- Một số nhà giáo dục tiêu biểu:
c) Tư tưởng giáo dục của Jean Jacques Rousseau (J.J RuXô 1712-1778)
1.3.1. Quan điểm giáo dục của Robert Owen (1771-1858) – một trong số các nhà XHCN không tưởng đầu TK
nhà XHCN không tưởng đầu TK XIX
Owen xuất thân từ tầng lớp giàu có ở Anh. Năm 1800 ơng đã là chủ xưởng dệt hiện đại ở New Lanark (Anh). Cơng xưởng có tới 2500 cơng nhân, trang bị hồn tồn bằng máy móc. Đây là một trong những xí nghiệp tư bản hiện đại đương thời có sức sản xuất phát triển, nhưng đời sống của những người công nhân hết sức thấp kém: lao động tới 13 - 14 giờ/ngày; đồng lương thấp không đủ sống; phụ nữ và trẻ em (dưới 10 tuổi) bị thu hút rất nhiều vào nền sản xuất cơng nghiệp; tình trạng thất học của trẻ em là phổ biến; tệ nạn xã hội ngày càng nhiều. Trước tình cảnh giai cấp cơng nhân như vậy, Owen rất bất bình với xã hội đương thời và có ý thức cải thiện cuộc sống cho họ bằng một cuộc cải tổ tồn diện trong cơng xưởng của ơng như sau:
Hạ giờ làm từ 13 - 14 giờ/ngày xuống 10h30/1ngày; Tăng lương, cải thiện điểu kiện làm việc cho công nhân. Cấm trẻ em dưới 10 tuổi vào làm thuê trong công xưởng.
Tổ chức một hệ thống giáo dục hồn chỉnh trong cơng xưởng cho con em cơng nhân và người lao động gồm trường ấu nhi cho trẻ em từ 1 - 6 tuổi, gồm:
+ Nhà trẻ;
+ Lớp mẫu giáo;
+ Trường tiểu học cho trẻ em từ 6 đến 10 tuổi Trường học ban đêm cho những người công nhân dang trực tiếp lao động trong công xưởng (từ 10 tuổi trở lên).
Tổ chức các phương tiện để sinh hoạt văn hóa cho người lao động như: Thư viện, câu lạc bộ v.v...
Có thể nói rằng là người đầu tiên trong lịch sử đã xây dựng một hệ thống giáo dục hồn chỉnh trong cơng xưởng cho người lao động từ tuổi ấu thơ đến người lớn. Cuộc cải tổ này trong công xưởng của ông rất thành công. Khắp nước Anh đâu đâu cũng ca ngợi ơng như một nhà từ thiện giàu lịng nhân ái, khơng nghĩ đến lợi nhuận của mình. 2800 cơng nhân sống bên ơng trật tự và tồn tâm tồn ý lao động gắn bó với xưởng, với chủ. Sau thành công này, ơng nêu lên thành lí thuyết về chủ nghĩa cộng sản, đó là: Cơng hữu hóa về tư liệu sản xuất - Mọi người bình đẳng về quyền lợi (học tập, lao động, ngơn luận, quản lí xã hội...), bình đẳng về nghĩa vụ lao động cho xã hội với nguyên tắc: "Làm tùy sức, hướng theo lao động".
Trong cuộc cải tổ trong công xưởng, ông hết sức coi trọng việc cải tổ về giáo dục để đem học vấn đến với người lao động bằng những tư tưởng lớn sau đây:
+ Đánh giá rất cao vai trò của giáo dục (giáo dục cần thiết và bình đẳng cho mọi người); giáo dục suốt đời từ trẻ em đến người lớn.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử, ông đã tách nhà trường ra khỏi tôn giáo.
+ Nêu lên một tư tưởng giáo dục tiến bộ là "kết hợp giáo dục với lao động sản xuất"; giáo dục gắn liền với nền sản xuất hiện đại (công nghiệp cơ khí, điện lực, hóa chất...).
Tóm lại, giáo dục của chủ nghĩa xã hội không tưởng (tiêu biểu là Owen) đã phản ánh tư tưởng tiến bộ của thời đại, tham gia vào cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội nhằm giải phóng người lao động (cơng nhân) trong thời kì chủ nghĩa tư bản phát triển. Do hạn chế về lịch sử nên những tư tưởng trên đây chỉ dừng ở tư tưởng tiến bộ, song nó đã là một trong những nguồn lí luận của chủ nghĩa xã hội khoa học sau này do C.Mác và F.Ăngghen đề xướng. Trong lĩnh vực giáo dục, nhiều tư tưởng giáo dục do Owen nêu ra và áp dụng trong chế độ giáo dục ở công xưởng đến nay vẫn giữ ngun giá trị về lí luận và thực tiễn. Vì thế chủ nghĩa xã hội khơng tưởng của Owen như một nguồn di sản giáo dục quý báu của kho tàng giáo dục nhân loại.