Cơ cấu sản lượng xuất khẩu của Phương Đông

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược xuất khẩu tại công ty tnhh thủy sản phương đông (Trang 41)

Bảng 4.3: GIÁ TRỊ CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

ĐVT: Triệu USD So sánh 2008 / 2007 So sánh 2009 / 2008 Chỉ tiêu 2007 2008 Tiền % 2009 Tiền % Cá tra 6,76 15,22 +8,46 +125,15 8,52 - 6,7 - 44,02 Chả cá 4,08 5,50 + 1,42 + 34,8 3,23 - 2,27 - 41,27 Tổng 10,83 20,72 +8,89 + 91,32 11,75 - 8,97 - 43,29 So sánh 6T 2010/ 6T 2009 Chỉ tiêu 6T 2009 6T 2010 Tiền % Cá tra 4,02 3,58 - 0,44 -10,9 Chả cá 2,05 3,30 + 1,25 + 61,0 Tổng 6,07 6,88 + 0,81 + 13,3

Giá trị xuất khẩu theo mặt hàng của Phương Đông 0 5 10 15 20

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T 2009 6T 2010

Năm Gi á t r (T ri u U S D ) Cá Tra Chả Cá

Hình 4.3: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

Theo biến động của tổng số lượng xuất khẩu thì cơ cấu từng mặt hàng xuất khẩu cũng tăng giảm không đều. Cụ thể là mặt hàng cá tra đông lạnh biến động rõ rệt hơn mặt hàng chả cá đông lạnh và nhìn chung thì giá trị xuất khẩu của mặt hàng cá tra thường lớn hơn mặt hàng chả cá.

Trong năm 2007, đối với mặt hàng cá tra đông lạnh thì số lượng xuất khẩu là 2.668 tấn, chiếm tỉ lệ 48,5% tổng số mặt hàng xuất khẩu, còn lại mặt hàng chả cá xuất được 2.834 tấn, chiếm tỉ lệ 51,5% tổng lượng xuất khẩu. Về giá trị thì mặt hàng cá tra đạt 6,76 triệu USD, chiếm tỉ lệ 62,4%, còn mặt hàng chả cá xuất khẩu đạt 4,08 triệu USD, chiếm tỉ lệ 37,6% tổng giá trị xuất khẩu. Mặc dù số lượng mặt hàng cá tra đơng lạnh xuất khẩu ít hơn nhưng giá trị lại cao hơn so với mặt hàng chả cá. Tuy nhiên khơng phải mặt hàng nào có giá trị cao đều mang nhiều lợi ích cho cơng ty. Đối với Phương Đơng thì mặt hàng chả cá mang nhiều lợi hơn khi sản xuất vì mang về nhiều giá trị gia tăng hơn do có chi phí đầu vào thấp từ chi phí ngun liệu đến cơng đoạn sản xuất đều đơn giản hơn so với các mặt hàng làm từ cá tra và cá basa.

Năm 2008 là năm phồn vinh của công ty Phương Đông. Trong năm này, giá nguyên liệu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng khá cao nhưng ổn định, công ty bám trụ tốt tại các thị trường truyền thống, năng động ở các thị trường mới làm cho sản lượng và doanh thu xuất khẩu tăng hơn những năm trước. Cụ thể, năm 2008, tổng sản lượng xuất khẩu tăng 3.407 tấn tương đương tăng 127,7% so với năm 2007. Doanh thu năm 2008 tăng 9,89 triệu USD, tức tăng 91,3% so với năm năm 2007. Cụ thể, mặt hàng cá tra xuất khẩu được 6.075 tấn, chiếm tỉ lệ 74,9%

tổng khối lượng xuất khẩu, doanh thu đạt 11,22 triệu USD, chiếm 73,5% tổng doanh thu xuất khẩu, tăng 3.407 tấn (127,7%) về lượng và tăng 6,48 triệu USD (125,1%) về giá trị. Đối với mặt hàng chả cá trong năm này xuất khẩu được 2.035 tấn (chiếm 25,1% tổng khối lượng xuất khẩu), giảm 799 tấn, tương ứng giảm 28,4% so với năm 2007. Về giá trị đạt 5,5 triệu USD (chiếm 26,5% giá trị xuất khẩu), tăng 1,42 triệu USD, tương ứng là +34,8% so với năm trước. Ta thấy tỉ lệ tăng doanh thu thấp hơn tỉ lệ tăng sản lượng, nguyên nhân là do các doanh nghiệp cạnh tranh khá gay gắt với nhau trong việc tìm khách hàng xuất khẩu nên hạ giá bán sản phẩm.

