Biểu đồ tỉ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2007 – 2009

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược xuất khẩu tại công ty tnhh thủy sản phương đông (Trang 69 - 96)

d) Tỉ Giá Hối Đoái.

Đây là một yếu tố vĩ mô ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đối với giá thành của doanh nghiệp. Nó giữ vị trí trung tâm trong những tác động lên giá thành và giá bán của sản phẩm của doanh nghiệp, vì vậy việc dự báo sự biến động của tỉ giá hối đoái là rất quan trọng trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong năm gần đây tỉ giá hối đối có xu hướng biến đổi liên tục biến động, điều này khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc dự báo và chào giá sản phẩm, vừa phải đảm bảo giá cả cạnh tranh được vừa hiệu quả và tránh được rủi ro tỉ giá.

Trong các năm 2007 đến cả tháng 10 năm 2010 thì tỉ giá hối đối khơng ngừng biến động theo xu hướng tăng dần. Đỉnh điểm khi tỉ giá VND/USD của hệ thống liên ngân hàng đã lên đến 19.500. Đây là một yếu tố quan trọng đối với những nhà xuất khẩu, vì nó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp chỉ chuyên xuất khẩu mà ít nhập khẩu như Phương Đơng thì tỉ giá ở mức cao sẽ có lợi hơn khi quy đổi doanh thu xuất khẩu về đồng nội tệ.

4.3.1.2 Yếu tố chính phủ và luật pháp

Ở góc độ kinh tế vĩ mơ, để phát triển kinh tế xã hội Việt Nam theo con đường nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã chỉ ra rằng con đường phát triển là nhanh chóng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đặc biệt là khu vực nơng lâm ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhằm hỗ trợ và đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu thủy sản, Chính phủ Việt Nam đã cho ra đời nhiều tổ chức để kịp thời cung cấp thông tin, hỗ trợ kĩ thuật cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nước phát triển. Điển hình như: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam ( VASEP), Trung tâm Tin học thủy sản (FISTENET)….

Yếu tố chính trị cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nếu tình hình chính trị khơng ổn định và các quy định pháp luật không hỗ trợ thì sẽ khơng có nước nào làm ăn với Việt Nam. Việt Nam tự hào là nước có nền chính trị ổn định bậc nhất trong khu vực và thế giới. Bên cạnh sự ổn định về chính trị thì thủ tục hành chính của ta ngày một thơng thống hơn giúp cho hoạt động làm ăn kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Vì vậy, với một nền chính trị ổn định và thủ tục hành chính đơn giản hi vọng các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn cùng toàn Đảng toàn dân xây dựng đất nước phát triển.

4.3.1.3 Yếu tố xã hội a) Về Dân Số: a) Về Dân Số:

Dân số đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vào khoảng 17.892.000 người chiếm 22% dân số cả nước. Tại thành phố Cần Thơ hiện có khoảng 1.141.653 người, mật độ dân số là 811 người/km2. Thu nhập bình qn đầu người đạt 1.122 USD (Theo Cổng thơng tin điện tử Cần Thơ).

Với số lượng dân số đơng, trình độ dân cư ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là lượng cơng nhân có tay nghề và nhân viên có trình độ cao ngày càng nhiều đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp phát triển.

b) Về yếu tố xã hội:

Người miền Tây nói chung và người Cần Thơ nói riêng vốn dĩ hiền lành, chân thành và chất phát. Họ là những người thẳng thắn thích học hỏi và tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh chóng, điều này giúp cho các doanh nghiệp khi tuyển dụng sẽ có được một đội ngũ cán bộ và nhân viên tận tâm tận lực vì sự hưng thịnh của cơng ty. Đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh không dễ có của các doanh nghiệp Việt Nam.

4.3.1.4 Yếu tố tự nhiên:

Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đơng Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Đồng bằng sơng Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malayxia, Philippin, Indonesia...) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thơng hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng cho giao lưu quốc tế.

Thành phố Cần Thơ, cịn gọi là Tây Đơ là tỉnh trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của vùng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn nói chung và Phương Đơng nói riêng phát triển.

4.3.1.5 Bối cảnh quốc tế:

Kể từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa, thì trong thời gian vừa qua vị trí của Việt Nam mới được khẳng định, được thừa nhận như một nền kinh tế hàng hóa thực sự. Năm 2007 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đó là sự minh chứng cho sự đổi mới và phát triển kinh tế, có được điều này là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ. Chính đây là chìa khóa mở ra cơ hội giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mong rằng trong tương lai các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khẳng định được vị trí và thương hiệu trên thương trường quốc tế.

