Phân tích và xác định mức độ rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục hải quan khu công nghiệp bắc thăng long (Trang 41)

1.1.1 .Khái niệm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

2.1.2. Phân tích và xác định mức độ rủi ro

* Sơ đồ các bước tiến hành xác định rủi ro của một lô hàng:

Tham số động Tham số tĩnh Kiểm tra hàng hóa Miễn kiểm tra hàng hóa Kiểm tra chi tiết hồ sơ Luồng đỏ Luồng vàng Lựa chọn ngẫu nhiên

Bước 1 Bước 2 Bước 3

Kiểm tra sau thông quan Bước 4 Luồng xanh

Nguồn: Tổng cục Hải quan - Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày

31/12/2005

Bước 1: Xác định mức độ rủi ro thơng qua nhóm các tiêu chí động

Qua bước này có thể xác định được các thơng tin như:

 Doanh nghiệp được ưu tiên làm thủ tục hải quan (thông tin về các doanh nghiệp được cấp thẻ ưu tiên do chấp hành tốt pháp luật hải quan được cập nhật thường xuyên trong hệ thống máy tính truyền từ cơ quan Tổng cục Hải quan xuống các đơn vị địa phương)

 Doanh nghiệp có được làm thủ tục hải quan hay khơng thơng qua các thơng tin về tình hình hoạt động (doanh nghiệp đang hoạt động bình thường hay đã bị giải thể, đóng cửa) và tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp (doanh nghiệp có bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan hay không)

 Doanh nghiệp được ân hạn thuế hay khơng dựa vào thơng tin về tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp. Nếu nợ thuế quá hạn theo quy định của pháp luật, các lô hàng làm thủ tục hải quan tiếp theo của doanh nghiệp sẽ không được tiếp tục hưởng thời gian ân hạn thuế.

 Lơ hàng có thuộc diện phải kiểm tra thực tế theo quy định của pháp luật hay không

Bước 2: Xác định mức độ rủi ro thơng qua nhóm các tiêu chí tĩnh:

Đối với những lơ hàng không thuộc diện ưu tiên và không phải kiểm tra thực tế đã xác định ở bước 1, thông tin về lơ hàng tiếp tục được tính tốn mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chí rủi ro tĩnh. Cụ thể như sau:

Dựa trên tiêu chí khai báo của doanh nghiệp, đối chiếu với cơ sở dữ liệu các đối tượng rủi ro đã được tính tốn trước (thơng tin được truyền từ Tổng cục Hải quan xuống các đơn vị địa phương), hệ thống máy tính sẽ tự động tính mức độ rủi ro của từng tiêu chí. Mức độ rủi ro tổng thể của tập hợp tất cả

các tiêu chí tĩnh tương ứng với một lơ hàng cụ thể được tính tốn dựa trên cơng thức sau: K=∑ i=1 n ki R=i=1 n ki∗ri Trong đó: + R: mức độ rủi ro tổng thể

+ ri: mức độ rủi ro ước lượng của từng đối tượng + K: Tổng trọng số (là một hằng số)

+ ki: trọng số tương ứng với từng tiêu chí rủi ro + n = 6: tổng số nhóm tiêu chí đã được đề cập ở trên.

Trọng số ki thể hiện mức độ bao trùm của các đối tượng rủi ro, có thể thay đổi ở cấp Tổng cục Hải quan. Việc thay đổi dựa trên cơ sở thông tin phản hồi về kết quả kiểm tra sau khi áp dụng cơng thức tính tốn này. Ví dụ, nếu xác định yếu tố rủi ro doanh nghiệp là bao trùm thì trọng số rủi ro tương ứng với nó là cao nhất dẫn tới điểm số rủi ro chung đối với lô hàng tăng nhanh khi mức độ rủi ro doanh nghiệp cao. Tương tự như với các tiêu chí rủi ro khác.

Mức độ rủi ro ri được tính tốn, ước lượng trước theo ngun tắc: mức độ rủi ro được đánh giá theo phương pháp cho điểm, cụ thể như sau:

* Nhóm tiêu chí đánh giá phân loại doanh nghiệp:

 Tiêu chí ưu tiên cho điểm âm (-) để ưu đãi giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp, ví dụ doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan trong thời gian 02 năm (hoặc có số lượng từ 1000 tờ khai/năm trở lên): -20 điểm.

 Các tiêu chí rủi ro của doanh nghiệp: mức điểm cho đối với từng tiêu chí từ 3 đến 80 (tuỳ theo mức độ rủi ro của từng tiêu chí).