Đến năm 2009, nhận thấy tình hình thế giới gặp nhiều khó khăn nên cơng ty đã linh hoạt tìm kiếm nhiều khách hàng mới nhưng vẫn khơng tránh khỏi sự sụt giảm trong cả hai mặt hàng xuất khẩu. Đối với mặt hàng cá tra đông lạnh thì số lượng xuất khẩu là 3.579 tấn, giảm 2.496 tấn (-41,1%) so với năm 2008, chiếm tỉ lệ 63,1% tổng số mặt hàng xuất khẩu. Còn lại mặt hàng chả cá xuất được 2.089 tấn, tăng 54 tấn (+2,7%) so với năm trước, chiếm tỉ lệ 36,9% tổng lượng xuất khẩu. Về giá trị thì mặt hàng cá tra đạt 8,52 triệu USD, giảm 6,70 triệu USD (- 44%) so với năm 2008, chiếm tỉ lệ 72,5% tổng giá trị xuất khẩu, còn mặt hàng chả cá xuất khẩu đạt 3,23 triệu USD, giảm 2,27 triệu USD, (-41,3%), chiếm tỉ lệ 27,5% tổng giá trị xuất khẩu.

Đến nửa đầu năm 2010, nhận thấy tình hình tiêu thụ mặt hàng cá tra đông lạnh trên thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, thậm chí có phần suy giảm nên công ty đã chủ động tăng cường xuất khẩu mặt hàng chả cá và kết quả thu được đã nằm ngồi sự mong đợi của cơng ty. Cụ thể, sản lượng xuất khẩu mặt hàng cá tra đạt 1.513 tấn, giảm 241 tấn, tương ứng là -13,7% so với mức 1.754 tấn của nửa đầu năm 2009, chiếm tỉ lệ 43,8% tổng sản lượng xuất khẩu. Về giá trị, công ty xuất khẩu đạt 3,58 triệu USD, giảm 0,44 triệu USD, tương ứng là -10,9% so với nửa đầu năm trước, chiếm tỉ lệ 52% tổng giá trị xuất khẩu. Đối với mặt hàng chả cá, xuất khẩu đạt 1.939 tấn, tăng đến 674 tấn, tương ứng là 53,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỉ lệ 56,2% tổng lượng xuất khẩu. Về giá trị, mặt hàng chả cá xuất khẩu đạt 3,30 triệu USD, tăng đến 1,25 triệu USD, tức +61,0% so với nửa đầu năm 2009, chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu. Đây là sự thay đổi khá lớn bởi trong những năm trước, giá trị xuất khẩu của mặt hàng chả cá khá thấp (khoảng 30%) thì

nay đã tăng đến gần 50% trong tổng doanh thu xuất khẩu. Chính nhờ sự tăng trưởng này làm cho số lượng xuất khẩu của công ty tăng 14,3% và giá trị xuất khẩu tăng 13,3% so với cùng kì năm trước.

4.1.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường:

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản qua từng thị trường nhằm xác định thị trường nào là thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà công ty phải đầu tư nhiều trong tương lai, cũng như thị trường nào có rủi ro nhiều trong kinh doanh, khơng có khả năng tồn tại cần phải đưa ra biện pháp thích hợp để đảm bảo lợi nhuận cao nhất của cơng ty. Đồng thời qua phân tích rút ra nhận định, nhận xét cần phải đầu tư nhiều vào thị trường có tiềm năng, thị trường chủ lực và giảm thị trường có rủi ro cao, đặc biệt tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh xuất khẩu phù hợp với từng thị trường nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty trên lĩnh vực ngoại thương.

Bảng 4.4: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY QUA CÁC THỊ TRƯỜNG THỊ TRƯỜNG

Đơn vị tính: tấn

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T2009 6T2010

Châu Á 3.290 3.192 1.700 1.104 1.782

Châu Âu 1.395 2.774 2.969 1.512 1.163

Thị trường khác 817 2.144 999 393 507

Tổng 5.502 8.110 5.668 3.019 3.452

Biểu đồ sản lượng xuất khẩu theo thị trường của Phương Đông 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T 2009 6T 2010

Năm S n l ượ ng ( T n) Châu Á Châu Âu Thị trường khác

Hình 4.4 : BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA PHƯƠNG ĐÔNG CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

Bảng 4.5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY QUA CÁC THỊ TRƯỜNG THỊ TRƯỜNG

Đơn vị tính: 1000USD

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T2009 6T2010

Châu Á 5.096 8.007 3.280 1.594 3.183

Châu Âu 3.485 7.168 6.531 3.433 2.046

Thị trường khác 2.135 5.547 2.049 1.043 1.651

Tổng 10.830 20.720 11.860 6.070 6.880

(Nguồn: Bảng kim ngạch xuất khẩu của công ty)