4.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn

thiện 0,1 3 0,3

Đồng bằng sơng Cửu Long thích hợp xây dựng nguồn nguyên liệu

dồi dào 0,1 2 0,2

Lạm phát tăng ở mức cao 0,04 2 0,08

Tăng lãi suất 0,1 3 0,3

Tỉ giá nhiều biến động theo hướng

tăng dần 0.1 4 0,4

Số lao động chuyển về Cần Thơ gia

tăng 0,09 3 0,27

Vị trí địa lí giao thương quốc tế

thuận lợi 0,07 3 0,21

Vị thế Việt Nam gia tăng trên

trường quốc tế 0,1 4 0,4

Thủ tục hành chánh còn nhiều

vướng mắc 0,1 3 0,3

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn 0,1 3 0,3

Chính sách thuế ưu đãi nhiều cho

doanh nghiệp xuất khẩu 0,1 3 0,3

Tổng cộng điểm 3,06

Tổng điểm là 3,06 như vậy các chiến lược mà công ty đang triển khai phản ứng với các yếu tố bên ngồi chỉ ở mức khá.

4.3.3 Mơi trường vi mô

doanh nghiệp phải chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố vi mô (môi trường tác nghiệp) mà doanh nghiệp đang hoạt động. Việc nhận dạng và phân tích sự tác động của các yếu tố trong môi trường này thật sự quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chiến lược của mình. Chúng ta hãy cùng xem xét năm yếu tố trong môi trường tác nghiệp này.

4.3.3.1 Đối thủ cạnh tranh:

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cùng một dòng sản phẩm đáp ứng cùng nhu cầu khách hàng, nhưng sản phẩm của công ty khác tốt hơn và dịch vụ cũng tốt hơn thì sẽ làm giảm thị phần của cơng ty, sản phẩm bán ra sẽ giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh sẽ cho ta một cái nhìn khái quát về chiến lược kinh doanh của họ, xác định được đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu của đối thủ để từ đó có những chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

Đối thủ cạnh tranh của Phương Đông bao gồm các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh cùng ngành nghề và các doanh nghiệp có tiềm năng trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Cả nước có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thủy sản lớn là đối thủ trực tiếp của Phương Đơng, tính riêng trong thành phố Cần Thơ đã có đến 20 doanh nghiệp thủy sản lớn, một số doanh nghiệp đã phát triển lâu năm với cơ cấu cơ cấu sản phẩm đa dạng, quy mô sản xuất lớn, lượng hàng cung ứng dồi dào như : Caseamex, Cataco, Cafatex, Nam Hải, Miền Nam, Cafish… Công ty nên học hỏi một số đối thủ cạnh tranh về điểm mạnh của họ mà cơng ty có thể thực hiện được tốt hơn để gia tăng khả năng cạnh tranh của mình. Trong quá trình hoạt động, ban lãnh đạo công ty đã xác định được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Công ty là cơng ty Thủy sản Bình An và Cơng ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Cafish. Lí giải cho nhận định này là do hai cơng ty này có nhiều yếu tố tương đồng với Phương Đông về địa bàn hoạt động, thị trường xuất khẩu và có quy mơ, nguồn vốn gần bằng nhau. Các chiến lược kinh doanh cũng gần như tương tự nhau.

4.3.3.2 Những khách hàng:

Khách hàng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Khơng có khách hàng các hoạt động giao dịch sẽ không diễn ra.

Khách hàng của công ty phần lớn là các doanh nghiệp ngoài nước. Đứng ở góc độ cơng ty mà xem xét thì khách hàng của cơng ty có nhiều lợi thế hơn, cụ thể là: - Sản phẩm chủ yếu của công ty là chả cá nhìn chung khơng có sự khác biệt lớn so với các công ty khác trên địa bàn vì vậy khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi sử dụng sản phẩm của công ty khác mà không bị ảnh hưởng đáng kể.

- Do cạnh tranh buộc các công ty phải đua nhau ra các quyết định về giảm giá, chất lượng sản phẩm, Phương Đông cũng khơng nằm ngồi cuộc đua này, nhằm thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Đây là một lợi thế đặc biệt của khách hàng, họ có thể mặc cả giá sản phẩm, đòi hỏi cao về sản phẩm. Lúc này khách hàng có thể được thỏa mãn cả về chất lượng hàng hóa và giá cả.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, với sự nỗ lực của tồn thể cán bộ cơng nhân viên, Phương Đông đã thỏa mãn tốt nhu cầu của các khách hàng của mình, từng bước chinh phục các khách hàng của mình bằng chất lượng hàng hóa với chi phí hợp lí. Vì vậy Phương Đơng ngày càng có nhiều khách hàng thân thiết.

