người mà thiếu sự giúp đỡ từ bên ngồi thì con người được giải phóng rất chậm chạp khỏi những thuộc tính của sinh vật". Như vậy, Pestalozzi muốn rằng con người cần phải can thiệp vào sự phát triển của trẻ như là sự định hướng vào đời cho trẻ trên cơ quy luật tự nhiên của trẻ. Phải chăng Pestalozzi đã thấy rõ vai trò của giáo dục trong việc giúp đỡ trẻ em vào đời, trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Pestalozzi rất coi trọng việc giáo dục trẻ từ tuổi thơ và việc làm này trước hết trao cho người mẹ. Người mẹ theo ơng khơng chỉ là người có cơng sinh nở mà có cơng dạy trẻ thành người - nhà giáo dục đầu tiên của trẻ em.
Giáo dục gia đình hết sức quan trọng mà sau này giáo dục nhà trường chỉ là sự tiếp nối của giáo dục gia đình. Chẳng thế ơng nói "Giờ nào sinh ra trẻ em thì giờ ấy bắt đầu sự nghiệp giáo dục trẻ". Và ông đã viết cả cuốn sách hướng dẫn các bà mẹ nuôi dạy con - cuốn Giéctoruýt dạy con như thế nào). Để đạt mục tiêu của giáo dục, theo ông phải xuất phát từ bản tính tự nhiên của trẻ mà khơng phải bằng cách bú mớm của
người đời, bằng nghệ thuật bên ngồi. Ơng nói rằng tình u đối với con người của trẻ được hình thành trên cơ sở phát triển những hành vi tốt đẹp của trẻ, xuất phát từ tình yêu con người thực sự (từ yêu bố mẹ, anh, em đến bạn bè và mọi người) chứ tuyệt nhiên khơng phải bằng cách thuyết lí là thế nào và tại sao lại thế. "Trí tuệ của trẻ cũng được phát triển trong quá trình hoạt động tư duy của cá nhân, chứ không phải lĩnh hội máy móc qua ý nghĩ của người khác. Sự phát triển thể chất của trẻ em là qua dạy con như thế nào (tiến trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, phải thường xuyên rèn luyện chứ khơng phải tự nhiên và muốn mà có được. Việc giáo dục thể chất là phải cần cù vào những quy luật phát triển của trẻ để người lớn, nhà trường, cha mẹ giúp trẻ phát triển đúng quy luật của nó.
Phải chăng đây là những tư tưởng giáo dục tiến bộ của Pétxtalơdi. Ơng nêu lên một tư tưởng lớn là muốn đạt được mục tiêu giáo dục nghĩa là phát triển tồn diện nhân cách trẻ khơng phải bằng sự áp đặt giáo dục mà phải là sự điều khiển quá trình phát triển trên cơ sở quy luật tự nhiên trong sự phát triển của trẻ em. Song, do hạn chế lịch sử nên Pestalozzi còn cho rằng, cần giáo dục theo địa chỉ mà thành phần xuất thân của trẻ chi phối. Chẳng hạn, con nơng dân thì sẽ học trở thành người làm nơng nghiệp. Cịn cơng nhân học để trở thành người thợ, cịn con tầng lớn trí thức q tộc thì học để trở thành người điều hành xã hội.
Pestalozzi đánh giá rất cao vai trò của giáo dục; giáo dục cần thiết cho mọi người trong xã hội với mục đích là phát triển tồn diện, cân đối con người để tạo nên những người cơng dân có ích cho xã hội.
- Về nội dung giáo dục: Để tạo nên mẫu người mà giáo dục (nhà trường và xā hội) đem lại, Pestalozzi cho rằng cần tiến hành trên những nội dung giáo dục nhiều mặt sau đây:
+ Đức dục, ông cho rằng nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là giáo dục đạo đức.
