Khái quát về hệ thống giám sát tài chính ở các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu Hệ thống giám sát an toàn tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm (Trang 28 - 32)

Nam

Hệ thống quản lý nhà nước đối với các DNBH đã được cụ thể hóa thơng qua hệ thống các văn bản luật, nghị định, thông tư,…; Các DNBH hoạt động dựa trên Luật Kinh doanh bảo hiểm và chịu sự quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm bởi Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (trực thuộc Bộ Tài chính). Quyết định số 153/2003/QĐ- BTC của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát DNBH, có 12 chỉ tiêu giám sát DN bảo hiểm phi nhân thọ và 14 chỉ tiêu giám sát DN bảo hiểm nhân thọ. Các chỉ tiêu này tập trung đánh giá những thay đổi về vốn, quy mơ kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng thanh tốn, việc trích lập dự phịng nghiệp vụ và tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh, nguy cơ rủi ro, khả năng giải quyết rủi ro…

Các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

 Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ

 Chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ  Chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn, quỹ  Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm thuần

 Chỉ tiêu trợ vốn trên nguồn vốn, quỹ  Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường

 Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm  Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp

 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư

 Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản  Chỉ tiêu nợ phí trên nguồn vốn, quỹ

 Chỉ tiêu dự phịng bồi thường trên phí bảo hiểm thuần được hưởng

 Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ

 Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm  Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm

 Chỉ tiêu tỷ lệ trả tiền bảo hiểm  Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì hợp đồng

 Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu sản phẩm bảo hiểm  Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu tài sản

 Chỉ tiêu thay đổi về dự phòng  Chỉ tiêu thanh khoản

 Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết  Chỉ tiêu khả năng thanh toán

 Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ  Chỉ tiêu lợi nhuận

 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản

Các doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tính tốn các chỉ tiêu giám sát và gửi kết quả cho Bộ Tài chính vào thời điểm nộp báo cáo tài chính hàng năm theo quy định. Trường hợp kết quả tính tốn của các chỉ tiêu có những biến động bất thường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo ngay và giải trình những yếu tố gây nên biến động đó với Bộ Tài chính và có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời. Vụ Bảo hiểm có trách nhiệm phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm và tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào số liệu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ ta tính được một số chỉ tiêu như bảng dưới đây

Một số chỉ tiêu giám sát của các công ty bảo hiểm nhân thọ

CHỈ TIÊU BẢO VIỆT

(2011) BẢO MINH (2011) MANULIFE (2012) PRUDENTIAL (2012)

Tỷ lệ thay đổi về nguồn

vốn/quỹ -2.65% 6.53% 10.91% 15.60%

Chỉ tiêu tổng doanh thu phí

bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ 21.50% 93.88%

Chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn, quỹ

18.36% 68.68% 27.09% 20.00%

Chỉ tiêu thay đổi doanh thu

phí bảo hiểm thuần 24.17% 12.02% 21.08% 8.55%

Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt

động kinh doanh bảo hiểm 78.06% 67.97% 52.03% 103.15%

Chỉ tiêu công nợ trên tài sản

có tính thanh khoản 137.27% 67.65% 270.55% 341.82%

Một số chỉ tiêu giám sát của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ 2011 CHỈ TIÊU BẢO VIỆT PVI BẢO MINH PJICO PTI

Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn,

quỹ -2.65% 31.44% 6.53% 17.24% 9.65%

Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều

chỉnh trên tổng công nợ 142.74% 229.76% 147.81% 174.91% 170.99%

Chỉ tiêu lợi nhuận 12.69% 6.51% 8.18% 6.43% 5.93%

Định kỳ các công ty bảo hiểm đều phải gởi những báo cáo với các chỉ tiêu cụ thể theo qui định về Ủy ban giám sát, theo đó sẽ nhìn nhận và đánh giá những doanh

nghiệp nào có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này được nghiên cứu từ các chỉ tiêu giám sát IRIS (Hoa Kỳ) nên còn một vài bất cập chưa phù hợp với thực tế tại Việt Nam và cũng chưa có một thơng số chuẩn phù hợp cho riêng Việt Nam để gọi là tham chiếu các chỉ số tính ra để có thể đưa ra những nhận định chính xác.

Theo Cục QLBH, việc quản lý giám sát được thực hiện qua 2 hình thức là giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Tuy nhiên, Cục mới chỉ tập trung giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật, chứ chưa thực hiện giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro đối với DN. Hoạt động giám sát từ xa còn thụ động, chủ yếu dựa trên báo cáo do DN cung cấp. Do vậy, phần lớn vụ việc được phát hiện trong quá trình thanh kiểm tra DN hoặc nhờ vào nguồn tin khác.

Biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của luật pháp VN được tính tốn dựa trên doanh thu phí bảo hiểm (dự phịng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm được trích lập từ phí bảo hiểm). Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc thu phí trước và chi trả (bồi thường) sau; vì vậy, có vẻ như doanh nghiệp sẽ rất an tồn nếu quy mơ của quỹ dự phòng nghiệp vụ càng lớn. Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm hàm chứa rất nhiều loại rủi ro khi mà các nhà bảo hiểm còn là những nhà đầu tư tài chính trên thị trường. Do đó, việc giám sát theo biên khả năng thanh tốn nói trên khơng phản ánh được hết các yếu tố rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp (rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro kinh doanh,...). Việc giám sát như vậy sẽ không hiệu quả. Theo như trên báo cáo tài chính được cơng bố rộng rãi của các DNBH thì sẽ khơng đủ thơng tin để có thể tính được biên khả năng thanh tốn này.

Ngồi các quỹ dự phịng nghiệp vụ (chủ yếu được trích lập từ phí bảo hiểm), doanh nghiệp bảo hiểm cịn cần phải (bị luật pháp buộc phải) có nguồn vốn cần thiết để khơng chỉ đảm bảo đủ khả năng thanh tốn mà cịn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh khi có những tình huống bất lợi xảy ra. Điều này ở VN chỉ dừng lại ở mức vốn pháp định được đánh giá là khơng lớn cho một định chế tài chính trung gian như doanh nghiệp bảo hiểm và áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp cùng lĩnh vực (phi nhân thọ: 300 tỷ, nhân thọ: 600 tỷ đồng).

Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đã và đang thâm nhập đáng kể vào thị trường bảo hiểm VN, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ khi nó chiếm đến gần 70%

góp vốn với tư cách cổ đơng chiến lược tại các công ty cổ phần VN. Điều này chứng minh cho sự hội nhập của thị trường bảo hiểm VN sau gần 18 năm hình thành và phát triển. Mức độ hội nhập của ngành bảo hiểm sẽ còn mạnh mẽ hơn trong thời gian tới với những cam kết của VN tiếp tục mở cửa khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO. Chính điều này cho thấy hệ thống giám sát hiện tại sẽ khó đáp ứng được những yêu cầu giám sát tài chính thị trường bảo hiểm có nhiều rủi ro mang tính quốc tế trong giai đoạn sắp tới.

Một phần của tài liệu Hệ thống giám sát an toàn tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)