Những tồn tại, hạn chế về Doanh ngiệp bảo hiểm và hoạt động giám sát tài chính

Một phần của tài liệu Hệ thống giám sát an toàn tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm (Trang 35)

tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

2.4.1. Các vấn đề còn tồn tại của Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

Thực tế hiện nay, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBH vẫn cịn tồn tại, trong đó vẫn cịn hiện tượng cạnh tranh về phí và Cục Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QL&GSBH) đang dự kiến trình Bộ Tài chính đưa ra mức phí sàn vì hiện nay mức phí cạnh tranh giữa các DNBH là quá thấp. Bên cạnh đó, vấn đề về trục lợi bảo hiểm cũng đã được đại diện Công ty Prudential đưa ra tại Hội nghị và đề nghị cần có các giải pháp cho vấn đề này vì hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến.

Về vấn đề quản trị của các DNBH, ông Trịnh Quang Tuyến, Chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cho rằng, năng lực quản trị của các DNBH Việt Nam cịn nhiều hạn chế; do đó, việc tiết giảm chi phí chưa thực sự hiệu quả như các DNBH nước ngồi.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhận định tại Hội nghị ngành Bảo hiểm năm 2013 do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ

là do đầu tư khơng hiệu quả nên dẫn tới tình trạng mất an tồn, đầu tư khơng thu hồi được vốn, do đó, tới đây chúng ta phải xem xét phân loại đánh giá lại tiêu chí để có những biện pháp chấn chỉnh và cải thiện xếp hạng của doanh nghiệp bảo hiểm".

Và cũng như ông Trịnh Thanh Hoan, Cục trưởng Cục QL&GSBH (Bộ Tài chính) đã thẳng thắn, qua cơng tác thanh kiểm tra phát hiện 100% DNBH đều vi phạm về hoa hồng và bồi thường, cá biệt có lúc thị trường “rối loạn”.

Mặt khác, cơng tác quản lý rủi ro (rủi ro bảo hiểm, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác…) với quản trị doanh nghiệp còn chưa chú trọng đúng mức và chặt chẽ về các vấn đề như: các phương pháp mơ hình đo lường rủi ro, các phân tích về độ nhạy của lãi suất, xây dựng kịch bản kiểm tra áp lực; kiểm soát chặt chẽ quy trình thủ tục phê duyệt tài sản mới hoặc đưa ra nguyên tắc định giá, tái bảo hiểm và giám sát các vấn đề nảy sinh; hay như đa dạng hóa theo loại loại hình sản phẩm và quyền lợi được bảo hiểm; thực hiện tái bảo hiểm để chuyển giao một rủi ro của những hợp đồng lớn cho công ty tái bảo hiểm thông qua các hợp đồng tái bảo hiểm cố định và tạm thời…

2.4.2. Thực trạng hoạt động giám sát tài chính các DNBH

2.4.2.1. Thực trạng giám sát tài chính đối với các cơng ty bảo hiểm Việt Nam

Theo điều 120 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trong đó, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thơng qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.

Đồng thời ngày 12/2/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 288/2009/ QĐ-BTC Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Theo đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị thuộc

bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Bộ phận trực tiếp giám sát các DNBH bao gồm Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ và Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm nhân thọ. Tham gia thanh tra các DNBH bao gồm 2 phòng trên cùng với Thanh tra Bảo hiểm, một đơn vị thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

Với vai trò là đơn vị tham mưu cho Bộ Tài chính trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, Phòng Quản lý Bảo hiểm đã triển khai được một số công việc sau đây:

a. Ban hành chính sách chế độ

Đã dự thảo trình Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành một hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam như: Nghị định 100 ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 74 ngày 14/6/1997 sửa đổi một số điều của Nghị định 100, các Thông tư hướng dẫn thi hành về các mặt quản lý tài chính, quản lý hoạt động bảo hiểm, tái bảo hiểm, quản lý khai thác và phí bảo hiểm, quản lý nghiệp vụ bảo hiểm, đại lý bảo hiểm; phối hợp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng môi trường pháp luật kinh tế có liên quan đến bảo hiểm như: Luật đầu tư nước ngồi, Luật dầu khí, Luật doanh nghiệp, Nghị định của Chính phủ về văn phịng đại diện…

Bên cạnh đó, đã soạn thảo Luật kinh doanh bảo hiểm trình Quốc hội thơng qua vào tháng 12/2000; soạn thảo hai Nghị định hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm là Nghị định 42, 43 ngày 1/8/2001; trình Bộ Tài chính ban hành hai thơng tư hướng dẫn thi hành Nghị định là Thông tư 72 và 72 ngày 28/8/2001.

b. Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam

Ngồi ra, Phịng cũng đã tham mưu cho Bộ Tài chính trong việc xây dựng định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam được thường vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào các năm 1994, 1995, 1997.