Kim nghạch xuất khẩu theo thị trường của Phương Đông

0 2000 4000 6000 8000 10000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T 2009 6T 2010

Năm Ki m n g ch ( 100 0 U S D ) Châu Á Châu Âu Thị trường khác

Hình 4.5 : BIỂU ĐỒ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH CỦA CƠNG TY CHÍNH CỦA CƠNG TY

Nhìn chung sản phẩm của cơng ty đều có mặt hầu hết ở các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canada, Tây Ban Nha…. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình xuất khẩu của cơng ty qua các thị trường có nhiều biến đổi, cụ thể là:

Thị trường châu Á: Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới và cũng là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... là những thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản của Việt Nam.

Năm 2007, doanh thu của thị trường châu Á chiếm 59,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty với 3.290 tấn sản phẩm đa kim ngạch 5.096 nghìn USD.

Năm 2008 sức tiêu thụ của thị trường đã giảm còn 39,4% tương ứng với 3.192 tấn, thu về 8.007 ngàn USD giảm 98 tấn (-3%) nhưng kim ngạch tăng đến 2.911 ngàn USD (+57,1%). Nguyên nhân chính làm cho sản lượng tại thị trường châu Á giảm là do 3 nước nhập khẩu chính tại châu Á là Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc đều giảm sản lượng nhập khẩu thủy sản của Phương Đông. Mặc dù trong năm này tổng sản lượng bán ra tăng mạnh nhưng thị trường châu Á lại giảm. Mặt hàng giảm nhiều nhất là mặt hàng chả cá. Các nước nhập khẩu mạnh tại thị trường này đều chuyển sang sử dụng nhiều hơn sản phẩm từ cá tra, cá basa. Tuy nhiên, xét về mặt kim ngạch thì thị trường châu Á lại tăng trưởng dương, lí do của việc gia tăng này là kim ngạch từ các thị trường như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Jordan đều tăng rất mạnh, dù mức sản lượng có giảm, giá trị các lô hàng vào các thị trường này lại gia tăng rất nhiều do giá trị các lô hàng cá tra và cá basa cao hơn rất nhiều so với mặt hàng chả cá, mức tăng của giá cao hơn nhiều so với mức giảm của sản lượng tại thì trường châu Á. Vì vậy trong tương lai, công ty sẽ gia tăng các mặt hàng làm từ cá tra, cá basa để đưa vào thị trường này tiêu thụ.

Năm 2009 tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và Phương Đơng nói riêng rất u ám, thị trường châu Á chỉ chiếm 30,0% các thị trường, bán được 1.700 tấn sản phẩm với kim ngạch 3.280 nghìn USD giảm 1.492 tấn (-18,4%) và 4.727 USD (-22,8%) so với năm 2008

Nguyên nhân chính làm cho hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường châu Á giảm trong năm 2009 là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan sang các nước trong khu vực. Các nền kinh tế mạnh trong khu vực bắt đầu hứng chịu nhiều khó khăn hơn, nền kinh tế có dấu hiệu xấu đi, người dân các tại các

quốc gia này bắt đầu thắt chặt hơn trong chi tiêu nói chung cũng như trong việc chi tiêu cho tiêu dùng thực phẩm giá trị cao. Ngồi ra cơng ty gặp phải đối thủ cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ, Trung Quốc, … . Các đối thủ này có trình độ khoa học cao hơn Việt Nam rất nhiều, từ công nghệ đánh bắt đến cơng nghệ chế biến, vì vậy mà sản lượng tiêu thụ của Phương Đông đã giảm sút đáng kể.

Sáu tháng đầu năm 2010 lượng xuất sang thị trường này đạt 1.782 tấn với kim ngạch đạt 3.183 USD tăng 678 tấn (+61,4%), 1.589 ngàn USD (+99,7%) so với mức 1.104 tấn và 1.594 ngàn USD của nửa đầu năm 2009. Ngun nhân chính là tình hình kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi dần, đặc biệt là các quốc gia châu Á đã tăng trưởng dương trở lại, các nước tăng nhập khẩu mạnh trở lại là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản. Chính sự năng động tại các nước này đã làm cho tình hình chung trở nên tốt hơn, tăng trưởng dương cả về sản lượng lẫn kim ngạch.

