Các bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tài chính tác động đến việc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng thu nhập lên nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết (Trang 25)

PHẦN 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

2.4. Các bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tài chính tác động đến việc

nắm giữ tiền mặt:

2.4.1Các nghiên cứu về quy mơ cơng ty có ảnh hƣởng đến nắm giữ tiền mặt

Quy mô công ty được đo lường bằng logarit của tổng tài sản. Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô công ty và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Có bằng chứng cho thấy quy mơ cơng ty có mối quan hệ ngược chiều với nắm giữ tiền mặt Theo Al-Najjar & Belghitar (2011), các công ty nhỏ được cho là có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn so với các cơng ty lớn vì các cơng ty nhỏ có nhiều thơng tin bất cân xứng giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư bên ngoài hơn so với công ty lớn nên việc huy động nguồn vốn bên ngoài tốn kém hơn.

Quy mơ của một cơng ty có thể thay đổi đáng kể tác động của thơng tin bất cân xứng và khả năng khủng hoảng tài chính. Pettit và Singer (1985) cho thấy rằng thông tin bất cân xứng là ít nghiêm trọng đối các cơng ty lớn vì thơng tin của họ được phổ biến hơn. Vì vậy, các cơng ty lớn có thể tiếp cận các nguồn tài trợ bên ngồi với chi phí thấp hơn. Giả thuyết là nắm giữ tiền mặt có liên quan tiêu cực đến quy mô của một công ty. Miller và Orr (1966) cho rằng cơng ty lớn có quy mơ kinh

tế để quản lý tiền mặt. Vì vậy, các cơng ty lớn sẽ nắm giữ ít tiền mặt. Tuy nhiên cũng có thể lập luận rằng, các cơng ty lớn có ít thơng tin bất cân xứng, ít khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính và các nhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong chính sách tài chính nên giữ tiền mặt nhiều hơn (Opler,1999). Theo đó quy mô doanh nghiệp là một yếu tố quyết định quan trọng của nắm giữ tiền mặt và cũng khơng dự đốn được dấu hiệu của mối liên hệ giữa quy mơ doanh nghiệp và nắm giữ tiền mặt. Vì vậy Quy mơ cơng ty có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

2.4.2Các nghiên cứu về địn bẩy tài chính có ảnh hƣởng đến nắm giữ tiền mặt

Các công ty thường sử dụng địn bẩy như một cơng cụ để giảm mức độ thâm hụt tiền. Khi có nhu cầu về tiền cho các hoạt động, cơng ty có thể vay nợ để tài trợ. Theo giả thuyết này, địn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Giả thiết này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Myers và Majluf (1984); Saddour (2006) qua nghiên cứu dữ liệu của 297 công ty của Pháp trong giai đoạn 1998-2002 cho thấy rằng có mối tương quan ngược chiều giữa nắm giữ tiền mặt và địn bẩy tài chính.

Cả hai lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng đều dự đoán một mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt. Mặt khác, Ferreira và Vilela (2003) cho rằng lý thuyết đánh đổi cũng có thể dự đốn một mối quan hệ tích cực giữa địn bẩy và tiền mặt nắm giữ vì địn bẩy làm tăng xác suất phá sản và do đó, các cơng ty giữ tiền mặt nhiều hơn để giảm xác suất của khủng hoảng tài chính. Lý thuyết dịng tiền tự do cũng dự đốn một mối quan hệ tiêu cực giữa địn bẩy và nắm giữ tiền mặt, bởi vì các cơng ty ít sử dụng vốn vay có thể ít có sự giám sát bên ngồi và do đó các nhà quản lý sẽ quyết định giữ lượng tiền mặt cao hơn vì động cơ đại diện.

Guney và cộng sự (2003) nghiên cứu tác động của địn bẩy tài chính lên số dư tiền mặt của các cơng ty, cho rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt. Tuy nhiên, khi gia tăng địn bẩy các cơng ty phải dự trữ lượng

tiền mặt nhiều hơn để giảm nguy cơ khủng hoảng tài chính và phá sản. Vì vậy, khi mức độ đòn bẩy cao, mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và mức độ nắm giữ tiền mặt chuyển đổi tác động cùng chiều (động cơ phòng ngừa). Kết quả này cho thấy mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt là phi tuyến tính.