Đã thẩm tra bước đầu để trình Vụ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Giấy phép thành lập và hoạt động

Bộ Thương mại cấp giấy phép và hoạt động cho 40 Văn phịng đại diện của các cơng ty bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

Đã tham mưu cho Bộ Tài chính trong việc sắp xếp, tổ chức thị trường, định hướng hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, phát triển các loại hình bảo hiểm mới. Sau 6 năm sau khi Bộ Tài chính cho phép triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ đến nay, doanh thu phí của nghiệp vụ này vượt doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ

c. Giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm

 Đã thẩm tra, nghiên cứu phát triển sản phẩm bảo hiểm để trình Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn quy tắc, cơ sở kỹ thuật để tính phí bảo hiểm.

 Đã giám sát hoạt động tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm về các mặt như: khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư tài chính, thu phí tài chính…

 Đã giám sát hoạt động nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm trên các mặt như: thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn. Giám sát và định hướng hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm theo đúng pháp luật.

 Đã thẩm định, trình Bộ Tài chính có ý kiến bằng văn bản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm về việc thay đổi người diều hành, lập chi nhánh, mở rộng nội dung và phạm vi hoạt động nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp này ln duy trì hoạt động lành mạnh đúng định hướng phát triển thị trường đã dược Chính phủ và Bộ Tài chính phê duyệt.

Mặc dù đã đạt được kết quả như trên nhưng giám sát nhà nước về kinh doanh bảo hiểm đặc biệt là hệ thống giám sát tài chính cịn nhiều hạn chế.

2.4.2.2. Những mặt đạt được

- Văn bản quy phạm pháp luật:

Hiện đã có nhiều văn bản cụ thể qui định khá chặt chẽ đã điều chỉnh tương đối toàn diện các vấn đề pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, khá phù hợp với thực tiễn và có tác dụng tạo hành lang pháp lý thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Các văn bản này đều quy định rõ doanh nghiệp được làm gì, cơ quan quản lý có trách nhiệm gì trong tất cả các vấn đề như: cấp phép

thành lập doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp v.v... Vì vậy, các nhà đầu tư có đủ năng lực và điều kiện sẽ được cấp phép, các doanh nghiệp được chủ động trong hoạt động kinh doanh, không phải “xin cho” và khơng bị can thiệp hành chính; việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp phải đáp ứng những nguyên tắc nhất định.

- Tính pháp lý của các văn bản hướng dẫn

Nhìn chung, Luật KDBH và các văn bản hướng dẫn thi hành có tính pháp lý cao, tạo cơ sở để duy trì trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa những hành vi trục lợi, cố ý làm trái các quy định pháp luật; đấu tranh phịng, chống thất thốt, tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực bảo hiểm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm; đồng thời duy trì mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, bảo đảm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm được thực hiện nghiêm túc.

Các quy định pháp lý đồng bộ đã buộc các DNBH phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường và minh bạch hơn; tạo ra những DNBH có quy mơ lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả; cung cấp nhiều sản phẩm bảo hiểm, bao gồm cả sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ hấp dẫn, với chất lượng dịch vụ tốt đáp ứng nhu cầu xã hội; thu hút đầu tư, tạo điều kiện thu hút các luồng vốn ngồi nước. Bên cạnh đó, cũng nhờ có mơi trường đầu tư thuận lợi nên đã thu hút thêm đầu tư trong lĩnh vực bảo hiểm, số lượng doanh nghiệp cũng đã tăng lên nhanh chóng.

- Năng lực quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm được nâng cao.

Phương thức quản lý được thực hiện theo hướng hạn chế sự can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật. Công tác quản lý, giám sát dựa trên các chỉ tiêu tài chính khách quan, trong đó chú trọng khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm và duy trì mơi trường cạnh tranh lành mạnh.

