1.3.3 .Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công
2.3. Công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia cơng cho thương
2.3.3. Một số vướng mắc còn tồn tại và nguyên nhân khi thực hiện thủ tục hả
hải quan đối với hàng hóa nhận gia cơng cho thương nhân nước ngồi
Những vướng mắc còn tồn tại
Nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn do suy thối kinh tế tồn cầu, ảnh hưởng rất to lớn đến hoạt động XNK của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc thu, nộp ngân sách trên địa bàn. Đặc biệt do kinh doanh khó khăn nên dẫn đến việc nợ đọng thuế kéo dài, khó địi ảnh hưởng đến số nợ thuế của đơn vị.
Thứ hai, công tác tổ chức cán bộ:
Do yêu cầu phải luận chuyển cán bộ công chức trong ngành Hải quan nên đội ngũ cán bộ không ổn định. Một số cán bộ có kinh nghiệm phải chuyển đi, số mới đến chưa quen việc nên hiệu quả làm việc không cao. Nhân sự trong đơn vị trong năm có sự thay đổi xáo trộn thêm vào đó số lượng cán bộ cơng chức trong đơn vị giảm nhưng số lượng công việc lại tăng do vậy ảnh hưởng đến công tác chuyên môn trong đơn vị. Đội ngũ cán bộ cơng chức có trình độ khơng đồng đều, chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu hiện đại hố Hải quan thêm vào đó là cán bộ công chức nghỉ chế độ do ốm đau, thai sản cũng ảnh hưởng đến công tác.
Thứ ba, cơng tác thu địi nợ thuế:
Số doanh nghiệp nợ thuế cũ vẫn còn. Để xảy ra tình trạng này là do một số doanh nghiệp vướng mắc về chứng từ trong bộ hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu sản xuất xuất khẩu, một số doanh nghiệp giải thể, thay đổi địa bàn làm việc mà không thông báo với cơ quan Hải quan. Đặc biệt, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn tới nợ thuế, khó có khả năng thu địi.
Việc thực hiện cơng tác trị giá tính thuế cịn khó khăn do hạn chế về lĩnh vực này của cả Hải quan và doanh nghiệp.
Thứ tư, khó khăn từ phía doanh nghiệp:
Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động gia công cho thương nhân nước ngồi phát triển, nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi cho hoạt động này. Đặc biệt là việc miễn thuế nhập khẩu cho nguyên liệu nhập khẩu để gia cơng cho thương nhân nước ngồi và miễn thuế xuất khẩu cho
sản phẩm gia công xuất trả. Quyền lợi là điều các doanh nghiệp được hưởng từ các chính sách, nhưng nghĩa vụ quyết tốn với cơ quan Nhà nước thì doanh nghiệp cịn cố tình chậm thực hiện, kéo dài thời gian.
Thứ năm, trong quá trình làm thủ tục hải quan với hàng hóa nhận gia
cơng cho thương nhân nước ngồi có một số khó khăn khác mà Chi cục Hải quan Hưng Yên gặp phải như:
- Một số những vướng mắc về cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước, những bất cập trong quy trình thủ tục hành chính hải quan như: chính sách thuế xuất nhập khẩu, thời hạn nộp hồ sơ hồn thuế khơng rõ ràng; lỗi trong hệ thống thông quan điện tử dẫn đến một số trường hợp vướng mắc; nhiều Bộ, Ngành cùng tham gia quản lý một mặt hàng; máy móc thiết bị phục vụ cơng tác Hải quan cịn lạc hậu…
- Các chính sách ưu đãi về thuế như: nguyên liệu nhập khẩu để gia cơng cho thương nhân nước ngồi được miễn thuế nhập khẩu, và khi xuất trả được miễn thuế xuất khẩu. Bên cạnh đó, sản phẩm gia cơng sau khi hồn thành có thể được xuất trả nhưng cũng có thể được chuyển tiếp, dùng để thanh tốn tiền gia cơng… chưa được quy định chặt chẽ dẫn đến thực tế khó quản lý cho cơ quan Hải quan.
