SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNGTHỰC HIỆN THỦ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại công ty cổ phần đầu tư HAP (Trang 36 - 40)

1.3.1 Các lý do khách quan phải hoàn thiện thủ tục hải quan

Về cơ bản, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và doanh nghiệp nhập khẩu hàng thương mại nói riêng đều mong muốn thực hiện các thủ tục hải quan được nhanh chóng, thuận lợi với chi phí thực hiện thấp nhất. Điều đó có nghĩa là các tiêu chí đánh giá về thủ tục hải quan của các doanh nghiệp này, đứng ở góc độ của họ, càng đạt mức cao càng tốt. Do đó bất kỳ sự hạn chế hay bất hợp lý nào trong quy trình, thủ tục hải quan cịn tồn tại, dưới góc nhìn của doanh nghiệp, cần phải được hồn thiện sửa đổi.

Thứ nhất: yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới và tạo ra sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Các định chế và tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế như WTO, AFTA, NAFTA... đã được hình thành để phục vụ cho kinh tế - quốc tế, tạo lập hành lang pháp lý chung và để các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà khơng một quốc gia nào có thể thực hiện một cách đơn lẻ. Việt Nam do vậy khơng thể đứng ngồi xu thế này.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn các nước ASEAN, vốn là những nước đã hội nhập kinh tế quốc tế trước Việt Nam, đồng thời sản xuất nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh với Việt Nam, nhất là những ngành xuất khẩu chủ lực hiện nay như nông sản, thủy sản, may mặc, giày dép. Thực tế này tạo sức ép buộc Việt Nam phải hội nhập sâu hơn và nhanh hơn để tránh nguy cơ bị tụt hậu và chịu những thua thiệt của người đi sau.

Là kết quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu ngày càng phát triển cả về mặt quy mô (số lượng và giá trị giao dịch), phương thức giao dịch (vận tải, giao nhận hàng hoá, thanh toán tiền hàng...) và tốc độ vận chuyển hàng hóa quốc tế. Những yếu tố này gây áp lực trực tiếp đến thủ tục hải quan bởi khối lượng công việc ngày một tăng lên, các giao dịch mới hoặc có tính chất phức tạp hơn phát sinh ngày càng nhiều. Trong bối cảnh đó, thủ tục hải quan vẫn cần phải đảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác hơn so với trước, nghĩa là phải có sự thay đổi để nâng cao hiệu quả cơng việc, khơng gây ách tắc hàng hố, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và giao hàng của DN, giảm thiểu chi phí.

Sự phát triển của hoạt động nhập khẩu hàng hóa thương mại dẫn tới sự tăng trưởng số lượng các doanh nghiệp trong ngành. Tình trạng gian lận thương mại là khó tránh khỏi, do vậy cải cách thủ tục hải quan là yêu cầu khách quan nhằm thúc đẩy hoạt động này, đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp. Thủ tục hải quan phải được sửa đổi, bổ sung nhằm phân loại và có biện pháp xử lý phù hợp đối các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật và các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Ví dụ, các doanh nghiệp có lịch sử chấp hành tốt pháp luật hải quan nên được giảm thiểu các thủ tục hồ sơ so với các doanh nghiệp thường xuyên có sai phạm.

Thứ hai: Yêu cầu thay đổi các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu khi tham gia vào các tổ chức khu vực và toàn cầu.

Sự tham gia của Việt Nam vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và các tổ chức thương mại khu vực như AFTA địi hỏi phải có sự thay đổi của nhiều quy định pháp luật liên quan, trong đó có quy định về thủ tục hải quan, so với trước khi gia nhập nhằm đảm bảo các thành viên tuân thủ đúng các quy định chung của tổ chức. Các quy định về miễn giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình, yêu cầu về minh bạch hố thơng tin, kê khai hải quan cũng như đảm bảo sự công bằng giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan thường là những yếu tố Việt Nam cần phải sửa đổi thủ tục hải quan của mình.

Các chuẩn mực chung của quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng thường xuyên được sửa đổi, cập nhật. Để đảm bảo phù hợp với thực tế và qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thủ tục hải quan cần phải được sửa đổi để đảm bảo phù hợp với những thay đổi của các chuẩn mực chung.

Thứ ba: Yêu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mới của doanh nghiệp địi hỏi phải có sự phát triển tương ứng từ phía cơ quan hải quan.

Doanh nghiệp là đối tượng tiên phong trong việc áp dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mới theo tiêu chuẩn khu vực, quốc tế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, nên có sự phát triển ứng dụng cơng nghệ thơng tin, kỹ năng mới trong thủ tục hải quan để đảm bảo sự tương thích, rút ngắn thời gian, chi phí cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.

Ngoại trừ các nước phát triển, các nước đang phát triển thường có một số tồn tại nhất định về thủ tục hải quan. Thứ nhất, hệ thống luật pháp, quy định về thủ tục hải quan chưa chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch. Thứ hai, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin không được nâng cấp thường xuyên để đáp ứng sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu. Thứ ba, chất lượng và đạo đức cán bộ hải quan không cao, thường phát sinh các tiêu cực trong công việc. Thứ tư, cách thức tổ chức xử lý thủ tục hải quan vẫn còn xử lý thủ công ở nhiều công đoạn quan trọng khiến doanh nghiệp tốn kém chi phí, thời gian khi khai báo thủ tục hải quan. Do vậy, khắc phục các tồn tại trên luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của cơ quan Hải quan nhằm tự hồn thiện mình và thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế, của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế.

1.3.2. Những lý do chủ quan phải thủ tục hải quan

Cải cách thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp là một yếu tố tích cực có tác dụng tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển thương mại của mỗi quốc gia.

Đối với doanh nghiệp, thủ tục hải quan thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu rút ngắn thời gian kê khai thủ tục hải quan, nhanh chóng được hưởng các ưu đãi về thuế (ân hạn nộp thuế, hoàn thuế....)., hạn chế các rủi ro về xuất nhập khẩu hàng hoá như chậm nhận hàng, giao hàng. Thủ tục hải quan đơn giản, được xử lý nhanh chóng sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cơ hội tìm kiếm và thuyết phục các bạn hàng mới hoặc đối tác liên doanh.

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐÔI VỚI HÀNG HĨA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU

TƯ HAP

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại công ty cổ phần đầu tư HAP (Trang 36 - 40)