- Một số nhà giáo dục tiêu biểu:
d) Nền giáo dục thực dụng (Pragmatisme)
Những năm 90 của thế kỉ XIX ở Mĩ xuất hiện một trào lưu triết học tư sản hiện đại, sau đó lan truyền rất mạnh sang các nước khác ở Âu - Mĩ. Triết học ấy gọi là "Triết học thực dụng".
Luận điểm cơ bản của triết học thực dụng là phủ nhận chân lí khách quan của triết học Mác. Các nhà thực dụng chủ nghĩa cho rằng khơng có cái gì là chân lí khách quan, chỉ những cái gì có thể đem lại lợi ích hay tai hại cho chúng ta thì mới là tơn tại, mới là chân lí. Thực chất của nó là cổ vũ cho chủ nghĩa cá nhân mỗi người chạy theo mọi lợi ích riêng của mình, khơng ai được xem xét, phê phán.
Người có ảnh hưởng lớn đến triết học thực dụng ở Âu - Mĩ, và khơng chỉ là triết gia lí thuyết mà cịn là triết gia thực hiện trên lĩnh vực giáo dục dó là John Dewey. Người được thế giới phương Tây ca ngợi như là "Khơng có một triết gia nào mà ở Mĩ được người ta ca tụng và để cao hơn là Dewey".
John Dewey (1859 - 1952), ông là một triết gia nổi tiếng của chủ nghĩa thực dụng Mĩ - nhà xã hội học, giáo dục học Mĩ có nhiều ảnh hưởng đương thời. Ông là giáo sư ở Trường đại học Côlômbia (New York) và tuyên truyền một triết học mới trong lĩnh vực giáo dục đó là chủ nghĩa thực dụng.
Có thể tóm tát các luận diểm giáo dục của J.Dewey như sau:
- Giáo dục trí tuệ chỉ được coi là đúng đắn trong xã hội nếu chỉ có một thiểu số ít người được hưởng thụ. Đó là những người có năng lực, có xu hướng hoạt động trí tuệ.
- Con nhà lao động chỉ có khuynh hướng, xu thế hoạt động thực tiễn nên một hệ thống mới được áp dụng cho đồng đảo các trường phổ thông phải phát triển mọi tiềm năng về hoạt động thực tiễn.
- Xu hướng và tiềm năng của người công nhân là "làm một việc gì đấy" nên giáo dục có nhiêm vụ phải dạy cho họ biết "Làm như thế nào" để họ trở thành những người thợ lành nghề mà không cần phải biết "Tại sao phải làm như thế".
- Đối với con em nhân dân lao động khơng cần phải có một vốn tri thức sâu, rộng và hệ thống, mà chỉ cần gì học nấy, học để làm chứ không cần biết tại sao phải làm như vậy.
- Nhiệm vụ của nhà trường theo ông là phải bằng cách dạy học và giáo dục để làm giảm bớt những mâu thuẫn giai cấp một cách trực tiếp.
Ông cho rằng năng lực bẩm sinh đặc điểm riêng của nhân cách có ý nghĩa tuyệt đối đến việc đào tạo cá nhân và lựa chọn nghề nghiệp của họ. Theo J. Dewey thì giáo dục là phải dựa vào di truyền, phải xuất phát từ hứng thú và kinh nghiệm thực tế của trẻ em. Giáo dục chỉ là sự phát triển những kinh nghiệm vốn có của trẻ em. Như vậy thì J. Dewey đã tuyệt đối hóa tác dụng của "Nhân tố sinh học" trong việc hình thành cá nhân và phủ nhận các nhân tố khác, nhất là nhân tố giáo dục.
- J. Dewey đưa ra một lí lẽ rằng, một nền giáo dục tiến bộ là làm cho trẻ em hiểu biết lí luận ít chừng nào hay chừng ấy. Ơng đề ra khẩu hiệu "Giáo dục bằng việc làm" là phương thức thực hiện của nhà trường tiến bộ, điều đó có nghĩa là thay cho việc tiếp thu những tri thức của nhân loại bằng việc nắm vững những thói quen thực tiễn. Theo ơng, cần phải cho trẻ lao động với các hình thức đa dạng của cuộc sống và được tiến hành ở mọi nơi như ở vườn trường, xưởng trường, dưới nhà bếp, ngồi cơng xưởng và được trang bị bằng những công cụ lao động với các phương tiện hiện đại.