2.4.3Các nghiên cứu về tăng trƣởng có ảnh hƣởng đến nắm giữ tiền mặt

Có nhiều nhân tố đại diện cho sự tăng trưởng của cơng ty, có thể được xem là sự gia tăng trong tổng tài sản, sự gia tăng giá trị thị trường của cố phiếu, sự tăng trưởng doanh thu… Nguyen (2005) phát hiện ra rằng nắm giữ tiền mặt tương quan tích cực với lợi nhuận, cơ hội tăng trưởng, và tỷ lệ chi trả cổ tức. Ferreira, M.A., và Vilela, A.S. (2004) cho thấy rằng nắm giữ tiền mặt có tương quan cùng chiều với cơ hội tăng trưởng và dòng tiền. Hofmann (2006) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nắm giữ tiền mặt của các cơng ty phi tài chính ở New Zealand cho thấy rằng cơ hội tăng trưởng của công ty có tương quan tích cực đến nắm giữ tiền mặt. Các công ty với cơ hội đầu tư lớn hơn có xu hướng nắm giữ một lượng tiền mặt nhiều hơn bởi vì họ cần tài trợ cho các khoản đầu tư của họ. Theo Opler và cộng sự (1999), Ozkan và Ozkan (2004) cho rằng những cơng ty có cơ hội tăng trưởng nhanh sẽ có xu hướng nắm giữ nhiều tiền mặt hơn các công ty khác, họ sẽ ít có nguy cơ khủng hoảng tài chính và phá sản và do đó giữ tiền mặt nhiều hơn.

2.4.4Các nghiên cứu về dịng tiền có ảnh hƣởng đến nắm giữ tiền mặt

Ferreira và Vilela (2004) trong nghiên cứu 400 công ty của 12 quốc gia Liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU) cho thấy rằng nắm giữ tiền mặt có tương quan tích cực với dịng tiền và ảnh hưởng tiêu cực bởi tính thanh khoản của tài sản, địn bẩy tài chính và quy mơ cơng ty. Afza và Adnan (2007) nghiên cứu mức độ nắm giữ tiền mặt của các công ty phi tài chính ở Pakistan tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa quy mơ doanh nghiệp, dịng tiền, và nắm giữ tiền mặt. Drobetz và Grüninger (2007) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định nắm giữ tiền mặt của các công ty phi tài chính Thụy Sĩ phát hiện ra rằng chi trả cổ tức và dịng tiền có mối tương quan tích cực đến dự trữ tiền mặt. Opler và cộng sự (1999) và Harford (2008) đã tìm mối quan hệ

cùng chiều giữa dòng tiền từ hoạt động và nắm giữ tiền mặt, theo đó các cơng ty có dịng tiền từ hoạt động càng cao thì càng nắm giữ nhiều tiền. Trong khi đó Kim và cộng sự (1998), Ozkan và Ozkan (2004) lại tìm thấy tác động ngược chiều của dòng tiền lên nắm giữ tiền mặt.

2.4.5Các nghiên cứu về chất lƣợng thu nhập và nắm giữ tiền mặt:

Tiền là một hạng mục quan trọng của tài sản hiện hành trong quá trình thực hiện hoạt động của doanh nghiệp. Thông tin tiền mặt là rất quan trọng trong việc chuẩn bị báo cáo tài chính, và các tổ chức có thể phải đối mặt với khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động của họ nếu họ không quản lý tiền mặt. Jiang và cộng sự (2008) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng thu nhập ở Mỹ trong giai đoạn 2002-2004. Họ sử dụng chỉ số GOV cho quản trị doanh nghiệp và các mơ hình điều chỉnh của Jones đối với chi phí trích trước và tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa chúng. Điều đó nói rằng, mức độ quản trị doanh nghiệp càng cao, mức độ trích trước càng giảm và làm tăng chất lượng của thu nhập.

Garcia và cộng sự (2009) tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa chất lượng thu nhập với mức độ nắm giữ tiền mặt và tuyên bố rằng cơng ty có chất lượng thu nhập tốt giữ ít tiền mặt so với các cơng ty có chất lượng thu nhập kém. Phát hiện này cho thấy rằng chất lượng của thông tin kế tốn có thể làm giảm những tác động tiêu cực của sự bất cân xứng thông tin, cho phép giảm mức độ nắm giữ tiền mặt của công ty.

