- Một số nhà giáo dục tiêu biểu:
c) Nền giáo dục thực nghiệm
Trước các thành tựu to lớn đạt được của khoa học và công nghệ thế kỉ XIX, nhiều nhà giáo dục phương Tây đã tôn sùng các phương pháp của khoa học tự nhiên đi đến cho tổ chức thực nghiệm giáo dục trong phịng thí nghiệm để rồi định hướng cho giáo dục xã hội.
Một xu thế mới của giáo dục xuất hiện trong hoàn cảnh ấy gọi là "Nền giáo dục thực nghiệm". Nhiệm vụ đặt ra cho nền giáo dục này là nghiên cứu trẻ em bằng phương pháp thực nghiệm trong phịng thí nghiệm sau đó đưa ra lí thuyết giáo dục và áp dụng vào thực tiễn. Các nhà giáo dục thực nghiệm cho rằng, phương pháp nghiên cứu của họ là khoa học, là khách quan, là phi chính trị, là siêu giai cấp.
Mátycdra đặc thù và phổ biến nhất được các nhà giáo duc thực nghiệm thường dùng là "test" - trắc nghiệm. Nhà giáo dục thực nghiệm nổi tiếng cuối thể kỉ XIX, người khởi thảo cho phương pháp giáo dục này là nhà giáo dục Pháp Binê (Alfred Binet 1857 - 1911). Dùng phương pháp trắc nghiệm (test) chỉ trong vịng ít thời gian thơng qua việc trị chuyện, quan sát hoặc cho trẻ làm một số thao tác chân tay hoặc trí tuệ mà nhà nghiên cứu có thể suy đốn về thiên tính, trình độ phát triển về lĩnh vực nào đó của trẻ em. Trong khi trắc nghiệm, người ta khơng cấn để ý đến hồn cảnh lịch sử cụ thể của nghiệm thể (học sinh), điều kiện thực nghiệm, hoàn cảnh sống, xuất xứ của trẻ mà chỉ càn cứ vào biểu điểm chung áp dụng cho mọi trẻ em làm trắc nghiệm mà kết quả thu được để dự đốn trình độ phát triển và thiên tính, thậm chí vận mệnh của trẻ em sau này. Kết quả là qua trắc nghiệm thấy phần lớn con nhà giàu thì học giỏi, có xu hướng lao động trí óc, cịn ngược lại con nhà "nghèo thì học kém, chỉ có khuynh hướng lao động chân tay. Các học giả tư sản lấy kết quả trắc nghiệm này để phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản thời kì đế quốc chủ nghĩa, để biện hộ cho hàng loạt các vấn đề đặt ra trong xã hội. Vì thế khơng lâu "Nền giáo dục thực nghiệm" của Binê đã lan nhanh chóng sang các nước Âu thậm chí cịn ảnh hưởng cả đến nền giáo dục Xô Viết đầu thế kỉ XX trong cái gọi là "Thuyết nhi đồng học" (Pedalogie).
Bằng phương pháp "test" có vẻ khách quan khoa học, các nhà Nhi đồng học cho rằng đạo đức, nhân cách của trẻ em cũng mang tính di truyền. Vì thế, con nhà giàu sẽ có tâm hồn lành mạnh, trí tuệ phát triển mở mang, sẽ tiếp tục giữ vị trí làm thầy thiên hạ như cha ơng họ. Còn con em người lao động vĩnh viễn chỉ là những kẻ ốm yếu, cịi cọc về trí tuệ, nên sinh ra chỉ với thân phận nguời lao động chân tay. Sự thực hiển nhiên là, chúng ta khơng phủ nhận mặt tích cực khách quan của phương pháp "trắc nghiệm" song nếu chỉ dừng ở "test" đơn lẻ biệt lập với các phương pháp khác thi lại là cực đoan và là sai lầm.
Dù cho khách quan đến đâu, hiện đại đến đâu như mặt tích cực của phương pháp "test" mà sử dụng đơn độc cũng chỉ đi đến kết luận thiếu khách quan. Tính hạn chế của phương pháp này đã dẫn đến sự hiểu biết con người thiếu đầy đủ đã dẫn đến những kết luận thiếu khách quan, nhằm phục vụ cho ý đồ chủ quan của mỗi người. Vì thế cắt nghĩa tại sao phương pháp này được sử dụng rộng rãi và đã một thời trở thành mốt nghiên cứu trẻ em ở Âu - Mĩ. Ngày nay khoa học giáo dục hiện đại đã và đang tiếp tục sử dụng "test" như một phương pháp khách quan để nghiên cứu trẻ em song khơng coi nó là phương pháp duy nhất mà được sử dụng phối hợp với các phương pháp khác trong một chỉnh thể nghiên cứu trẻ em.