(đức dục) cho trẻ em dựa trên cơ sở chung nhất là tình yêu với con người. Theo Pestalozzi thì việc giáo dục lòng yêu con người là quan trọng bậc nhất của đức dục; việc này bắt đầu từ tuổi thơ. Nhà giáo dục phải biết tổ chức, hướng dẫn mối quan hệ xã hội ấy trên cơ sở tình u đối với tồn nhân loại. Theo ơng, lịng tự trọng, tính kiềm chế và hành động ý chí là những phẩm chất đạo đức quan trọng. Phải giáo dục cho học sinh bằng cách rèn luyện chứ không được bằng cách cho trẻ nghe những bài triết lí về đạo đức. Pestalozzi ln có niềm tin vào thượng đế mặc dù ông phê phán gay gắt nhà thờ và giới tăng lữ đương thời. Trong "Lêôna và Giéctoruýt" ông viết: "Hỡi kẻ lừa bịp, từ khi có thế giới đến nay, mi đã lạm dụng lòng tin Thượng Đế để khiến người ta phải phục tùng, sùng bái một cách ngu xuẩn... mi trói buộc người ta trong thời gian cầu khẩn... mi phất ngọn cờ sát nhân như phất ngọn cờ của tình u". Ơng phê phán giáo hội và tăng lữ như vậy nhưng ông lại thừa nhận cho phép tơn giáo có chỗ đứng trong nhà trường và giáo lí là nội dung của việc giáo dục đạo đức. Ông cho rằng nếu con người có niềm tin vào Thượng Đế thì họ sẽ u mến mọi người, ơng viết: "Thượng đế có ở nơi mà con người có được lịng u thương lẫn nhau". Giáo dục tôn giáo và giáo dục một tình yêu chung chung là hạn chế cơ bản nhất trong lí luận về giáo dục đạo đức của Pestalozzi.
+ Trí dục, Pestalozzi xây dựng lí luận dạy hoc xuất phát từ quan niệm về nhận
thức cho rằng: quá trình nhận thức bất đầu từ tri giác cảm tính, vì vậy ơng cho rằng quá trình dạy học phải dựa vào sự quan sát, vào kinh nghiệm để đi đến khái quát hóa và rút ra kết luận. Ơng đánh giá rất cao vai trị của cảm giác, tri giác trong q trình nhận thức. Ơng nói: "Từ biểu tượng lộn xộn đến xác định, từ xác định đến rõ ràng, từ rõ rằng đến tuyệt đối rõ nét như một chân lí". Theo ơng, dạy học trước hết phải giúp cho trẻ em tích lũy được vốn tri thức dựa trên cơ sở kinh nghiệm cảm tính. Sau đó, phát triển những năng lực trí tuệ như ơng nói: "Phát triển năng lực trí tuệ chứ khơng phải là chỉ làm giàu trí óc bằng biểu tượng". Như vậy, theo Pestalozzi thì nhiệm vụ của dạy học là vừa trau dồi tri thức cho trẻ em, vừa làm phát triển trí tuệ cho trẻ. Đây là hai nhiệm vụ cơ bản của dạy học của ơng. Ơng tiến hành một hệ thống các bài luyện tập nhằm phát triển năng lực trí tuệ và khả năng tiềm tàng của mỗi cá nhân. Ơng cịn cho rằng, mỗi sự vật bao gồm 3 yêu tố là: - Số mục - Hình dáng - Danh hiệu
Vì vậy, trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh nắm được 3 yếu tố trên. Để nắm được hình dáng phải cho trẻ đo đạc, quan sát; nắm số mục bằng cách tính tốn và nắm được danh hiệu bằng cách phát triển ngôn ngữ. Như vậy theo ông, việc giảng dạy cho trẻ em ở tiểu học trước hết là phải dạy kĩ năng do đạc, tính tốn, quan sát và phát triển ngôn ngữ.
Với quan điểm này, Pestalozzi đã thay đổi nội dung dạy học của trường tiểu học đương thời bằng cách đưa vào chương trình những mơn học sau đây: đọc, viết, số học, hình học, đo đạc, vẽ, hát, thể dục, địa lí, lịch sử, khoa học thường thức. Rõ ràng qua nội dung dạy học trên đây, ông muốn được thực hiện ý định làm cho trí tuệ của trẻ được mở rộng, nhằm phát triển mọi khả năng và năng lực tiềm tàng của trẻ.