- Tuy đã có định nghĩa ngun vật liệu chính và ngun vật liệu phụ tại Thơng tư 13/2014/TT-BTC nhưng việc phân chia này vẫn chưa phù hợp với tập qn cũng như thơng lệ quốc tế vì có những sản phẩm khơng thể phân biệt nguyên vật liệu cấu thành là chính hay là phụ, gây khó khăn cho việc khai báo và quản lý.
- Phần mềm thanh khoản trên máy với loại hình hàng gia cơng tại Chi cục vẫn còn một số hạn chế. Do hạn chế về tốc độ truyền dữ liệu, bất lợi khách quan tác động lên hệ thống mạng (thời tiết, vi rút…) nên có một số
trường hợp Công chức Hải quan phải kiểm tra lại cả trên giấy tờ và trên máy, gây mất nhiều thời gian và công sức.
- Khi làm thủ tục thanh khoản cho hợp đồng gia cơng, do trình độ của doanh nghiệp, khơng tìm hiểu thường xun về các văn bản hướng dẫn mới, hoặc do ý thức mà các biểu mẫu sử dụng để nộp trong hồ sơ thanh khoản bị doanh nghiệp làm sai, không theo đúng mẫu quy định hoặc nhầm lẫn mẫu, sai số liệu. Công chức Hải quan tại Chi cục phải kiểm tra trên giấy tờ, phát hiện thấy sai sót hoặc có hành vi gian lận thì u cầu doanh nghiệp giải trình hoặc yêu cầu họ làm lại các biểu mẫu trong hồ sơ thanh khoản.
- Một số quy định về thủ tục hải quan chuyển tiếp sản phẩm và xuất khẩu tại chỗ hàng gia công sau khi hết hiệu lực chưa được rõ ràng, gây khó khăn cho các cán bộ Hải quan trong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay hủy tờ khai.
- Vướng mắc trong việc nhập thông tin của hợp đồng trong khai báo hải quan điện tử.
- Hồ sơ bị chuyển luồng sau khi sửa chữa tờ khai.
- Cho đến nay, ngành Hải quan đã xây dựng được hệ thống các văn bản pháp lý đảm bảo cơ sở cho việc triển khai áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan. Nhưng trong thực tế, các quy định chưa được thực hiện một cách đầy đủ, mà rào cản lớn nhất là thiếu kinh nghiệm, thiếu đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ QLRR nên việc phân tích đánh giá, xây dựng tiêu chí QLRR chưa đáp ứng được với yêu cầu.
- Một bộ phận cán bộ cơng chức có trách nhiệm nhưng thờ ơ, không quan tâm đến công tác QLRR và một bộ phận doanh nghiệp đang lợi dụng cơ chế QLRR để thông qua các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật Hải quan để buôn lậu, trốn thuế.
- Sự phối hợp trao đổi thông tin nghiệp vụ giữa các bộ phận nghiệp vụ trong Chi cục Hải quan, Cục Hải quan chưa được các đơn vị quan tâm, duy trì thường xuyên, kịp thời nên hiệu quả áp dụng một số phương pháp xử lý rủi ro chưa cao.
- Chưa có quy định cụ thể yêu cầu doanh nghiệp hợp tác trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan Hải quan.
- Hệ thống kỹ thuật hỗ trợ QLRR đang được nâng cấp trong q trình hồn thiện nân ảnh hưởng đến việc khai thác, cập nhật và thực hiện QLRR tại các đơn vị.
- Công tác xử lý nguyên liệu thừa của hợp đồng gia công thực hiện theo Thông tư 13/2014/TT-BTC ngày 24/01/2014. Nhưng trên thực tế có rất nhiều khía cạnh phức tạp cho cơng tác quản lý vì có thể phát sinh nhiều tình huống doanh nghiệp cố tình gian lận, tạo khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc thanh khoản hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công.
