các Doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam
3.2.1 Cơ cấu lại doanh nghiệp
Trong một vài năm trở lại đây, một số DNBH Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh, Vinare đã thực hiện tái cấu trúc lại DN nhằm hoạt động được hiệu quả hơn. Đại diện Công ty Bảo hiểm Bảo Minh đề nghị, trong q trình tái cấu trúc các DNBH có thể đưa ra các giải pháp sáp nhập hoặc giải thể những DN làm ăn kinh doanh khơng hiệu quả. Ngồi ra, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng cần có các biện pháp tăng cường, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những DNBH vi phạm các quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Để ngành bảo hiểm tiếp tục phát huy những kết quả đạt và đạt nhiều thành công hơn nữa Thứ trưởng Trần Xuân Hà đề nghị ngành bảo hiểm phải thực hiện được các bước căn bản trong vấn đề tái cấu trúc DNBH, các DNBH phải tự tổ chức tái cấu trúc DN của mình trong các vấn đề về quản trị, đầu tư, sản phẩm, khả năng tài chính, trong đó trọng tâm là tái cấu trúc về khả năng tài chính. Cơ quan quản lý NN cần nghiên cứu về bộ tiêu chí mới về an tồn tài chính trong lĩnh vực BH, trong đó bám sát tiêu chí và chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở đó sẽ quy định rõ về cưỡng chế thực thi; cố gắng triển khai quyết liệt bảo hiểm tín dụng x́t khẩu và bảo hiểm nơng nghiệp, là 2 loại hình bảo hiểm mới và có những khó khăn nhất định; phải xem xét để phát triển sản phẩm mới, ví dụ như bảo hiểm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hạt nhân, bảo hiểm cho các cơ sở khám chữa bệnh, bảo hiểm hưu trí nhằm đảm bảo cho kênh bảo hiểm ngày càng mở rộng, đảm bảo an sinh xã hội. Ngoài ra, các DNBH phối hợp cùng các cơ quan quản lý NN tự chủ động chấn chỉnh các hoạt động, khắc phục những khiếm khuyết của mình trong quá trình tự thanh tra, kiểm tra.
3.2.2 Nâng cao năng lực về tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm
Để nâng cao về năng lực tài chính các cơng ty bảo hiểm cần trước hết phải đảm bảo sự an toàn về vốn trong đầu tư tài chính đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về việc sử dụng nguồn để đầu tư
Thông tư số 125/2012/TT-BT thay thế Thơng tư số 156/2007/TT- BTC ngày 20/12/2007 có nêu rõ về tầm quan trọng về an toàn trong đầu tư tài chính.
Đối với qui định về vốn:
Phải đảm bảo vốn theo qui định. Trường hợp muốn mở rộng nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động, DNBH phải thực hiện bổ sung vốn điều lệ đã góp (hoặc vốn được cấp), cụ thể: Đối với mỗi chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tăng thêm, DN kinh doanh bảo hiểm phải bổ sung vốn điều lệ đã góp cao hơn mức vốn pháp định là 10 tỷ đồng; Đối với mỗi loại hình bảo hiểm hàng khơng hoặc bảo hiểm vệ tinh muốn kinh doanh, DNBH phi nhân thọ và chi nhánh nước ngoài phải bổ sung vốn điều lệ đã góp (hoặc vốn được cấp) cao hơn mức vốn pháp định là 50 tỷ đồng; Đối với trường hợp kinh doanh đồng thời cả môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm phải bổ sung vốn điều lệ đã góp cao hơn mức vốn pháp định là 4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thơng tư 125 cũng yêu cầu các DNBH và chi nhánh nước ngồi phải
đảm bảo duy trì nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định trong suốt quá trình hoạt động, đồng thời, hàng năm phải đánh giá lại nguồn vốn chủ sở hữu để bổ sung theo quy định trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính…
Đối với qui định sử dụng nguồn để đầu tư
- Tại Điều 11 quy định DNBH không được đi vay để đầu tư trực tiếp (hoặc ủy thác đầu tư) vào chứng khốn, bất động sản, góp vốn vào DN khác; Khơng được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đơng (thành viên) góp vốn hoặc người có liên quan quy định tại Luật DN, trừ tiền gửi tại các cổ đơng (thành viên) là tổ chức tín dụng. Việc đầu tư dưới hình thức gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (bao gồm cả các tổ chức tín dụng là cổ đơng, thành viên góp vốn), DNBH phải lựa chọn các tổ chức tín dụng thuộc nhóm 1 và nhóm 2 theo đánh giá xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước. Khoản đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ và các nguồn hợp pháp khác, DNBH phải hạch toán tách bạch theo quy định của pháp luật; bảo đảm việc ghi nhận các tài sản đầu tư được thực hiện một cách nhất quán. Việc đầu tư ra nước ngồi phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện. Như vậy, chỉ với riêng Điều 11 của Thơng tư 125, ngun tắc đầu tư tài chính an tồn đã xác định rõ khi đã loại trừ tổ chức tín dụng thuộc nhóm 3 ra khỏi danh mục nói gửi tiền của DNBH và yêu cầu các DNBH không được đi vay để đầu tư tài chính, đặc biệt là chứng khốn và bất động sản, hai lĩnh vực gây rủi ro lớn gần đây.