Ngồi ra, bằng các cơng cụ phân tích rủi ro chung như phân tích tỷ số, phân tích chuỗi thời gian, phân tích hồi quy và phân tích tương quan… ,cơ quan hải quan so sánh kết quả đánh giá rủi ro thu được với định mức trung bình của rủi ro có thể chấp nhận được để nhận biết đối tượng có tiềm năng rủi ro cao, các yếu tố bất thường phát sinh và phân lơ hàng vào một trong các hình thức kiểm tra sau:

Lô hàng thuộc diện kiểm tra thực tế (luồng đỏ)

Lô hàng thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ (luồng vàng) Chuyển qua bước 3 xác định lô hàng kiểm tra ngẫu nhiên

Bước 3: Những lô hàng không thuộc diện 1 và 2 trong bước 2 ở trên sẽ

được lấy ngẫu nhiên theo hàm toán học. Kết quả ở bước này sẽ lựa chọn và tiếp tục phân loại các lô hàng thành 2 diện:

Lô hàng không phải kiểm tra thực tế và kiểm tra chi tiết hồ sơ (luồng xanh) Lô hàng thuộc diện phải kiểm tra ngẫu nhiên.

Tiêu chí lấy ngẫu nhiên lơ hàng để kiểm tra (Random parameters): thông qua hàm toán học đã được xây dựng và cài đặt sẵn trong máy tính, hệ thống máy tính sẽ tự động lọc tờ khai phát sinh trong ngày tại đơn vị làm thủ tục hải quan và đưa ra lô hàng phải kiểm tra thực tế một cách ngẫu nhiên. Tại mỗi đơn vị có thể số lượng lơ hàng phải kiểm tra khác nhau, tiêu chí lựa chọn cũng khác nhau, tùy theo tình hình thực tế, nhưng tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% tổng số tờ khai làm thủ tục hải quan trong ngày và tỉ lệ hàng hóa kiểm tra khơng quá 5% lô hàng phải kiểm tra thực tế.

Bước 4: Hàng hóa sau khi thơng quan sẽ được tiến hành kiểm tra sau

thông quan để đánh giá độ chính xác, tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, làm căn cứ để hiệu chỉnh lại mức độ rủi ro ước lượng ri và trọng số rủi ro ki cho những lô hàng làm thủ tục hải quan sau.

2.1.3. Xử lý rủi ro

Căn cứ vào kết quả tính tốn mức độ rủi ro do máy tính xác định, với mức điểm rủi ro cao thì rủi ro của lơ hàng cũng bị đánh giá cao hơn và lô hàng sẽ được phân thành 3 diện:

 Hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra chi tiết hồ sơ (hàng hóa thuộc luồng xanh)

Hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế và phải kiểm tra chi tiết hồ sơ (hàng hóa thuộc luồng vàng)

Hàng hóa phải kiểm tra thực tế (hàng hóa thuộc luồng đỏ)

* Hàng hóa thuộc luồng xanh: dành cho các đối tượng chấp hành tốt pháp luật hải quan, được cấp thẻ ưu tiên và chỉ phải chịu sự kiểm tra về tính đầy đủ, phù hợp về nội dung khai báo với các chứng từ có trong bộ hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật, không phải chịu sự kiểm tra thực tế hàng hóa

* Đối với hàng hóa thuộc luồng vàng, mặc dù khơng thuộc diện phải kiểm tra thực tế như hàng hóa thuộc luồng đỏ, nhưng các cán bộ hải quan phải kiểm tra tính chính xác, sự phù hợp của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan với các nội dung khai trong tờ khai hải quan về tên hàng, mã số, số lượng, chất lượng, trọng lượng, xuất xứ của hàng hoá, căn cứ kê khai thuế theo quy định, và kiểm tra việc thực hiện các quy định về thủ tục hải quan, về chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác có liên quan.

* Hàng hóa thuộc luồng đỏ: gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan hoặc hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; hàng hóa qua kết quả phân tích thơng tin của cơ quan hải quan xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan, hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra ngẫu nhiên. Hàng hóa thuộc diện này ngồi việc

phải kiểm tra chi tiết hồ sơ như đối với hàng hóa luồng vàng cịn phải chịu sự kiểm tra thực tế hàng hóa tồn bộ hay theo tỷ lệ, tùy theo mức độ rủi ro được đánh giá và được thực hiện trực tiếp bởi các cán bộ hải quan được phân cơng kiểm hóa.

