Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục hải quan khu công nghiệp bắc thăng long (Trang 58 - 60)

1.1.1 .Khái niệm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

2.3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Các nguyên nhân chủ quan nằm ở hệ thống chính sách liên quan và con người thực thi QLRR.

Nguyên nhân chủ quan đầu tiên là hệ thống chính sách và luật pháp kinh tế ở nước ta đang trong quá trình hình thành và dung hịa với các nước khác nên hay thay đổi và chưa được rà soát kỹ càng để loại trừ các bất đồng cũng như bổ sung nhiều điểm khiếm khuyết. Chính vì thế QLRR buộc phải triển khai trên nền tảng chính sách phân tán, đơi khi khơng nhất qn và thậm chí cịn mâu thuẫn với nhau.

Ngun nhân chủ quan thứ hai là một số bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu cải cách hải quan theo hướng hiện đại nhưng ngại học tập, thay đổi. Trên thực tế họ là những người cố níu kéo cách làm cũ vừa để phù hợp với cá nhân, vừa để có lợi ích riêng từ cơng việc kiểm sốt trực tiếp. Nếu khơng tuyên truyền để họ thay đổi thì quá trình cải cách theo hướng áp dụng QLRR sẽ khó. Bên cạnh đó, sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan Bộ, ngành, cấp chính quyền địa phương và cá nhân (ví như vấn đề chữ ký số, quy hoạch cảng, mã số hàng hóa…) càng làm cho việc kết nối, trao đổi thông tin chưa đạt hiệu quả.

Nguyên nhân chủ quan thứ ba là Tổng cục Hải quan còn chậm triển khai một số công đoạn tạo tiền đề cho các công đoạn áp dụng QLRR khác. Các chương trình phần mềm của từng nhóm nội dung cơng tác nghiệp vụ Hải quan

chưa tương thích với nhau và khó tích hợp để phục vụ mơ hình quản lý mới. Chương trình tự động hóa phục vụ thí điểm thủ tục hải quan điện tử cịn bất cập trong triển khai thực hiện, mức độ tự động hóa thấp; khả năng kết nối mạng với các đối tác cũng như các cơ quan liên quan gặp khó khăn như kết nối mạng với kho bạc, ngân hàng…; hạ tầng mạng chưa ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, khơng đảm bảo an ninh an tồn; phần mềm và dữ liệu cho hệ thống quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế…

Nguyên nhân chủ quan nữa là bản thân ngành Hải quan thời gian qua cũng chưa có một quy định cụ thể, rõ ràng về công việc và trách nhiệm của các cấp đơn vị hải quan và cá nhân khơng tích cực áp dụng QLRR. Do vậy nảy sinh tư tưởng chây ì, ỷ lại của các đơn vị, cho rằng QLRR là việc của cấp khác, chỉ khi nào cấp trên chỉ đạo gắt gao mới nhúc nhắc triển khai.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG

Với những vấn đề còn tồn tại đã nêu tại mục 2.3.2 chương 2, trong phạm vi đề tài này, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục hải quan KCN Bắc Thăng Long. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục hải quan khu công nghiệp bắc thăng long (Trang 58 - 60)