Châu Á là thị trường đầy tiềm năng, nếu so với thị trường châu Âu thì thì thị trường châu Á dễ hoạt động hơn vì có vị trí địa lí gần nhau, nền văn hóa gần giống nhau và khơng bị nhiều rào cản kĩ thuật nhiều như châu Âu. Do đó chi phí sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường này sẽ không cao như ở thị trường châu Âu. Sản phẩm của công ty đã đạt chứng nhận HALAL và các chứng nhận về công nghệ và chất lượng của châu Âu nên việc tham gia vào thị trường này là khơng q khó khăn. Cơng ty nên tận dụng những lợi thế trên để có thể xâm nhập đưa sản phẩm vào các quốc gia còn lại ở châu Á nhằm tăng doanh thu.

Thị trường Châu Âu: là thị trường rộng lớn gồm 48 quốc gia với trên 700 triệu dân, mỗi quốc gia có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do đó ta thấy rằng đây là thị trường có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Người châu Âu có thu nhập và mức sống rất cao do đó đối với họ thì chất lượng và đảm bảo về an toàn thực phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu, giá cả là không quá quan trọng. Châu Âu được xem là thị trường hấp dẫn đối với hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam.

Năm 2007 doanh thu xuất khẩu của công ty sang thị trường này chiếm 32,2% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty tướng ứng đạt 1.395 tấn sản phẩm với kim ngạch đạt 3.485 nghìn USD. Năm 2008 là 34,6% đạt sản lượng 2.774 tấn giá trị là 7.168 nghìn USD, tăng 1.379 tấn ( +98,9%) và tăng 3.683 nghìn USD (+105,7%).

Trong năm 2008, thị trường châu Âu chiếm thị phần cao hơn so với năm 2007, sở dĩ có điều này ko phải hoàn toàn do sức mua của thị trường châu Á chững lại mà là do mức tăng nhanh tại thì trường châu Âu, làm cho sức mua của thị trường này tăng từ 32,2% lên 34,6%. Tuy tỉ trọng trong tồn bộ các thị trường gia tăng khơng đáng kể chỉ đạt 2,4% tuy nhiên xét về mặt giá trị và sản lượng thì thị trường này đã gia tăng rất nhiều. Sở dĩ năm 2008 thị trường châu Âu có được sự gia tăng này là do sức bật chung của thị trường toàn cầu đặc biệt là những tháng đầu năm 2008. Có thể nói thị trường châu Âu tăng mạnh về sản lượng và giá trị là do những hợp đồng kí kết của cơng ty trong năm 2007 đến hạn giao hàng, điều này là nguyên nhân chính giúp thị trường châu Âu cất cánh trong năm 2008. Ngồi ra, có được kết quả như trên cịn có cơng rất lớn của các nhân viên kinh doanh đã nỗ lực khơng ngừng tìm kiếm khách hàng mới với nhiều đơn hàng cho công ty.

Bước sang năm 2009 đầy sóng gió, sản lượng và kim ngạch có tăng giảm hơn năm 2008 tuy nhiên xét về thị phần thì thị trường châu Âu lại tăng lên khá mạnh chiếm 55,1% tương đương 2.969 tấn tăng 195 tấn(+7,0%) với giá trị đạt 6.531 ngàn USD giảm 637 nghìn USD (-8,9%). Lí do chính của việc gia tăng thị phần của thị trường châu Âu là do sản lượng bán vào thị trường này đã gia tăng hơn trong năm 2009 và các thị trường khác thì sản lượng bán ra lại giảm sút hoặc tăng rất ít. Năm 2009 Phương Đơng lại nhận nhiều đơn hàng về chả cá từ thị trường châu Âu giá trị thấp hơn nhiều so với mặt hàng cá tra truyền thống, điều này lí giải tại sao trong năm 2009 sản lượng và châu Âu tăng mà giá trị vào thị trường này lại giảm.

Nửa đầu năm 2010 thị trường châu Âu chiếm 29,7% trong tổng số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Phương Đông với 1.163 tấn được bán ra mang về kim ngạch 2.046 nghìn USD, giảm 349 tấn về lượng (-23,1%) và giảm 1.387 nghìn USD về giá trị (-40,4%) so với cùng kỳ năm 2009.

Nguyên nhân của sự sụt giảm trong 2010 là các nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kiinh tế toàn cầu và một số nước đưa ra những thông tin sai lệch về sản phẩm của Việt Nam nhằm bảo hộ hàng hóa trong nước nên giá trị xuất khẩu từ thị trường này giảm.

Sau sự kiện bán phá giá ở thị trường Mỹ, công ty rút ra một bài học lớn là không tập trung quá nhiều vào một thị trường nữa và phân tán vào tất cả thị

trường. Thị trường Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu, là khách hàng lớn nhất của

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược xuất khẩu tại công ty tnhh thủy sản phương đông (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)