Kwan và cộng sự (2011) "Chất lượng thu nhập và nắm giữ tiền mặt" cũng cho thấy kết quả tương tự. Ebrahimi và Arabi (2010) "Sở hữu tập trung và chất lượng thu nhập của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tehran" đã chứng minh rằng quyền sở hữu tập trung bên ngoài cải thiện chất lượng thu nhập. Đây là một dấu hiệu cho thấy giả thuyết giám sát hoạt động, mặc dù khơng có bằng chứng thuyết phục được cung cấp cho sự ảnh hưởng của các nhà đầu tư nội bộ về chất lượng thu nhập. Số liệu kế toán bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như

2 0

quyền lực của nhà quản lý, phương pháp kế tốn khác nhau, kinh tế và mơi trường thay đổi... Nhiều yếu tố có thể đưa vào khi xem xét đặc điểm cụ thể của một công ty.

Rasoul Baradaran Hasanzadeh, Saeid Jabbarzadeh Kangarluei và Farzad Soleimani (2012) trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của chất lượng thu nhập đến nắm giữ tiền mặt của các Cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Tehran (TSE)” đã sử dụng một mẫu gồm 428 quan sát của 92 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tehran (TSE) trong giai đoạn từ năm 2003-2010, sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để kiểm định giả thuyết. Kết quả cho thấy rằng quy mơ cơng ty, dịng tiền từ hoạt động có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, trong khi đó tăng trưởng doanh thu và chất lượng thu nhập dựa trên lợi nhuận rịng theo mơ hình Ozkan (2004), chất lượng thu nhập dựa trên lợi nhuận gộp theo mơ hình Opler (1999) tương quan ngược chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty.

Qian Suna và các cộng sự (2011) cho thấy rằng chất lượng thu nhập kém có tác động ngược chiều đến nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp và tác động cùng chiều vào mức độ dự trữ tiền mặt. Họ tìm thấy rằng tác động tiêu cực của chất lượng thu nhập kém lớn hơn nhiều so với tác động tích cực của dư thừa tiền mặt lên giá trị cơng ty.

Tại Iran, Moradi (2008) cho thấy rằng có một mối quan hệ có ý nghĩa ngược chiều giữa địn bẩy tài chính và thu nhập được làm đẹp. Ngồi ra, những cơng ty có dịng tiền tự do cao hơn, có mối quan hệ tiêu cực hơn giữa địn bẩy tài chính và thu nhập được làm đẹp.

2.5.Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trƣớc đây

Một số nhà nghiên cứu đã thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm bằng cách sử dụng các mẫu dữ liệu khác nhau ở nhiều quốc gia và kết quả là họ đã tìm thấy các bằng chứng liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty. Sau đây là một số bằng chứng thực nghiệm trong việc kiểm tra các yếu

21

tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các nhà nghiên cứu trước được tóm tắt như sau:

Bảng 2.1 Bảng tóm tắt kết quả của các nghiên cứu trước đây.

Biến Tên tác giả Kết quả nghiên cứu

Quy mô công ty

- Al-Najjar & Belghitar (2011) - Ozkan and Ozkan ( 2004) - Pettit và Singer (1985) - Rasoul Baradaran

Hasanzadeh, Saeid Jabbarzadeh Kangarluei và Farzad

Soleimani (2012). - Opler (1999)

Quy mô cơng ty có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

Quy mơ cơng ty có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt Địn bẩy tài chính - Myers và Majluf (1984); - Saddour (2006) - Ozkan và Ozkan (2002) và Diamond (1984) - Opler và cộng sự (1999) - Rasoul Baradaran

Hasanzadeh, Saeid Jabbarzadeh Kangarluei và Farzad

Soleimani (2012).

Đòn bẩy tài chính có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

- Ferreira và Vilela (2003) Đòn bẩy tài chính có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

Tăng trưởng

doanh thu

- Nguyen (2005)

- Ferreira, M.A., và Vilela, A.S. (2004)

- Opler và cộng sự (1999) - Ozkan và Ozkan (2004) - Rasoul Baradaran

Hasanzadeh, Saeid Jabbarzadeh Kangarluei và Farzad

Soleimani (2012).

Cơ hội tăng trưởng có tương quan cùng chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty.

Tăng trưởng có tương quan ngược chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của cơng ty.

Dịng tiền từ hoạt động - Ferreira và Vilela (2004) - Afza và Adnan (2007) - Drobetz và Grüninger (2007) - Opler và cộng sự (1999) và Harford (2008) - Rasoul Baradaran

Hasanzadeh, Saeid Jabbarzadeh

Kangarluei và Farzad

Soleimani (2012).

Dòng tiền từ hoạt động có tương quan cùng chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty.