2. 3. Thực trạng cơng tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại

2.3.1 Các kết quả đạt được

* Quy trình thủ tục hải quan mới được đánh giá là hiện đại, phù hợp với quy định, chuẩn mực trong các công ước quốc tế nhằm hướng tới một môi

trường lành mạnh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và du khách nước ngoài. Việc cải cách thủ tục theo hướng quản lý rủi ro đã mang lại những lợi ích to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp, môi trường hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài.

* Năm 2013

- Hàng hóa xuất nhập khẩu:

Số lượng tờ khai Kim ngạch XNK (USD) So với ước thực hiện năm 2013 Tổng số % so với cùng kỳ năm 2012 Tổng số % so với cùng kỳ năm 2012 Tờ khai Kim ngạch Xuất khẩu - Mậu dịch - PMD - Khác 69 305 100 97,2 100 3.594.125.207 1.314.588 112 320 106% 109% Nhập khẩu - Mậu dịch - PMD - Khác 94 315 100 3.379.889.265 118 109% 94%

- Tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử:

Làm thủ tục thực hiện hải quan điện tử là 163.620, tổng số tờ khai chiếm 99% với tổng kim ngạch là 6,974 tỷ USD.

- Tình hình thực hiện thủ tục tại kho ngoại quan: + Tổng số tờ khai nhập kho ngoại quan: 3.222 tờ khai

+ Tổng số tờ khai nhập đối ứng từ kho ngoại quan: 12.375 tờ khai. + Tổng số tờ khai đã thanh khoản: 3.061 tờ khai.

+ Tổng số tờ khai chưa đến thời hạn thanh khoản: 1.014 tờ khai. + Tờ khai kho CFS: 2.337 tờ khai đóng ghép trong 349 container. Các mặt hàng chủ yếu là hạt nhựa, linh kiện máy in .....

* Công tác quản lý rủi ro:

- Tổ quản lý rủi ro của chi cục đã tiến hành xây dựng hồ sơ doanh nghiệp: 174, hồ sơ rủi ro 36.

- Tiến hành xây dựng tiêu chí chỉ số đánh giá hoạt động cụ thể: + 10 tiêu chí phân tích

+ 3 tiêu chí hồ sơ phúc tập ngay trong ngày - Số lượng tờ khai và tỷ lệ phân luồng

Luồng xanh: 130.128 TK chiếm 79,53 % Luồng xanh điều kiện: 71 TK chiếm 0.0043 % Luồng vàng : 22.405 TK chiếm 13.7 % Luồng đỏ: 11.016 TK chiếm 6.765 %

- Số lượng TK phân lường phát hiện có vi phạm: 173 trường hợp trong đó 114 trường hợp lập biên bản chứng nhận xác nhận lại tên hàng, mã HS, theo kết quả phân tích phân loại và kiểm tra thực tế hàng hóa; 59 trương fhowpj lập biên bản chứng nhận xác nhận lại ký mã hiệu, xuất xứ, đơn vị tính...

- Lý do điều chỉnh luồng, kết quả xử lý với việc chuyển luồng: Một số trường hợp chuyển luồng do nợ C/O gốc, hàng nhập khẩu có giấy phép, hàng

tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, chứng từ và khai báo chưa mơ tả rõ hàng hóa cần chuyển luồng kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định chính xác.

* Năm 2014

Trong năm 2014 đã đăng ký làm thủ tục cho TK xuất nhập khẩu: - Tổng số: 203.196 TK

+ Tổng số TK nhập khẩu: 110.113 TK + Tổng số TK xuất khẩu: 93.083 TK

- Tổng kim ngạch XNK : 6.313.223.794 USD + Nhập khẩu : 2.934.248 USD

+ Xuất khẩu: 3.378.975.392 USD

So với năm 2013 thì số TK tăng 39.566 TK

- Năm 2014 chi cục đã thực hiện làm thủ tục cho 156.847 tờ khai điện tử trong đó :

+ Xuất khẩu là 73.362 TK + Nhập khẩu là 83.485 TK Về tỷ lệ phân luồng như sau:

Luồng xanh: 112.715 TK chiếm 71,86 % Luồng vàng: 36.546 TK chiếm 23,3 % Luồng đỏ: 7586 TK chiếm 4,84 %

- Tình hình thực hiện thủ tục tại kho ngoại quan: + Tổng số TK nhập kho ngoại quan: 3.335 TK

+ Tổng số TK nhập hàng từ kho ngoại quan: 11.806 TK

+ Tổng số TK đã thanh khoản: 3.544 TK; gia hạn 222 hợp đồng. + TK kho CFS: 1787 TK đóng ghép trong 298 container.

