- Một số nhà giáo dục tiêu biểu:
c) Tư tưởng giáo dục của Jean Jacques Rousseau (J.J RuXô 1712-1778)
1.3.2. Giáo dục thời kì đế quốc chủ nghĩa ở Tây Âu (Cuối XIX giữa XX) Một số hình thức mới của nền giáo dục tư bản thời kì đế quốc chủ nghĩa ở
- Một số hình thức mới của nền giáo dục tư bản thời kì đế quốc chủ nghĩa ở Âu – Mĩ: Thời kì này hết sức đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau nhưng chung mục
đích là:
Chuẩn bị cho trẻ em của giai cấp tư sản có đủ năng lực để quản lí nhà nước và quản lí nền kinh tế - sản xuất hiện đại.
- Do đòi hỏi của nền sản" xuất công nghiệp phát triển buộc giáo dục tư sản lúc này phải chuẩn bị cho người lao động vốn tri thức và kĩ năng tối thiểu để có thể trở thành người lao động làm thuê nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho chủ. Sau đây là vài hình thức tiêu biểu của nền giáo dục tư sản thời kì đế quốc chủ nghĩa ở Âu - Mĩ.
a) Nhà trường mới
Đây là loại trường ra đời vào cuối thế kỉ XIX, đầu tiên xuất hiện ở Anh vào năm l889 do bác sĩ Rétdi (Reddie) đề xướng, được áp dụng lần đầu ở Abbotshome, sau đó phát triển sang các nước khác ở châu Âu (Pháp, Mĩ, Bỉ, Thụy Sĩ...) và trở thành một phong trào rộng rãi trong cái gọi là "Hội liên hiệp quốc tế các nhà trường Mĩ". Trụ sở của Hội ở Gionevo nhằm thống nhất quản lí và chỉ đạo hoat động của các nhà trường mới. Hội đã thống nhất và đưa ra tới 30 đặc điểm của nhà trường mới với một số đặc điểm như sau:
- Nhà trường mới xây dựng ở nông thôn, trên nơi đẹp để thoảng mát để trẻ em được sống gần tự nhiên.
- Nhà trường nội trú, trẻ em sống thành từng nhóm từ 10 - 15 em dưới sự trông nom mọi mặt về vật chất và tinh thần của một ông giáo và vợ ông giáo hoặc của một người phụ nữ giúp việc để tạo nên một khơng khí gia đình ấm cúng.
- Nam nữ học chung.
- Coi trọng hoạt động thể dục thể thao. Trong khi tập, trẻ em phải cởi trần truồng hoặc ít ra là cởi trần. Cần cho trẻ được bơi lội, chạy nhảy, đi xe đạp, đi bộ, cắm trại...
- Việc truyền thụ tri thức thơng qua thực hành, thí nghiệm. Coi trọng việc giám sát của trẻ em. Bao giờ lí luận cũng đi sau thực tiễn.
- Việc giảng dạy cần dựa vào sự hoạt động cá nhân và hứng thú của trẻ (dùng phương pháp tích cực và tự do để trẻ tiếp nhận tri thức). Số môn học không nhiều, mỗi ngày trẻ em chỉ học 2 môn. Giảng dạy ngoại ngữ theo phương pháp trực tiếp.
- Dân chủ hóa nhà trường bằng cách xây dựng trong trường một chế độ cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến (cho hoc sinh tham gia quản lí nhà trường hoặc bầu ra những người lành đạo có trách nhiệm nhất định). Trường học do cá nhân hoặc một tổ chức xã hội dựng ra. Học phí rất cao so với các loại trường học khác v.v...
Như vậy, xét về mọi bình diện từ tổ chức đến nội dung phương pháp và đầu tư cho giáo dục ở nhà trường mới đều ưu việt hơn các trường khác với mục đích là chất lượng giáo dục phải cao để chuẩn bị một lớp người kế tục sự nghiệp quản lí nhà nước tư bản chủ nghĩa. Học phí ở đây rất cao nên dù khơng hạn chế thì con em nhân dân lao động cũng khơng thể có đủ điều kiện để vào học.
- Rõ ràng là "Nhà trường mới" chỉ là trường học dành riêng cho tầng lớp trên của xã hội tư bản.
b) "Nền giáo dục công dân" và "Nhà trường lao động"
Đây là một xu thế mới về giáo dục, mới đầu xuất hiện ở Đức, sau đó phát triển sang các nước Âu - Mĩ vào cuối thế ki XIX đặc biệt đầu thế ki XX. Người đề xướng loại hình giáo dục này là Kerschensteiner giáo sư Đức ở Muyních (1854 - 1932)
Theo ơng thì nhà trường phải là cơng cụ để thưc hiện nhiệm vụ chính trị, nhà trường phải hồn tồn phục vụ cho đế quốc Đức. Ông cho rằng việc loại người lao động ra khỏi nền giáo dục là một sai lầm, việc rút ngắn thời gian học tập cho con em lao động trong trường học là một điều hết sức sai lầm. Từ đo ông đề xuất việc "cải cách" nhà trường đương thời thành "nhà trường lao động" và thực hiện trong "Nền giáo dục công dân". Ở đây mọi trẻ em, mọi người đều được học tập, chỉ có điều là học theo mục đích thực dụng: cần gì học nấy. Ví dụ, trẻ em phải học đọc, học viết, có sư hiểu biết tối thiểu về thế giới xung quanh (tự nhiên và xã hội). Để trở thành người lao động phải gắn liền lí luận với thực tiễn, vì thế trường học nào cũng phải có cơ sở để nghiên cứu thực hành (vườn trường, xưởng trường, khu nấu nướng gia chánh...). Ông cho rằng "Trường lao động" không cần dạy trẻ em nhiều kiến thức phổ thơng vì theo ơng, "Trường lao động" cần trang bị cho trẻ em một lượng tri thức tối thiểu nhưng mang lại cho chúng một lượng tối đa về kĩ năng, tăng cường tri thức nghề nghiệp ngay ở tuổi học trị với mục đích tạo nên lớp người lao động lành nghề sau này mà tốn kém ít kinh phí đào tạo.
Bằng cách GD ở nhà trường và bổ túc cho người lao động trong "nền giáo dục công dân" và thực hiện trong cái gọi là "Nhà trường lao động", ông muốn tạo ra một lớp người lao động làm thuê với chất lượng GD cao "cho nền công nghiệp phát triển Đức trong thế kỉ XX". Ơng tun bố cơng khai rằng, nền GD của ông nhằm chống lại
nền chuyên chính vơ sản". Lí luận GD của ơng có lợi cho nền công nghiệp phát triển ở Đức đương thời nên đã phát triển khá mạnh ở Đức cuối thể kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Tóm lại, "nền giáo dục cơng dân" và "Nhà trường lao động" của Kerschensteiner chỉ là một hình thức biến tướng với tên gọi mới của nền giáo dục tư sản thời kì đế quốc chủ nghĩa nhằm thực hiện mục đích giáo dục là chống chủ nghĩa cộng sản và chuẩn bị một lớp người lao động làm thuê cho chế độ tư bản chủ nghĩa.