Pestalozzi rất coi trọng các nguyên tắc dạy học, một trong những nguyên tắc vô cùng quan trong của dạy học là "Dạy hoc trực quan". Ngoài nguyên tắc trực quan, ơng cịn rất coi trọng ngun tắc "Hệ thống hóa tri thức". Ơng cho rằng, khơng dạy cho trẻ em những gì mà trước đó trẻ chưa đuợc chuẩn bị tri thức để tiếp thu vấn đề sau. Một nhiệm vụ quan trọng là qua việc dạy học mà rèn luyện kĩ năng tư duy và phát triển kĩ năng thực hành cho trẻ. Pestalozzi yêu cầu thầy giáo phải giúp trẻ rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Ông cho rằng, khả năng thực hiện những điều mà trái tim và khối óc địi hỏi phần lớn tùy thuộc vào kĩ năng hành động của con người. Những kĩ năng ấy được hình thành là nhờ hệ thống các bài luyện tập theo các mức độ khó tăng dần.
Để thực hiện được nhiệm vụ trí dục trên, Pestalozzi cho rằng không thể thiếu được thầy giáo. Theo ơng, thầy giáo khơng chỉ là người có học vấn, có giáo dục mà phải biết và làm được việc giáo dục người khác. Muốn vậy, thầy giáo phải hết lòng thương yêu trẻ em, coi mình như cha mẹ trẻ em, và phải thừa nhận rằng toàn bộ sự phát triển của trẻ là tùy thuộc vào ông thầy (cái gọi là thầy giáo là người quyết định chất lượng giáo dục và trẻ em là chủ thể của nhận thức - quan điểm hiện nay). Thầy giáo chỉ có thể thành công trong công tác giáo dục nếu biết tiến hành công tác giáo dục dựa trên đặc điểm phát triển tâm, sinh lí của trẻ. Vì thế, tri thức về con người và về việc giáo dục trẻ là điều không thể thiếu được đối với thầy giáo.
+ Thể dục, ông coi giáo dục thể chất (thể dục) là một trong những trung tâm hệ
thống giáo dục của ơng. Mục đích của thể dục là làm phát triển và củng cố thể lực của trẻ em. Cơ sở khoa học của nội dung giáo dục này là dựa vào khuynh hướng vận động của trẻ chơi đùa, chạy nhảy, hiếu động v.v... vốn là năng động tự nhiên của trẻ. Vì vậy, phải tiến hành hoạt động thể dục là điều kiện giúp trẻ hoạt động hợp với tự nhiên và thơng qua đó mà hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Ông cũng cho rằng qua thể dục để người lớn tác động đến sự phát triển của trẻ em. Ơng khun rằng, người mẹ ni con phài thường xuyên quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ. Việc giáo dục thể chất cho trẻ em phải được tiến hành bằng cách thực hiện những hoạt động đơn giản nhất mà trẻ em thực hiện trong đời sống hàng ngày, lúc trẻ vận động, đi lại, ăn uống và sinh hoạt. Theo Pestalozzi thì việc rèn luyện thân thể cho trẻ em được tiến hành thường xuyên chẳng những làm phát triển thể chất cho trẻ mà còn phát triển nhân cách và một bước quan trọng để chuẩn bị cho trẻ vào cuộc sống lao động, hình thành kĩ năng lao động cần thiết sau này. Ơng đánh giá cao ý nghĩa các bài tập quân sự, các trò chơi, các bài học về tác chiến quân sự trong việc giáo dục thể chất cho trẻ em. Theo ông, thể dục khơng được tách rời đức dục và trí dục. Do ảnh hưởng quan điểm này của Pestalozzi nên trường học đương thời ở Thụy Sĩ nhất là trường Đại học rất coi trọng việc rèn luyện quân sự phối hợp với các hoạt động thể dục, thể thao và các chuyến hành quân du lịch, tham quan...
+ Giáo dục lao động, cùng với đức dục, trí dục và thể dục, lao động và giáo dục
lao động là một bộ phận trở thành khơng thể thiếu được trong lí luận giáo dục của Pestalozzi. Ý đó kết hợp giáo dục với lao động sản xuất là một trong những luận điểm quan trọng nhất (cốt lõi) trong lí luận giáo dục và thực tiễn giáo dục của ông. Pétxtalôdi đánh giá rất cao vai trò của lao động trong việc hình thành nhân cách trẻ