Tóm lại, lí luận giáo dục thực dụng của J. Dewey nhằm phục vụ tích cực cho chính sách bóc lột của chủ nghĩa đế quốc và dung hòa mẫu thuần gay gắt giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa xã hội, giữa đế quốc với thuộc địa, giữa cách mạng với phản cách mạng.
1.3.3. Giáo dục trên thế giới giữa thế kỷ XX đến nay
a) Tư tuởng giáo dục của C. Marx (1818- 1883) và F. Engels (1820-1895)
Khoa học giáo dục XHCN được soi sáng bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử do Marx và Engels sáng lập ra. Đóng góp lớn lao nhất của Marx về mặt giáo dục là phát hiện ra bản chất xã hội của con người, đó chính là qui luật phát triển nhân cách con người trong đời sống xã hội "Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Đồng thời Marx còn vạch ra những quy luật của quá trình nhận thức thế giới khách quan của con người và đã tạo sự hồn thiện khi đánh giá vị trí con người trong tiến trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Marx đã đề ra lý thuyết hoạt động làm cơ sở khoa học cho việc phân tích và xây dựng cấu trúc của hệ thống giáo dục.
Theo Marx bất cứ hoạt động nào cũng có mục đích, phương tiện và kết quả. Do đó q trình giáo dục cũng phải có các thành phần: mục đích, phương tiện và kết quả. Mục đích giáo dục được qui định bởi các yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và phát triển cá nhân, biểu hiện ở những yêu cầu về phẩm chất và nặng lực cần xây dựng cho con người và được chủ thể giáo dục và đối tượng nhận thức như là mục đích hoạt động của họ. Về mục tiêu giáo dục, Marx và Engels ủng hộ triệt để tư tưởng phát triển tồn diện nhân cách, chứng minh tính tất yếu và nêu lên con đường thực hiện nó trong thực tiễn. Con người phát triển toàn diện theo Marx và Engels, là người phát triển đầy đủ tối đa năng lực sẵn có về tất cả mọi mặt trí tuệ thể chất, tình cảm, nhận thức, năng lực, óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra xung quanh. Đồng thời, có thể sáng tạo ra cái mới theo khả năng của mình. Từ đó Marx và Engels vạch ra những nguyên tắc cơ bản để đào tạo, giáo dục con người như sự kết hợp hài hòa giữa GD đạo đức, thể chất, trí tuệ và giáo dục
lao động. Đó là việc kết hợp lao động sản xuất và thực hiện giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động thực tiễn và hoạt động xã hội.
Quan điểm biện chứng chỉ ra rằng mục đích giáo dục và các thành tố cấu trúc của q trình giáo dục có liên quan chặt chẽ và qui định lẫn nhau. Mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các thành tố của quá trình giáo dục đã làm cho q trình đó vận hành. Nếu thiếu một thành tố, các thành tố còn lại sẽ khó hoạt động, ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. Trong những thành tố đó, mục đích giáo dục có vị trí cực kì quan trọng. Mục đích giáo dục qui định tính chất và nội dung của các thành tố khác. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa mục đích giáo dục với các thành tố khác của quá trình giáo dục là mối quan hệ hai chiều. Khi xác định mục đích giáo dục cần phải tính đến tình trạng của các thành tố như: nội dung, phương pháp, phương tiện…
Nội dung giáo dục là đối tượng hoạt động có tổ chức sư phạm của thầy và cũng là đối tượng của hoạt động chiếm lĩnh của trị. Đó là mục đích giáo dục đã được đối tượng hóa trong hoạt động sư phạm. Nội dung giáo dục có tác động trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của người học, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục đích giáo dục và hình thành kết quả giáo dục.
