Bảng mô tả các biến

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng thu nhập lên nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết (Trang 36)

STT KÝ HIỆU

BIẾN TÊN BIẾN CÁCH TÍNH

1 (Ozkan)CASH Tỷ lệ nắm giữ tiền mặttheo mơ hình Ozkan (2004)

Tiền và tương đương tiền / Tổng tài sản

2 (Opler)CASH

Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt theo mơ hình Opler

(1999)

Tiền và tương đương tiền / (Tổng tài sản - Tiền và tương

đương tiền)

3 SIZE Quy mô doanh nghiệp Logarit tự nhiên của Tổng tài

sản

4 LEV Địn bẩy tài chính Tổng nợ / Tổng tài sản

5 SGR Tăng trưởng doanh thu

(Doanh thu năm hiện hành - Doanh thu năm trước) /

Doanh thu năm trước

6 CFO Dòng tiền từ hoạt động Dòng tiền từ hoạt động / Tài

sản bình quân

7 BOIN Chất lượng thu nhập

dựa trên lãi gộp

Hồi quy mơ hình OINJ,t = β0 + β1OINJ,t-1 + εJ,t

tìm hệ số β1 8 BNIN Chất lượng thu nhập dựa trên lãi ròng

Hồi quy mơ hình NINJ,t = β0 + β1NINJ,t-1 + εJ,t

3.2Cơ sở dữ liệu

3.2.1Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Trong nghiên cứu thực nghiệm, việc chọn mẫu là rất quan trọng vì kết quả dữ liệu sẽ được phân tích để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết, mẫu dữ liệu mang tính đại diện cho tổng thể và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu.

Dựa vào các biến số trong mơ hình, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính của các Cơng ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. Mẫu dữ liệu thu thập được trước khi đo lường chất lượng thu nhập là dữ liệu bảng gồm 306 Công ty, giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013.

Tiếp theo tác giả thực hiện đo lường chất lượng thu nhập theo cả 2 nhân tố lãi gộp và lãi rịng sau thuế theo mơ hình như sau:

Mơ hình đo lường chất lượng thu nhập theo lãi gộp: OIN J,t = β0 + β1 OINJ,t-1 + εJ,t (Trong đó: OIN là lãi gộp) Mơ hình đo lường chất lượng thu nhập theo lãi ròng: NIN J,t = β0 + β1 NINJ,t-1 + εJ,t (Trong đó: NIN là lãi rịng)

Sau khi thực hiện hồi quy chất lượng thu nhập theo lãi gộp và lãi ròng, các mẫu có dữ liệu cịn thiếu và hệ số hồi quy β1 khơng có ý nghĩa thống kê bị loại ra. Kết quả cịn lại là 41 Cơng ty đạt u cầu chọn lọc.

3.2.2Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 41 cơng ty phi tài chính được niêm yết trên hai sàn chứng khoán HNX và HOSE. Dữ liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các công ty trong giai đoạn 2006 – 2013. Tuy nhiên, vì bài nghiên cứu có các biến cần dữ liệu trước 1 kỳ như chất lượng thu nhập, tốc độ tăng trưởng doanh thu và dòng tiền từ hoạt động nên Dữ liệu bảng sử dụng trong nghiên cứu chỉ trong giai đoạn từ năm

2007-2013 của 41 công ty, tổng cộng: 287 quan sát. 3.3Các giả thiết nghiên cứu:

Dựa trên các bằng chứng thực nghiệm đã nghiên cứu trong chương 2, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp và mức độ tác động của từng nhân tố, các giả thiết về tác động dự kiến được kỳ vọng cho các biến trong nghiên cứu này như sau:

a.

Quy mô công ty (SIZE): Các công ty nhỏ thường gặp khó khăn trong vấn đề huy động nguồn vốn và việc huy động vốn thường tốn kém, vì vậy các cơng ty nhỏ thường nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Điều này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Al-Najjar & Belghitar (2011), (Ozkan and Ozkan, 2004), Pettit và Singer (1985); Collins và cộng sự (1981). Tuy nhiên cũng có lập luận cho rằng các cơng ty lớn có ít thơng tin bất cân xứng, ít khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính và các nhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong chính sách tài chính nên giữ tiền mặt nhiều hơn (Opler

,1999). Vì vậy Quy mơ cơng ty có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

Giả thiết 1: Quy mô Cơng ty có mối liên hệ cùng chiều hoặc ngƣợc chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

b.

