Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Oda Của Nhật Bản Vào Ngành Hả

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý nguồn vốn tài trợ của nhật bản cho dự án VNACCSVCISm (Trang 43 - 48)

6. Kết cấu luận văn

2.3 Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Oda Của Nhật Bản Vào Ngành Hả

Quan Ở Việt Nam

2.3.1 Kết quả đạt được

- Hệ thống triển khai theo đúng kế hoạch, tiến độ, không gây xáo trộn lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu

+ Hải quan và Doanh nghiệp có khả năng nhanh chóng tiếp cận với hệ thông mới + Việc thực hiện thông quan đi vào ổn định

+ Việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước được đảm bảo, chặt chẽ và hiệu quả

+ Tỷ lệ phân luồng hợp lý

+ hệ thống vận hành ổn định, đúng thiết kế

+ Hạ tầng kĩ thuật được chuyển đổi và nâng cấp hiện đại, tiên tiến

-Triển khai đúng cam kết của 2 chính phủ Việt Nam và Nhật Bản + Ðây là dự án lớn nhất từ truớc dến nay của Ngành HQ (quy mô, sự phức tạp, mức dộ ảnh huởng rộng lớn tới hoạt dộng làm thủ tục HQ,

thời gian triển khai ngắn, dồn dập - 2 nam, khối luợng công việc dồ sộ chua từng có tiền lệ. Đưa HT vào triển khai từ 1/4/2014 là thành công lớn, làm tăng uy tín, sự nể phục và tin tuởng của phía Nhật Bản dối với HQ Việt Nam

- Triển khai đúng lộ trình, kế hoạch

-Việc triển khai khơng chỉ thay đổi về cơng nghệ mà cịn về quy trình thủ tục, thói quen và cách thức làm Hải quan

- Nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực

Thông qua các dự án xây dựng phát triển ngành Hải quan, nguồn nhân lực trong ngành có cơ hội được đào tạo và tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật công nghệ. Cán bộ trực tiếp tham gia đội ngũ quản lý và xây dựng dự án VNACCS/VCIS có sử dụng nguồn vốn ODA cũng có cơ hội tiếp xúc và cọ sát với kỹ sư xây dựng, thiết kế, quản lý và thực hiện của đơn vị cung cấp thiết bị và tư vấn từ nước cung cấp. Đây là thực sự là cơ hội tốt để đội ngũ cán bộ trong ngành được học hỏi, nâng cao trình độ thực hành của mình.

- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan

+ Việc áp dụng VNACCS/VCIS giúp rút ngắn thời gian thông quan

+ Hệ thống VNACCS/VCIS hỗ trợ khai tự đông nhiều chỉ tiêu giúp doanh nghiệp hạn chế sai sót

+ Giảm phụ thuộc vào giấy tờ

- Nâng cao năng lực của Nhà nước về Hải quan

2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những lợi ích rõ ràng như đã nêu, ngành Hải quan cũng cần có sự đánh giá sâu rộng hơn về bản chất của ODA khi sử dụng nguồn vốn này. Vì hầu hết nguồn vốn đầu tư vào dự án VNACCS/VCIS là vốn vay không hồn lại do đó cần đánh giá hiệu quả của vốn vay tới lợi ích quốc gia, các mặt lợi và hại. Trong quá trình tiến hành các dự án ODA của Nhật Bản , chúng ta đã bộc lộ những mặt hạn chế sau:

- Chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án làm giảm hiệu quả sử dụng ODA, lòng tin của nhà tài trợ và làm tăng kinh phí của dự án

Việc thực hiện dự án khơng đúng theo tiến độ có ảnh hưởng rất lớn đối với ngành Hải quan. Cụ thể đó là làm chậm tiến trình đơn giản hóa thủ tục hải quan, hiện đại hóa ngành để bắt kịp với các nước khác

Thời gian chuẩn bị dự án còn kéo dài, từ khâu đề xuất ý tưởng tới khâu kí điều ước quốc tế; thời gian khởi động dự án chậm: Thời gian từ khi hiệp định được phê chuẩn cho tới thời điểm trao thầu đầu tiên mất tới 14-30 tháng, dẫn đến dự án không đạt tiến độ ban đầu và phải gia hạn thêm. Một số nguyên nhân là:

Thứ nhất, vẫn còn một số bất cập về khung pháp lý về việc sử dụng vốn ODA, như chính sách thuế, luật điều chỉnh hoạt động đầu tư ODA, mâu thuẫn với với nhà tài trợ trong việc áp dụng nguồn luật nào. Các thủ tục xét duyệt dự án ODA trong nước phải qua quá nhiều cấp, lại thiếu minh bạch vừa phức tạp, vừa tốn kém. Thủ tục giải ngân thường bị kéo dài, làm mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp, tăng thêm rủi ro về tỷ giá dẫn tới dự án bị giảm hiệu quả và tăng thêm gánh nặng nợ quá hạn cho Chính phủ.

