Tăng cường hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục hải quan khu công nghiệp bắc thăng long (Trang 69 - 73)

1.1.1 .Khái niệm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động hải quan, nhất là khi áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, trao đổi thông tin, dữ liệu lại càng trở nên cần thiết. Vì vậy, ngồi việc tham gia và thực hiện một cách đầy đủ vào các cam kết quốc tế như WCO, Công ước Kyoto sửa đổi, hợp tác hải quan ASEAN…, Hải quan Việt Nam nói chung và Chi cục nói riêng cần tăng cường hỗ trợ, hợp tác với hải quan các quốc gia có hoạt động thương mại chính đang diễn ra, phát triển các mối quan hệ ngoại giao biên giới, hướng tới thỏa thuận thực hiện quy chế thủ tục kiểm tra hải quan đơn giản, thuận lợi hơn nhờ sự phối hợp kiểm tra một lần đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước láng giềng, tránh phải tiến hành kiểm tra trùng lặp 2 lần tại cả 2 quốc gia đối với một lơ hàng hóa. Thực hiện trao đổi thơng tin hai chiều giữa cơ quan hải quan các nước xuất khẩu, nhập khẩu cũng góp phần quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu được chặt chẽ hơn, là cơ sở để đánh giá và kiểm sốt rủi ro hiệu quả.

Bên cạnh đó, Chi cục cần tích cực cử các cán bộ đi đào tạo, nâng cao trình độ tai các nước có trình độ hải quan phát triển khi điều kiện thực tế cho phép.

Trong quản lý Hải quan hiện đại, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro được coi là sự lựa chọn không thể thiếu, giúp quản lý một cách có trọng điểm, thủ tục thơng quan hàng hóa được thuận tiện và nhanh chóng. Sau hơn hai năm thực hiện phương pháp quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan, một trong những kết quả được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận là thời gian thơng quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đã được rút ngắn đáng kể. Điều đáng nói là nhờ hệ thống phân tích, xử lý thơng tin của cơ quan Hải quan, đã phân loại được doanh nghiệp để thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật.

Để tiếp tục áp dụng có hiệu quả phương pháp QLRR, ngành Hải quan cần tăng cường việc thu thập, phân tích rủi ro trước, trong và sau khi thơng quan, từ đó xác định lơ hàng trọng điểm chính xác hơn, giúp đưa ra quyết định hình thức, mức độ kiểm tra chuẩn xác, thực sự tạo điều kiện cho DN trong sạch. Bên cạnh đó, hồn thiện cơ sở pháp lý để tạo thuận lợi cho hoạt động thu thập, trao đổi, cung cấp thơng tin nghiệp vụ hải quan, trong đó đáng chú ý là các văn bản trao đổi thông tin giữa hải quan với cơ quan Thuế, Kho bạc; giữa Bộ Tài chính và các ngành liên quan.

Xây dựng khung pháp lý đảm bảo Hải quan, DN và các cơ quan chức năng thống nhất thực hiện. Điểm đáng chú ý là sẽ có quy định rõ ràng hơn để ưu tiên, ưu đãi thích hợp cho những đối tượng chấp hành tốt, có hình thức xử phạt đúng mức đối với đối tượng vi phạm.

Vì bản thân cịn ít nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, chắc chắn chuyên đề này sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cơ giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị

Thương Huyền và các cô chú, anh chị tại Chi cục hải quan KCN Bắc Thăng

Long đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2005), Thơng tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005

hướng dẫn thi hành Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005.

2. Chính phủ (2005), Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy

định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

3. Quyết định 48/2008 QD-BTC ngày 04/07/2008 về việc ban hành quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

4. Quyết định 2148/QD-TCHQ ngày 31/12/2005 về việc ban hành "Quy

chế áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại".

5. Chương trình hợp tác kỹ thuật Hải quan Nhật Bản (2006), Khóa đào

tạo về quản lý rủi ro tại Việt Nam

6. Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới (1999), Cơng ước quốc tế về hài

hịa và đơn giản hóa thủ tục Hải quan (Cơng ước Kyoto sửa đổi và bổ sung),

tháng 6/1999

7. Hội thảo sơ kết rút kinh nghiệm sau hai tháng triển khai Thủ tục hải quan điện tử, http://customs.gov.vn, (08/11/2005)

8. Luật Hải quan đã được sửa đổi bổ sung năm 2005 (2005), điều 11,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9. Song Minh (2006), Quy trình quản lý rủi ro của Hải quan Liên minh

Châu Âu, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, số 1+2

10. Những vấn đề đặt ra khi áp dụng phương pháp quản lý rủi ro,

11. Tổng cục Hải quan (2006), Quyết định 874/QĐ-TCHQ ngày

15/05/2006 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại

12. Tổng cục Hải quan (1952), Quyết định 1952/QĐ-TCHQ ngày

19/12/2005 về việc cấp thẻ ưu tiên thủ tục Hải quan cho doanh nghiệp.

13. Thiên An (2005), Quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan, Tạp chí Nghiên cứu hải quan, số 1.

14. Bộ Tài chính (2004), Quyết định 810/QĐ-BTC ngày 16/03/2006 về kế

hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2004 –

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục hải quan khu công nghiệp bắc thăng long (Trang 69 - 73)