Đòn bẩy tài chính (LEV): Các cơng ty có khả năng sử dụng đòn bẩy bằng cách vay nợ để tài trợ cho hoạt động thì có thể nắm giữ tiền mặt ít hơn vì nợ có thể thay thế cho nắm giữ tiền mặt. Khi doanh nghiệp có khả năng vay ngân hàng dễ dàng hơn, nợ vay ngân hàng nhiều sẽ nắm giữ lượng tiền mặt ít hơn. Điều này được hỗ trợ bởi Myers và Majluf (1984); Saddour (2006), Caglayan-Ozkan và Ozkan (2002)

Giả thiết 2: Địn bẩy tài chính có mối liên hệ ngƣợc chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

c.

Tăng trưởng (SGR): Những cơng ty có cơ hội tăng trưởng nhanh sẽ có xu hướng nắm giữ nhiều tiền mặt hơn các công ty khác, họ sẽ ít có nguy cơ khủng hoảng tài chính và phá sản và do đó giữ tiền mặt nhiều hơn. Những công ty với cơ

3 0

hội tăng trưởng cao thì sẽ có chi phí đại diện cao; Do đó, để chủ động trong nguồn vốn, họ sẽ có khuynh hướng dự trữ thêm tiền mặt. Cơng ty tăng trưởng nhanh thì sẽ có nhiều cơ hội đầu tư, để tránh chi phí giao dịch và từ bỏ những cơ hội đầu tư có NPV dương thì nắm giữ tiền mặt sẽ nhiều hơn.

Điều này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Hofmann (2006), Opler và cộng sự (1999), Ozkan và Ozkan (2004)

mặt.

Giả thiết 3: Tăng trƣởng có mối liên hệ cùng chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền

d.

Dòng tiền từ hoạt động (CFO) : Các cơng ty có dịng tiền từ hoạt động càng cao thì càng nắm giữ nhiều tiền. Lý thuyết chi phí đại diện cũng cho thấy điều này. Điều này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004), Afza và Adnan (2007), Drobetz và Grüninger (2007), Opler và cộng sự (1999), Harford (2008).

Giả thiết 4: Dịng tiền từ hoạt động có mối liên hệ cùng chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

e.

Chất lượng thu nhập (BOIN, BNIN): Cơng ty có chất lượng thu nhập tốt giữ ít tiền mặt so với các cơng ty có chất lượng thu nhập kém, chất lượng của thông tin kế tốn có thể làm giảm những tác động tiêu cực của sự bất cân xứng thông tin, cho phép giảm mức độ nắm giữ tiền mặt của công ty. Điều này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Garcia và cộng sự (2009), Kwan và cộng sự (2011) Sun và các cộng sự (2011).

Giả thiết 5: Chất lƣợng thu nhập (gồm chất lƣợng thu nhập dựa trên lãi gộp và chất lƣợng thu nhập dựa trên lãi rịng) có mối liên hệ ngƣợc chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

3.4 Mơ hình thực nghiệm:

Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính theo Rasoul Baradaran Hasanzadeh, Saeid Jabbarzadeh Kangarluei và Farzad Soleimani (2012).

31

Mơ hình thực nghiệm:

CASHi,t = α + β1SIZEi,t + β2LEVi,t + β3SGRi,t + β4CFOi,t + β5BOINi + β6 BNINi + εi,t.

Và việc phân tích thực nghiệm này được chia làm 02 phần: Biến phụ thuộc CASH được tính theo Ozkan (2004) và biến phụ thuộc CASH được tính theo Opler (1999)

Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết sau:

Giả th uy ết chính : Ảnh hưởng của chất lượng thu nhập và các nhân tố tài chính

đến mức độ nắm giữ tiền mặt của các Công ty. Sau đó, kiểm tra hai giả thuyết phụ sau: Giả

thuyết phụ 1: Ảnh hưởng của các nhân tố tài chính đến mức độ nắm giữ tiền mặt của các công ty đối với chất lượng thu nhập tốt.

Giả

thuyết phụ 2: Ảnh hưởng của các nhân tố tài chính đến mức độ nắm giữ tiền mặt của các công ty đối với chất lượng thu nhập kém.

3.5Phƣơng pháp kiểm định

Thực hiện nghiên cứu định lượng để kiểm định tác động của các nhân tố đến nắm giữ tiền mặt, kiểm tra chiều hướng và độ lớn của từng tác động. Dựa trên định nghĩa và cách tính của các biến sử dụng trong mơ hình, dữ liệu được thu thập và xử lý sơ bộ trên phần mềm Microsoft Excel và sau đó kết quả kiểm định được xử lý bằng Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu Stata 11.