Mối liên hệ giữa mục đích- nội dung-kết quả trong quá trình giáo dục được thực hiện thông qua mối liên hệ giữa nội dung giáo dục và phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục. Phương pháp giáo dục là các con đường, các phương thức thực hiện mục đích giáo dục, là cách thức vận động của nội dung giáo dục cho phù hợp với qui luật phát triển tâm sinh lý của người học: nhằm làm cho người học chiếm lĩnh nội dung giáo dục một cách vững chắc, sâu sắc và nhanh chóng. Như vậy, phương pháp giáo dục chịu sự qui định của mục đích giáo dục một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nội dung. Đồng thời việc chuyển tải nội dung giáo dục đến người học và mục đích giáo dục đạt đến mức độ nào cũng tuỳ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp. Khi lựa chọn phương pháp giáo dục ngoài việc nắm vững mục đích, nhiệm vụ và nội dung giáo dục cũng phải hiểu rõ đặc điểm của người học, năng lực của giáo viên, điều kiện giáo dục... Khi tiến hành hoạt động giáo dục không nên chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp mà cần phối hợp nhiều phương pháp với nhau, trong đó có một phương pháp chủ đạo và các phương phúp khác hỗ trợ. Vấn đề phối hợp phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung giáo dục vì mỗi phương pháp thường chỉ giải quyết một nhiệm vụ, nội dung nào đó.
Tóm lại, quan điểm triết học duy vất biện chứng và lý thuyết hoạt động của Marx và Engels đã khẳng định quá trình giáo dục bao gồm những yếu tố hợp thành cơ bản và có mới quan hệ biện chứng với nhau như mục đích, nội dung, phương tiện (phương pháp, hình thức tổ chức) và kết quả. Chính sự kết hợp giữa các thành tố đó tạo nên sự vận hành của quá trình giáo dục.
b) Tư tưởng giáo dục của V.I. Lênin (1870 - 1924)
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng kiên cường của mình, V.I. Lênin đã phát triển toàn diện chủ nghĩa Mác trên mọi phương diện bao gồm triết học Mác Xit, kinh tế học Mác xít và chủ nghĩa xã hội khoa học. Những tư tưởng và quan điểm của Người
là kim chỉ nam trong hành dộng của Đảng cộng sản và các nhà hoạt động xã hội trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục.
Khi nghiên cứu tử tưởng giáo dục của Lênin, chúng ta có thể khai thác trong hàng loạt tác phẩm lớn, nhưng tập trung hơn cả là những cơng trình của ơng sau Cách mạng tháng Mười bởi lẽ ông đã lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản lần đầu tiên thành công trong lịch sử và là lãnh tụ thiên tài chỉ đạo toàn diện xây dựng nhà nước vơ sản đầu tiên trên thế giới. Trong q trình chỉ đạo thành lập nhà nước Xô Viết, Lênin bao giờ cũng coi tư tưởng, văn hoá giáo dục là một bộ phận trong toàn bộ cuộc đấu tranh nhằm xây dựng xā hội mới. Văn hố - giáo dục có quan hệ khăng khít với chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào, Người cũng quan tâm tới giáo dục và hết sức nhạy bén trong việc xây dựng lý luận và chỉ đạo thực hiện xây dựng nhà trường Xô Viết.
Lênin là người quan tâm thường xun tới nhà trường Xơ Viết vì đó là một bộ phận chủ yếu góp phần đào tạo giáo dục con người XHCN. Người nhấn mạnh: Nhà trừờng có nhiệm vụ vũ trang cho thanh niên những tri thức thực sự khoa học về tự nhiên và xã hội, rèn luyện cho họ một thế giới quan duy vật, hình thành ở họ những quan điểm và niềm tin cộng sản chủ nghĩa, những phẩm chất đạo đức cao cả của giai cấp công nhân.
Nhà trường Xô Viết ngay từ sau cách mạng tháng mười đã từng bước thực hiện chỉ thị của Lênin: "xóa bỏ sự phân cơng lao động giữa con người với nhau, người ta sẽ giáo dục, huấn luyện và đào tạo những con người phát triển về mọi mặt, được chuẩn bị về mọi mặt và biết làm mọi việc. Đó là đích của chủ nghĩa cộng sản đang đi tới, phải đi tới và sẽ đạt tới, nhưng chỉ đạt tới sau bao năm lâu dài nữa".