- Với những thay đổi mới của Luật Hải quan 2014, theo đó là Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thơng tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính đã khiến cho thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và hàng hóa nhận gia cơng nói riêng thay đổi rất nhiều. Trong giai đoạn chuyển giao này thì sẽ có khơng ít vướng mắc mà cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp gặp phải. Việc doanh nghiệp có thể chọn địa điểm làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhận gia cơng ở Chi cục Hải quan nào thuận tiện sẽ gây khơng ít khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc quản lý và kiểm tra báo cáo quyết tốn khi đến hạn. Ngồi ra, cơng tác kiểm tra sau thơng quan cịn nhiều khó khăn dẫn đến việc thực hiện theo hệ thống pháp luật mới gặp trở ngại.
Nguyên nhân:
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý có liên quan trong việc trao đổi các thơng tin liên quan đến công tác gia công cho thương nhân nước ngồi.
- Hệ thống phân luồng tự động cịn chưa hiệu quả, do hạ tầng cơ sở, ngân hàng dữ liệu cịn nghèo nàn nên tính khách quan chưa cao. Trong nhiều trường hợp, lãnh đạo Chi cục phải quyết định phân luồng nên áp lực công việc lớn, mất nhiều thời gian.
- Các văn bản pháp luật mới mới được ban hành và bước đầu được áp dụng nên còn tạo nhiều vướng mắc, cần được trao đổi và thảo luận giữa cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.
- Cơ sở dữ liệu cho quản lý rủi ro cịn ít, chưa đáp ứng được thực tế yêu cầu. - Trình độ nghiệp vụ của nhân viên Hải quan tạo Chi cục vẫn còn chưa cao.
Thứ hai, từ phía doanh nghiệp:
- Tính tuân thủ pháp luật của một số doanh nghiệp là chưa tốt, một vài doanh nghiệp lợi dụng sự thơng thống của chính sách quản lý nhằm mục đích gian lận thương mại vì hàng hóa nhận gia cơng cho thương nhân nước ngồi thuộc diện miễn thuế. Điều này làm cho công tác quản lý chống buôn lậu và gian lận thương mại gặp phải khơng ít khó khăn, ảnh hưởng xấu đến mơi trường kinh tế, xã hội, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
- Một số doanh nghiệp cố tình trây ỳ, gây khó khăn cho cơng tác thanh khoản.
- Các doanh nghiệp thực hiện nhận gia cơng hàng hóa cho thương nhân nước ngồi thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là làm thủ cơng của tư nhân nên trình độ hiểu biết về luật pháp cịn hạn chế, trình độ ngoại thương của nhân viên chưa đáp ứng được. Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp không hiểu biết về hàng hóa nhập khẩu dẫn đến tình trạng khai báo sai, dịch nhầm, làm không đúng các biểu mẫu theo quy định nên gây
nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức cho cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan.
- Một số doanh nghiệp chuyển địa điểm không thông báo với cơ quan chức năng nhằm trốn tránh sự quản lý.
- Trong thực tế có những hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công doanh nghiệp chỉ thực hiện nhập khẩu ngun liệu, khơng có sản phẩm xuất khẩu, đến thời điểm nộp hồ sơ thanh khoản, doanh nghiệp mới đề nghị được tiếp tục chuyển tồn bộ số ngun phụ liệu đó sang thực hiện các hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công khác. Theo doanh nghiệp giải thích là do đối tác nước ngồi khơng tìm được thị trường xuất khẩu nên chưa sản xuất để thực hiện xuất khẩu được.
- Việc áp dụng hệ thống pháp luật mới về Hải quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Vì vậy, cũng khơng thể tránh khỏi việc doanh nghiệp lợi dụng sự thông thống đó để lách luật, vi phạm pháp luật Hải quan.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HĨA NHẬN GIA CƠNG CHO THƯƠNG
NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN HƯNG YÊN