Dữ liệu thu thập gồm nhiều công ty theo thời gian nên được sắp xếp theo dạng dữ liệu bảng để nâng cao tính hiệu quả của mơ hình vì dữ liệu bảng có sự kết hợp hai chiều theo thời gian và theo khơng gian nên nó cung cấp nhiều thơng tin hơn, ít xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến số, bậc tự do cao hơn và hiệu quả hơn.

Phương pháp kiểm định mơ hình như sau:

Dùng bảng thống kê mô tả để thấy rõ thông tin tổng hợp của tất cả các biến như trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị thấp nhất, giá trị cao nhất.

Dùng ma trận hệ số tương quan giữa các biến để thấy được sự tương quan và mối liên hệ tuyến tính của các biến.

3.5.2Kiểm định mơ hình: thực hiện qua 2 bước

3.5.2.1Kiểm định hồi quy chất lƣợng thu nhập dựa trên lãi gộp và lãi rịng:

Chạy mơ hình hồi quy tìm hệ số β1 của mơ hình OIN J,t = β0 + β1 OINJ,t-1 + εJ,t. cho dữ liệu của từng doanh nghiệp.

Với những mẫu dữ liệu đạt yêu cầu (hệ số β1 có ý nghĩa thống kê), tiếp tục thực hiện hồi quy tìm hệ số β1 của mơ hình NIN J,t = β0 + β1 NINJ,t-1 + εJ,t. cho dữ liệu của từng doanh nghiệp.

Lọc lại mẫu dữ liệu, chỉ lấy những mẫu có giá trị hệ số β1 đạt yêu cầu, những dữ liệu không đạt yêu cầu được loại ra khỏi mẫu nghiên cứu.

3.5.2.2 Kiểm định hồi quy bằng mơ hình POOLED, mơ hình tác động cố định

(FEM) và mơ hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM) cho dữ liệu bảng.

Hồi quy bằng mơ hình Pooled thực ra chỉ là hồi quy OLS bình thường, vì dữ liệu xếp chồng lên nhau xem như là dữ liệu chéo, xem như khơng có sự khác biệt giữa các công ty và đặc điểm riêng này không tồn tại, không tác động lên biến phụ thuộc.

Hồi quy dữ liệu bảng bằng mơ hình ảnh hưởng cố định FEM là phương pháp hồi quy có xét đến đặc điểm riêng, có thể cố định theo phần tử chéo là công ty hoặc cố định theo phần tử chéo là thời gian, xem các đặc điểm riêng là có tác động đến biến phụ thuộc.

Đối với phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bằng mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM là phương pháp có xét đến đặc điểm riêng, các đặc điểm riêng sẽ tác động đến biến phụ thuộc gây ra sự chênh lệch và sự chênh lệch này là ngẫu nhiên.

So sánh tính hiệu quả giữa mơ hình POOLED và FEM bằng kiểm định Wald, giữa mơ hình POOLED và REM bằng kiểm định Breusch- Pagan và so sánh giữa mơ hình FEM và REM bằng kiểm định Hausman. Sau đó kết luận và lựa chọn mơ hình nào là phù hợp nhất cho dữ liệu nghiên cứu.

Sau khi chọn được mơ hình phù hợp nhất, tiếp tục thực hiện kiểm tra các giả thuyết của phương pháp hồi quy như :

Kiểm tra tự tương quan: Hiện tượng tự tương quan là hiện tượng các sai số ngẫu nhiên tổng thể có tương quan với nhau. Hiện tượng tự tương quan làm cho ước lượng thống kê khơng cịn hiệu quả do đó suy luận thống kê về tổng thể khơng có ý nghĩa.

Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi: Hiện tượng phương sai thay đổi là hiện tượng các sai số ngẫu nhiên trong mơ hình có phương sai khơng giống nhau. Hậu quả của phương sai thay đổi tương tự như hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai thay đổi làm cho ước lượng thống kê khơng cịn hiệu quả do đó suy luận thống kê về tổng thể khơng có ý nghĩa.

