Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG DELTA (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

2.2.2.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là số vòng quay của vốn lưu động trong một kỳ sản xuất kinh doanh hoặc thời gian của một vòng quay của vốn lưu động. Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty ta dùng hai chỉ tiêu chính sau đây:

Số vòng quay của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ hay một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh, đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền để cho tình hình tài chính lành mạnh. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

Số vòng quay của vốn

lưu động =

Doanh thu thuần Số vốn lưu động bình quân

Số ngày một vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng, hệ số này càng nhỏ chứng tỏ tốc độc luân chuyển vốn trong kỳ càng lớn và hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. Chỉ tiêu này được tín theo công thức:

Số ngày một vòng

quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

X 360 ( ngày) Doanh thu thuần

Với những lý thuyết và những báo cáo kế toán qua các năm tại công ty, ta có bảng phân tích về tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty qua các năm như sau: Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/201 2 Số tiền Số tiền 1 Doang thu thần 478744 625563 846351 146819 220788 2 Vốn lưu động bình quân 150431 175463 234614 25032 59151 3 số vòng quay vốn lưu động 3.182 3.565 3.607 0.3827 0.0422 4 Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động 113 101 100 (12.1435) (1.1814) Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng tốc độ lưu chuyển vốn lưu động năm 2011 chậm hơn sao với năm 2012 và 2013, làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động giảm từ 113 ngày năm 2011 xuống 101 ngày năm 2012 và tiếp tục giảm xuống 100 ngày năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là ảnh hưởng của doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân, do tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 cũng như giữa năm 2013 so với năm 2012 đã làm lãng phí một số lượng vốn của công ty.

Nhận xét:

Qua kết quả phân tích cho thấy, trong điều kiện vốn lưu động không đổi như năm 2011, việc doanh thu thuần giảm đáng kể là do thị trường xây dựng, bất động sản gặp khó khăn lớn trong những năm 2012 – 2013 đã làm vốn lưu động chậm lại, thu nhập của công ty giảm do nhiều nguyên nhân. Và trong điều kiện doanh thu không đổi như năm 2012, việc quản lý vốn kém hiệu quả đã làm

vốn lưu động quay chậm lạ, từ đó dẫn đến làm lãng phí một lượng vốn lưu động đáng kể. Những kết quả trên đã đặt ra yêu cầu cho công ty cần phải thăm dò và mở rộng thị trường, đấu thầu thêm dự án xây dựng đồng thời xem xét các vấn đề về tồn đọng khoản nợ phải thu khách hàng, về dự trữ tồn kho có hợp lý hay không để có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển vốn và tiết kiệm vốn hơn nữa.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG DELTA (Trang 46 - 48)