Thứ hai, thiếu vốn đối ứng cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tốc độ giải ngân vốn ODA cho ngành điện. Do đặc thù của ngành, các dự án đầu tư thường có quy mơ rất lớn, do vậy việc tìm được nguồn vốn đối ứng cho những dự án này là điều hồn tồn khơng dễ dàng.

Thứ ba, công tác đấu thầu, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, tuyển chọn tư vấn phức tạp kéo dài (thường phải mất trên một năm), lại thiếu minh bạch, do vậy ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nhà thầu và tới tiến độ chung của dự án.

Thứ tư, những trở ngại trong cơng tác giải phóng mặt bằng, bồi thường giải phóng mặt bằng cũng là một trong những yếu tố gây nên sự chậm trễ của công tác giải ngân vốn. Điều này các cơng trình cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin cịn chậm so với tiến đọ của dự án

Nhìn chung, các dự án sử dụng vốn ODA đều có những điều khoản ràng buộc nhất định mà những điều kiện ràng buộc đó đơi khi gây bất lợi cho phía Việt Nam. Hầu hết các khoản ODA đa phương ràng buộc một số điều kiện như cải cách cơ chế và các chỉ số tài chính của ngành Hải quan. Các điều kiện ràng buộc Nhật Bản với với dự án VNACCS/VCIS đó là bên phía Việt Nam chỉ được sử dụng cán bộ và công nghệ của Nhật Bản. Đây vừa là lợi ích và thách thức cho phía Việt Nam

Bên cạnh đó, cơng tác thẩm định cấp vốn thủ tục rút vốn của Nhật Bản rất khó khăn và phức tạp, điều này cũng gây nhiều khó khăn cho bên Việt Nam khi thực hiện cơng trình.

- Cán bộ, cơng chức trong tồn ngành cịn gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong việc tiếp cận, nắm bắt và thao tác trên hệ thống.

- - Mức độ quan tâm và tham gia của doanh nghiệp khá hạn chế. Số lượng doanh nghiệp tham gia các pha đầu của giai đoạn chạy thử chưa cao.

2.3.3. Nguyên nhân

- Chính sách hỗ trợ tiếp nhận vốn ODA của ta còn nhiều bất cập, khiến cho

việc triển khai và thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn

- Đây là hệ thống mới, phức tạp. Khối lượng công việc đặc biệt lớn nên việc rà sốt các chỉ tiêu thơng tin trong một thời gian ngắn gặp rất nhiều khó khăn, đơi khi dễ dẫn đến sự thiếu sót, làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung.

- Cường độ làm việc giữa các phiên họp rất cao, trung bình định 01 tháng/phiên, mỗi phiên diễn ra trong khoảng 2 tuần, đồng thời xen kẽ là các cuộc họp xử lý tình huống. Thời gian hữu dụng để xử lý các vấn đề kỹ thuật và nghiệp vụ giữa các phiên rất gấp rút trong khi khối lượng công việc đặc biệt lớn, nhiều hạng mục phải thực hiện đồng thời, song song, dồn dập trong khoảng thời gian ngắn. Một số vấn đề vượt ngoài thẩm quyền của dự án, buộc phải báo cáo lên cấp trên.

- Số lượng cán bộ dự án không đổi trong khi số lượng công việc tăng nhanh và sức ép lớn. Các chuyên gia nhóm làm việc vừa phải nghiên cứu hệ thống của Nhật; vừa thiết kế quy trình nghiệp vụ cho phía Việt Nam; vừa phải viết tài liệu đào tạo, vừa hướng dẫn hải quan địa phương; vừa học cách sử dụng thành thạo hệ thống,

vừa phải trực Help Desk để trả lời vướng mắc; vừa tham gia các nhóm làm việc, vừa phải xử lý công việc thường xuyên tại đơn vị nên gặp rất nhiều khó khăn, vất vả trong q trình thực hiện.

- Việc nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin với nhiều thủ tục đấu thầu mua sắm mất nhiều thời gian và phụ thuộc vào các bên liên quan. Tiến độ đầu tư của các bên liên quan phía Việt Nam trong cơ chế một cửa nói chung chậm hơn so với tiến độ dự án.

- Công tác đào tạo, tập huấn chủ yếu dựa trên tài liệu, khơng có giao cụ trực quan là hệ thống thật để giới thiệu và trình bày. Hệ thống chỉ có trong giai đoạn vận hành thử nên buộc phải đào tạo lại.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN VỐN ODA

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý nguồn vốn tài trợ của nhật bản cho dự án VNACCSVCISm (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)