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mơ hình có liên hệ tuyến tính với nhau. Hiện tượng đa cộng tuyến gây hậu quả là không thể ước lượng được mơ hình hồi quy nếu là đa cộng tuyến hoàn hảo, nếu đa cộng tuyến khơng hồn hảo thì vẫn có thể ước lượng được mơ hình nhưng dấu của hệ số hồi quy có thể bị sai và phương sai hệ số hồi quy lớn sẽ làm cho biến độc lập khơng có ý nghĩa thống kê.

Kiểm tra hiện tượng nội sinh : Hiện tượng nội sinh xảy ra khi các biến độc lập trong mơ hình có tương quan với sai số ngẫu nhiên. Khi có hiện tượng nội sinh sẽ làm cho ước lượng mất tính bền vững.

Sau đó sẽ thực hiện khắc phục những vi phạm của giả thuyết (nếu có).

Để góp phần củng cố cho kết quả nghiên cứu trong dữ liệu bảng, tác giả tiến hành phân tích bằng mơ hình riêng biệt cho chất lượng thu nhập tốt và chất lượng thu nhập kém. Việc phân tích này được tiến hành thơng qua hồi quy OLS dựa trên

chất lượng thu nhập và các kiểm định liên quan để kiểm tra xem có sự khác biệt các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp giữa chất lượng thu nhập tốt và chất lượng thu nhập kém hay không?

PHẦN 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong phần này, tác giả trình bày các kết quả phân tích thực nghiệm sau khi chạy mơ hình bằng phần mềm Stata phiên bản 11.

4.1Thống kê mơ tả và phân tích tƣơng quan:

4.1.1Thống kê mô tả các biến.

Thống kê mô tả cho các biến nghiên cứu của 41 công ty phi tài chính được niêm yết trên hai sàn chứng khốn HNX và HOSE giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013. Kết quả thống kê mô tả thể hiện trong bảng 4.1

Bảng 4.1: Phân tích thống kê mơ tả các biến (287 quan sát)

Biến Trung bình Độ lệchchuẩn thấp nhấtGiá trị cao nhấtGiá trị

CASH (Ozkan) 0.1326 0.1032 0.00258 0.49437 CASH (Opler) 0.1725 0.1682 0.00258 0.97774 SIZE 11.6589 0.6348 10.46063 13.37688 LEV 0.4947 0.2197 0.03046 1.14432 SGR 0.2229 0.3614 -0.51725 3.27857 CFO 0.0983 0.1373 -0.28711 0.66653 BOIN 0.8415 0.1627 0.42803 1.07016 BNIN 0.7500 0.1655 0.46521 1.03571

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả từ phần mềm Stata 11)

Theo bảng kết quả trên, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình của các Cơng ty trong mẫu nghiên cứu là 13,26% (mơ hình Ozkan) và 17,25% (mơ hình Opler). Tỷ

lệ này cũng tương đương so với tỷ lệ ở các quốc gia khác. Theo Opler (1999) tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình của các Cơng ty ở Mỹ là 17%. Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình của các Công ty ở Châu Âu là 14,8% theo Ferreira và Vilela (2004). Dittmar và Marht-Smith (2007) cho thấy rằng tỷ lệ tiền và các chứng khốn có thể chuyển đổi thành tiền chiếm trên 11% tổng tài sản của các công ty về thương mại ở Mỹ năm 2003. Ozkan và Ozkan (2004) cho thấy rằng tỷ lệ trung bình của tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm 1999 của các Công ty ở Anh là 10,3%. Tương tự, tỷ lệ này ở Nhật, Đức và Pháp tương ứng là 17%, 9% và 12% (Guney, 2007).

Tỷ số địn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Giá trị cao nhất lên đến 1,14 cho thấy doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn so với tổng tài sản, vì vậy rủi ro về tài chính của cơng ty là cao. Tuy nhiên, giá trị trung bình là 0,4947 cho thấy trung bình 49,47% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Với tỷ lệ này thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ.

Chất lượng thu nhập dựa trên lãi gộp có giá trị từ 0.42 đến 1.07, giá trị trung bình là 0.84 cho thấy chất lượng thu nhập trung bình của các cơng ty là khá cao. Tương tự, chất lượng thu nhập dựa trên lãi rịng có giá trị từ 0.46 đến 1.03, giá trị trung bình là 0.84 cũng cho thấy chất lượng thu nhập trung bình của các cơng ty là khá cao.

4.1.2Ma trận tƣơng quan giữa các biến

Phân tích tương quan được thực hiện để kiểm tra mối liên hệ giữa các biến

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng thu nhập lên nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w