Đối với Công ty cổ phần Delta

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG DELTA (Trang 66 - 69)

DỰNG DELTA 3.1 Định hướng phát triển của công ty đến năm

3.3.2.Đối với Công ty cổ phần Delta

Qua một thời gian nghiên cứu, phân tích về hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty, tìm hiểu những ưu điểm và những tồn tại trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động, em có một số kiến nghị như sau:

Quản lý vốn bằng tiền: Công ty cần tăng lượng vốn bằng tiền để tăng khả năng thanh toán bằng tiền ( tang dự trữ tiền mặt, tăng tiền gửi Ngân hàng … ) về lâu dài Công ty cần thanh toán sao cho khoản vốn này luôn chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng vốn lưu động ( tức là không thừa gây lãng phí, không thiếu gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán ). Khắc phục được điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự an toàn về tài chính trong thời gian tới.

Quản lý các khoản phải thu: Trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên nảy sinh các khoản nợ do việc bán hàng cho khách hàng và sau một thời gian nhất định mới thu được tiền. Tình hình đó là phát sinh các khoản nợ phải thu từ khách hàng. Việc tăng nợi phải thu do tăng thêm lượng hàng bán chịu sẽ kéo theo việc tăng thêm một số khoản chi phí như; chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lý nợ … Tăng nợ phải thu đòi hỏi Công ty phải tìm thêm nguồn vay để đáp ứng nhu cầu cho quá trình kinh doanh tiếp theo, do vậy phải trả thêm lãi vay. Tăng nợ phải thu cũng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro đối với Công ty. Do vậy, để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về tài chính, tránh ùn tắc vốn và bị chiếm dụng vốn, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, từ đó góp phần sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả Công ty cần có những biện pháp hưu

hiệu, xiết chặt kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế mức tối đa tình trạng nợ dây dưa, nợ quá hạn. Để thực hiện được điều này Công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:

Đối với các khoản nợ hiện tại:

Công ty cần tìm mọi cách thu hồi sàng sớm càng tốt, tổ chức công tác thu nợ, tăng chi phí cho việc thu nợ, quản lý chặt chẽ các khoản nợ đã thu được.

Nhắc nhở những khách hàng sắp đến hạn trả tiền và đôn đốc những khách hàng đã quá hạn thanh toán.

Các biện pháp nhằm hạn chế các khoản nợ trong tương lai: Công ty cần chấn chỉnh lại công tác bán hàng, thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ.

Trong công tác bán hàng đối với khách hàng nợ tiền hàng, trước khi ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa công ty cần phải tìm hiểu những thông tin về khách hàng như; uy tín của khách hàng, tình hình tài chính ( khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng ).Cần từ chối dứt khoát đối với những khách hàng nợ nần dây dưa, hoặc phát hiện ra họ không có khả năng thanh toán

Trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm Công ty cần quy định rõ ràng thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán… và yêu cầu các bên thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các điều khoản qui định trong hợp đồng. Chẳng hạn nếu thanh toán chậm so với thời hạn qui định trong hợp đồng khách hàng sẽ phải chịu phạt do vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn hoặc phải chịu lãi suất nợ quá hạn với mức suất cao.

Sử dụng chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng nhằm khuyến khích khách hàng mua với khối lượng lớn, thanh toán nhanh, hạn chế nợ dây dưa

Để làm được điều này tỷ lệ chiết khấu đưa ra phải phù hợp lý thì phải đặt nó trong mối quan hệ với lãi suất huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục. Do đó việc Công ty giảm cho khách hàng một tỷ lệ nhất định tính trên tổng số vốn hàng tỷ lệ đó nó hơn lãi vay vốn tỷ lệ chiết khấu như trên sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh hơn từ đó làm giảm các khoản nợ phải thu, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh hơn.

Xác định nhu cầu vốn lưu động: Việc xác định nhu cầu vốn lưu động phải được chú trọng hơn. Công ty nên có phương pháp khoa học và tình hình thực tế của đơn vị và các thời kỳ trước để xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng thời kỳ và từng khâu ( khâu sản xuất, khâu lưu thông ). Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.

Các giải pháp về huy động vốn: Điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động cho hợp lý, cân nhắc giữa lãi suất tiền vay với muacs sinh lời của đồng vốn lưu động. Từ đó ra quyết định huy động vốn ở nguồn nào và mức lãi suất tiền vay bao nhiêu là phù hợp với tình hình khảo sát và hiệu suất sử dụng vốn của Công ty.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG DELTA (Trang 66 - 69)