- Tại Điều 12 với nội dung “Đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu” trong phần đầu tư ra nước ngoài, quy định DNBH được đầu tư ra nước ngoài phần vốn tương ứng với số chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn (giữa vốn pháp định và biên khả năng thanh toán tối thiểu). Việc đầu tư ra nước ngồi chỉ được thực hiện dưới các hình thức: Thành lập hoặc góp vốn thành lập DNBH ở nước ngoài; thành lập chi nhánh DNBH ở nước ngoài… Trước khi thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) việc đầu tư ra nước ngoài, DNBH phải nộp một bộ hồ sơ theo yêu cầu về Bộ Tài chính.
- Việc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để tham gia đầu tư là một nghiệp vụ “lõi” của DNBH. Điều 13, Thông tư 125 đã tập trung vào nội dung này nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư tối ưu, hạn chế rủi ro và nâng cao an tồn tài chính đối với DNBH.
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phịng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm nhân thọ được thực hiện như bảo hiểm nhân thọ; tương tự, vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khoẻ được thực hiện như của DNBH phi nhân thọ.
3.2.3 Nâng cao năng lực về giám sát tài chính
Để giám sát hiệu quả cần kết hợp giữa giám sát từ xa các báo cáo tài chính và thanh tra tại chỗ nhằm xác định mức trung thực của báo cáo.
Các chỉ tiêu theo Quyết định 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính vẫn cịn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Theo đó cần kiến nghị để xây dựng các chỉ tiêu hợp lý hơn, và cả việc xây dựng nguồn dữ liệu, thu thập chính xác sẽ là cơ sở để tính tốn các chỉ tiêu và đưa ra những nhận xét cũng như quyết định hợp lý
- Các cán bộ phân tích cần nhờ cả sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin, các sổ tay phân tích và giám sát doanh nghiệp để thu thập được các thông tin chuẩn xác hơn.
- Mọi kết quả phân tích, đánh giá cần được xem xét và đánh giá lại qua nhiều giai đoạn khác nhau để có thể bổ sung, chỉnh sửa và hồn thiện một cách hoàn hảo nhất
- Nguồn số liệu sử dụng cho hệ thống báo cáo tài chính phục vụ cho các chỉ tiêu phân tích cần được xây dựng cách lấy riêng biệt, phù hợp hơn.
- Khi tính tốn các chỉ tiêu thì kết quả sẽ được so sánh với thông số chuẩn, chúng ta cần xây dựng các chuẩn này phù hợp với Việt Nam hơn. Hiện tại Việt nam đang tham khảo một số thông số ở Mỹ dẫn đến không phù hợp khi làm rõ mối quan hệ giữa doanh thu và nguồn vốn, quỹ.
- Mỗi chỉ tiêu phân tích đều có một ý nghĩa riêng, chúng ta cần hiểu đúng để có thể vận dụng vào thực tế, đánh giá toàn diện được vấn đề
- Cần hướng dẫn của các chỉ tiêu thật chi tiết