- Kim và cộng sự (1998), Ozkan và Ozkan (2004)

Dòng tiền từ hoạt động có tương quan ngược chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty. Chất lượng thu nhập - Garcia và cộng sự (2009) - Kwan và cộng sự (2011) - Sun và các cộng sự (2011) - Moradi (2008) - Rasoul Baradaran

Hasanzadeh, Saeid Jabbarzadeh Kangarluei và Farzad

Soleimani (2012).

Chất lượng thu nhập có tương quan ngược chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty.

Chất lượng thu nhập dựa trên lợi nhuận rịng theo mơ hình Ozkan (2004) tương quan ngược chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty.

Chất lượng thu nhập dựa trên lợi nhuận gộp theo mơ hình Opler (1999) tương quan ngược chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty.

PHẦN 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Lựa chọn biến số cho mơ hình thực nghiệm:

Trên thực tế có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và cũng đã được một số các nhà nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu, thể hiện trong phần 2.2. Vì vậy, Trong bài nghiên cứu này của tác giả, việc lựa chọn biến hoàn toàn dựa trên bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của chất lượng thu nhập đến nắm giữ tiền mặt của các Cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Tehran (TSE)” của tác giả Rasoul Baradaran Hasanzadeh, Saeid Jabbarzadeh Kangarluei và Farzad Soleimani (2012). Các biến cho nghiên cứu này bao gồm 01 biến phụ thuộc là tỷ lệ tiền mặt (CASH) và 06 biến độc lập là quy mơ doanh nghiệp (SIZE), địn bẩy tài chính (LEV), tăng trưởng doanh thu (SGR), dòng tiền từ hoạt động (CFO), chất lượng thu nhập dựa trên lãi gộp (BOIN) và chất lượng thu nhập dựa trên lãi ròng (BNIN).

3.1.1Biến phụ thuộc

CASH: Tỷ lệ tiền mặt

Định nghĩa tiền trong mơ hình này bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền.

Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ đƣợc đƣợc tính tốn theo 2 mơ hình:

- Theo Mơ hình của Ozkan and Ozkan (2004)

CASH: Được tính từ tỷ số tổng tiền và tương đương đương chia cho tổng tài sản CASH (OZKAN)i,t = (Tiền và tương đương tiền) / Tổng tài sản

- Theo Mơ hình của Opler and et al. (1999)

CASH: Tương tự như mơ hình của Ozkan, chỉ khác biệt là tiền và tương đương tiền được trừ ra từ tổng tài sản ở mẫu số.

CASH (OPLER)i,t = (Tiền và tương đương tiền) / (Tổng tài sản - Tiền và tương đương tiền)

a. SIZE : Quy mô công ty

Được đo lường bằng logarit của Tổng tài sản. SIZEi,t = Log (TAi,t)

Trong đó: SIZEi,t là quy mơ công ty

và (TAi,t) là tài sản của doanh nghiệp i trong thời gian t

b. LEVERAGE (LEV): Địn bẩy tài chính

Thể hiện số tiền nợ trong cơ cấu vốn của cơng ty và được tính bằng cách tổng nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn chia cho tổng tài sản của công ty.

LEVi,t = (STLit + LTLit)/TAit

Trong đó: STLit là nợ ngắn hạn của doanh nghiệp i trong thời gian t LTLit là nợ dài hạn của doanh nghiệp i trong thời gian t

c.SALES GROWTH (SGR): Tăng trƣởng doanh thu

Được tính bằng sự chênh lệch giữa doanh thu năm hiện hành và doanh thu năm trước chia cho doanh thu của năm trước

SGRi,t = (Doanh thu năm hiện hành – Doanh thu năm trước)/ Doanh thu năm trước

d. CASHFLOW FROM OPERATION (CFO): Dòng tiền từ hoạt động kinh

doanh

Được tính từ dịng tiền từ hoạt động kinh doanh chia cho tài sản bình qn của cơng ty.

CFOi,t = (CFO)/{(BTA + ETA)/2}

Trong đó: CFO là dịng tiền từ hoạt động BTA là tổng tài sản đầu năm ETA là tổng tài sản cuối năm.

e. Chất lƣợng thu nhập BOIN và BNIN: được đo lường theo 2 nhân tố đó là lãi

gộp (OIN) và lãi ròng sau thuế (NIN)

Chất lượng thu nhập được đo lường theo ứng dụng mơ hình của Sloan

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng thu nhập lên nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w