- Công tác quản lý rủi ro được chi cục quan tâm, thường cuyên cập nhập thông tin doanh nghiệp vào chương trình quản lý thơng tin doanh nghiệp CI02 đúng thời gian quy định.

- Chi cục tiến hành xây dựng hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm được 25 hồ sơ rủi ro của các doanh nghiệp trọng điểm, thống nhất đưa 05 doanh nghiệp quản lý trọng điểm.

- Tiến hành xây dựng tiêu chí chỉ số đánh giá hoạt động cụ thể: 10 tiêu chí phân tích.

- Số lượng TK và tỉ lệ phân luồng kiểm tra thực tế: 7586 TK

- Số lượng TK phân luồng phát hiện vi phạm: 80 trường hợp khai sai mã số, thuế suất lần đầu, 31 trường hợp áp lại mã số và đã ra quyết định ấn định thuế tăng thêm với tổng số tiền là 222.600.853 VND, khơng có trường hợp nào phải lập biên bản vi phạm hành chính.

* Năm 2015

Trong năm 2015 đã đăng ký làm thủ tục cho TK xuất nhập khẩu: - Tổng số: 193.396 TK đạt 95,17 % so với cùng kỳ năm 2014 + Tổng số TK nhập khẩu: 82.687 TK

+ Tổng số TK xuất khẩu: 110.709 TK

- Tổng kim ngạch XNK : 7.142.020.567,7 USD đạt 113,13 % so với cùng kỳ

năm 2014

+ Nhập khẩu : 2.958.797.910 USD + Xuất khẩu: 4.183.222.657,7 USD Về tỷ lệ phân luồng như sau:

Luồng xanh: 146884 TK chiếm 75,95 % Luồng vàng: 39511 TK chiếm 20,43 % Luồng đỏ: 7001 TK chiếm 3,62 %

- Tình hình thực hiện thủ tục tại kho ngoại quan + Tổng số TK nhập kho ngoại quan: 3117 TK

+ Tổng số TK nhập hàng từ kho ngoại quan: 10.722 TK + Tổng số TK đã thanh khoản: 2.986 TK;

* Công tác quản lý rủi ro:

- Luôn quán triệt các văn bản, phân công cán bộ chuyên trách cụ thể, theo dõi, thu thập thơng tin, nắm tình hình, đánh giá sự tuân thủ pháp luật, xây dựng hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm.

- Chỉ đạo chú trọng kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ thơng tin tờ khai; thu thập, phân tích thơng tin hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp, đối chiếu với các thông tin doanh nghiệp khai báo về mã hàng, xuất xứ, số lượng, trọng lượng,... nhằm phát hiện những bất hợp lý, dấu hiệu nghi vấn; tăng cường kiểm tra, kiểm sốt doanh nghiệp có hành vi khai báo sai mã hàng, khai trùng nhiều tờ khai, liên tục hủy tờ khai, chấp hành không đúng các quy định trong kiểm tra hồ sơ. Kết quả các chỉ tiêu về hồ sơ doanh nghiệp, hồ sơ rủi ro đều vượt chỉ tiêu được giao.

- Hồ sơ doanh nghiệp: 121 , đạt: 192,06 % chỉ tiêu được giao. - Hồ sơ rủi ro: 92, đạt: 460% chỉ tiêu được giao.

* Đánh giá kết quả áp dụng phân luồng: Áp dụng tiêu chí phân luồng Chính xác Chính xác một phần Khơng chính xác Lý do Áp dụng tiêu chí động Áp dụng tiêu chí tĩnh x

NL đưa vào sx bộ linh kiện lắp ráp máy xác định theo tiêu chí hàng

tiêu dùng Chuyển luồng x

* Đánh giá mức độ rủi ro của các nhóm tiêu chí:

Nhóm tiêu chí Rủi ro cao Rủi ro trung

bình Rủi ro thấp

Loại hình doanh nghiệp TNHH DNNN

Liên doanh, 100% vốn nước ngồi Loại hình xuất nhập khẩu KD, GC, SXXK ĐT-KD ĐT

Hàng hóa Tiêu dùng NL đưa vào sản xuất

Máy móc, thiết bị

Xuất xứ Trung quốc Hàn Quốc,

Châu Âu Mỹ, Nhật

2.3.2 Một số vấn đề tồn tại

Về văn bản quy phạm pháp luật:

Hải quan là cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực hải quan. Công cụ hỗ trợ công việc quan trọng nhất là hệ thống văn bản pháp luật. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục hải quan khu công nghiệp bắc thăng long (Trang 41)