Quan điểm của Lênin và sự phát triển tư tưởng của Mác về con người phát triển toàn diện. Nếu như Mác đã đề cập sâu sắc tới tính tất yếu của con người phát triển tồn diện trong xã hội tương lai, phác thảo những yêu cầu, chỉ ra những phẩm chất, năng lực chủ yếu của con người trong tương lai, thì V.I. Lênin đã chỉ ra quá trình đào tạo con người lý tưởng chúng ta sẽ đào tạo, Lênin nêu ra mẫu người toàn diện cho từng thời kỳ xuất phát từ yêu cầu thực tế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo quan điểm của Lênin, con người tồn diện ấy khơng phải từ trên trời rơi xuống mà đó là sản phẩm của tồn bộ q trình tác đơng xã hội, giáo dục của nhà trường, gia đình đồn thể và tự rèn luyện của thế hệ trẻ. Để đào tạo con người phát triển toàn diện, theo quan diểm của Mác, cần quan tâm đặc biệt tới giáo dục, trí tuệ, giáo dục thể chất, thẩm mĩ, tổ chức giáo dục lao động và giáo dục đạo đức, trong đó giáo dục trí tuệ là yếu tố chủ yếu nhất nhằm nâng cao năng xuất lao động xã hội, Lênin nói: "Học nữa, học mãi". Nhưng theo quan điểm của Lênin lại coi giáo dục đạo đức cộng sản là nội dung quan trọng nhất trong nhà trường Xô Viết. Tất nhiên, Lênin không coi nhẹ các mặt giáo dục khác như trí tuệ, thể dục, lao động, mĩ dục…
c) Tư tưởng giáo dục của A.S. Makarenko (Anton Semionnovic Makarenko 1888-1939)
Ơng là nhà giáo dục Xơ viết nói tiếng, người Ucraina, suốt đời theo đuổi mục đích lớn "con người chỉ có một chun mơn, một chun mơn độc nhất, là trở nên cao
q, trở nên một con người chân chính". Đó là mục đích sống của một đời người, đồng thời là mục đích giáo dục của mỗi nhà giáo dục đối với học trị mình. Tư tưởng lớn nhất của Makarenko về giáo dục là lịng tin khơng gì lay chuyển nổi ở bản chất tốt đẹp của con người, là “chủ nghĩa nhân đạo Makarenko”. Bằng tư tưởng này, Makarenko đã để lại cho đời một quan điểm nhân đạo đầy lạc quan, một "giả thuyết lạc quan" về con người ngay trong những hoàn cảnh bi quan. Makarenko từng nói "Tơi khơng nghĩ rằng có những người bản chất hư hỏng. Chỉ cần đặt họ sống trong những điều kiện của cuộc sống bình thường, địi hỏi họ những yêu cầu nghiêm túc nhất định, tạo cho họ những điều kiện, để hồn thành những u cầu đó, thì những con người đó sẽ trở thành bình thường như những người bình thường khác về mọi mặt". Vì vậy, bao giờ cũng "phải chiếu cái tối nhất của con người ra phía trước", đó là nhiệm vụ của nhà giáo dục.
Như vậy, theo Makarenko việc làm đầu tiên của GD là "đem lại niềm vui cho con người bằng cách thức tỉnh ý thức của người đó, làm cho họ có một thái độ đúng đắn hơn trong việc tổ chức đời sống của mình". Nghĩa là phải làm cho họ sung sướng, dìu dắt con người đến những viễn cảnh tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó nguyên tắc GD bằng hệ thống viễn cảnh để mang lại niềm tin và niềm vui cho người học, Makarenko còn đưa ra 2 nguyên tắc lớn: GD bằng lao động và GD trong tập thể. Ơng cịn xác định tổ chức hệ thống các mối quan hệ của HS là đối tượng chấn chỉnh của GD.
d) Tư tưởng giáo duc của V.A. Xukhomlinxki (1918- 1970)
Nói đến Xukhomlinxki là nói đến tác phẩm "Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ". Ơng đã từng viết: "Nếu có ai hỏi cái gì là chủ yếu trong cuộc đời tơi, tơi khơng lưỡng lự mà trả lời rằng, đó là lịng u thương trẻ". Do u thương trẻ mà Xukhomlinxki ln tìm cách giúp cho trẻ “nên người". Để trẻ nên người, trước hết phải giúp trẻ sẵn sàng nhập cuộc, sẵn sàng hưởng ứng những tác động giáo dục của người lớn. Muốn vậy người lớn phải chú ý các mặt sau đây:
- Niêm vui, niềm hạnh phúc, lạc quan yêu đời làm cho trẻ sẵn sàng nhập cuộc.