2.4.2.3. Hạn chế về hoạt động giám sát tài chính các DNBHa. Về phương pháp giám sát a. Về phương pháp giám sát

Chỉ mới chú trọng đến khâu giám sát từ xa thông qua hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp gởi lên theo định kỳ mà chưa tổ chức kiểm tra thường xuyên và giám sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, văn phịng đại diện cơng ty bảo hiểm nước ngoài tại cơ sở. Như ta đã biết, để giám sát có hiệu quả cần cả giám sát từ xa qua các báo cáo tài chính và thanh tra tại chỗ. Người giám sát từ xa phân tích các báo cáo định kỳ còn thanh tra tại chỗ xác định mức độ trung thực của các báo cáo này, đánh giá chi tiết về những nguy cơ mà người giám sát từ xa không thể đánh giá được. Trong thực tế nếu giám sát tại chỗ chắc chắn có nhiều vấn đề cần mà các công ty bảo hiểm đã không đề cập trong các báo cáo định kỳ của mình.

b. Về nội dung giám sát:

Giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các nội dung sau đây:

 Kiểm tra, giám sát về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, bản chất của chỉ tiêu này là nhằm xác định tài sản có thể hốn chuyển thành tiền mặt của doanh nghiệp có khả năng trả các khoản nợ đến hạn hay không? Nhưng do đặc thù của ngành bảo hiểm ”thu phí trước trả tiền sau” cho nên khi phát sinh nhu cầu chi trả nếu tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra có thể doanh nghiệp bảo hiểm khơng đảm bảo được nhu cầu này. Vì thế, khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải là khả năng chi trả khi phát sinh các yêu cầu bồi thường. Hiện nay qui định trên các văn bản pháp lý xác định khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm cịn nhiều điều bất cập, khơng rõ ràng.

 Kiểm tra, giám sát về tình hình trích lập dự phịng nghiệp vụ. Dự phịng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh tốn cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết. Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm trích lập quỹ dự phịng nghiệp vụ theo hướng dẫn của thơng tư 72, rõ ràng các quy định theo thơng tư này về trích lập quỹ dự phịng nghiệp vụ còn nhiều bất cập như chưa qui định mức tối thiểu, chưa loại trừ những hợp đồng hiệu lực đã kết thúc, chưa quy định mức lãi suất kỹ thuật khống chế,…

doanh nghiệp bảo hiểm đã tuân thủ nguyên tắc an tồn trong đầu tư quỹ nhàn rỗi của mình nhưng vẫn đảm bảo được mức sinh lời tối thiểu, đó là đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoặc gởi tại các ngân hàng lấy lãi. Có thể hiểu được điều này vì thị trường tài chính VN chưa phát triển hồn chỉnh nên các cơng ty bảo hiểm e ngại khi đầu tư vào các chứng khốn cơng ty. Bên cạnh đó hình thức góp vốn liên doanh cũng được các cơng ty bảo hiểm xem xét nhưng tỷ trọng góp vốn là bao nhiêu và trong các lĩnh vực nào để đảm bảo khả năng thanh tốn cho các cơng ty bảo hiểm.

CHƯƠNG 3:

BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

3.1 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng hệ thống giám sát an tồn tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới và tại Việt Nam

Trải qua quá trình phát triển và hồn thiện, thời gian gần đây trên thế giới đã hình thành một hướng đi rõ nét đó là hợp nhất các cơ quan quản lý và giám sát các ngân hàng, cơng ty chứng khốn và cơng ty bảo hiểm, tức là hình thành cơ quan giám sát hợp nhất. Việc chuyển hướng từ phương thức giám sát theo từng lĩnh vực riêng lẻ sang hình thành một cơ quan giám sát duy nhất, thực hiện giám sát tồn bộ hệ thống tài chính theo các mục tiêu đề ra, đang trở nên rõ nét trên phạm vi tồn cầu bởi mơ hình này mang lại hiệu quả giám sát cao hơn và nhất quán hơn. Từ việc thực hiện mơ hình cơ quan giám sát hợp nhất này của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như thực tế tại Việt Nam ta rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, khơng có một mơ hình giám sát tài chính chuẩn nào có thể áp dụng

chung cho tất cả các quốc gia. Mỗi nước khác nhau có thể chế chính trị khác nhau, lịch sử, nền văn hố khác nhau, và đặc biệt đều có cấu trúc thị trường tài chính đặc thù riêng. Đây chính là những nhân tố chủ yếu quyết định mơ hình tổ chức nào nên được lựa chọn.

Tại Việt Nam, đôi khi vẫn cịn đó sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ giám sát, thanh tra của nhiều cơ quan và Ủy ban giám sát vẫn chưa thực sự thể hiện được tiếng nói của mình trong hoạt động giám sát. Mặt khác, chúng ta vẫn chưa tách bạch rõ ràng các khái niệm giám sát, kiểm tra, thanh tra nên mục tiêu giám sát vẫn chưa cụ thể. Vấn

Một phần của tài liệu Hệ thống giám sát an toàn tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)