4.3.3.3 Những nhà cung cấp:

Cơng việc sản xuất muốn hoạt động hiệu quả thì nguồn cung ứng nguyên liệu cũng phải đầy đủ, kịp thời cho phân xưởng sản xuất. Việc quản trị nguồn cung ứng là một phần cực kì quan trọng mang ý nghĩa sống cịn của doanh nghiệp. Cơng ty có hai trạm thu mua đặt tại Sông Đốc – Cà Mau và Kiên Giang. Hai trạm này sẽ cung cấp nguyên liệu là các mặt hàng thủy sản nước mặn cho công ty. Hàng ngày nguyên liệu được vận chuyển về công ty trực tiếp bằng đường thủy từ hai trạm thu mua về công ty. Cá được đảm bảo độ tươi bằng cách phủ lên bởi một lớp đá để giữ lạnh theo tỉ lệ 1:1. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu sẽ không ổn định mà phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ. Một giải pháp đã được đưa ra nhằm khắc phục vấn đề này: một nhà kho hiện đại, diện tích rộng lớn, có thể chứa các nguyên liệu dự trữ để bù đắp các tháng bị thiếu hụt. Điều này giúp công ty tránh khỏi khó khăn về ngun liệu, đảm bảo q trình sản xuất kịp đáp ứng các đơn hàng.

Riêng đối với ngun liệu là cá basa, cá tra thì cơng ty liên hệ trực tiếp với các chủ ao để đặt mua trước, khi có nhu cầu sẽ đến thu và mang về kho làm nguyên liệu. Để tránh sự thiếu hụt nguyên liệu cá tra và cá basa công ty đang xúc tiến xây dựng vùng nguyên liệu riêng của công ty, nhằm đáp ứng kịp thời nguyên liệu cho quá trình sản xuất.

4.3.3.4 Đối thủ tiềm ẩn mới

Thủy sản là một trong những mặt hàng mang lại giá trị kinh tế cao. Ngành thủy sản của Việt Nam đang tăng trưởng khá mạnh. Hơn thế nữa thị trường tiêu thụ mặt hàng thủy sản rộng lớn và nhu cầu cao vì vậy trong tương lai sẽ có rất nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Các doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập ngành sẽ mang lại nhiều mối đe dọa cho công ty. Thị phần sẽ bị chia sẻ, làm doanh thu công ty giảm, giảm lợi nhuận.

Phương Đơng có những lợi thế của người đi trước, tuy nhiên các đối thủ mới cũng có những lợi thế của riêng mình :

+ Có động cơ và ước vọng giành được thị phần.

+ Có thể thừa kế và học hỏi kinh nghiệm của những công ty đang hoạt động, từ đó đề ra những chiến lược mang tính cạnh tranh hơn dựa trên những thành công và thất bại trước đó.

+ Các cơng ty mới gia nhập có điều kiện ứng dụng ngay những khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất.

Cụ thể hiện nay công ty An Khang - Cần Thơ đang cho đầu tư hồn chỉnh quy trình sản xuất chả cá biển hiện đại, công suất trên 50 tấn sản phẩm/ngày đêm. Trực tiếp cạnh tranh ở dòng sản phẩm chả cá cùng với Phương Đơng và Khánh Hồng (Sóc Trăng). Đây là những công ty đang đe dọa trực tiếp tới Phương Đơng ở khía cạnh chả cá biển.

Do đó, trong thời gian tới Phương Đông sẽ đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mới trong ngành.

4.3.3.5 Sản phẩm thay thế:

Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơng ty trên địa bàn, thì cơng ty còn phải tiếp tục cạnh tranh với hai sản phẩm thay thế khác đó là thực phẩm được chế biến từ gia súc và gia cầm. So với sản phẩm chả cá thì hai sản phẩm này có những ưu điểm sau:

+ Hàm lượng đạm cao nên sẽ no lâu hơn. Khách hàng sẽ chọn sản phẩm thay thế này vì lí do kinh tế và giá thành hợp lí hơn.

Mặc dù vậy thì các sản phẩm làm từ thịt lại có nhược điểm là dễ gây bệnh khi ăn quá nhiều. Không như sản phẩm thủy sản vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe con người.

4.3.3.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Phương Đơng Bình An Cafish

STT Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Thị phần 0,10 4 0,40 4 0,40 3 0,3 2 Chất lượng dịch vụ 0,02 4 0,08 3 0,06 2 0,04 3 Khả năng cạnh tranh về giá 0,10 3 0,30 3 0,30 2 0,2 4 Khả năng tài chính 0,04 2 0,08 3 0,12 2 0,08 5 Cơ sở hạ tầng 0,10 3 0,30 4 0,40 4 0,4 6 Lòng trung thành của khách hàng 0,05 3 0,15 3 0,15 3 0,15

7 Hiệu quả các hoạt

động chiêu thị 0,05 2 0,10 3 0.15 2 0,1

8 Tổng cộng: 1,41 1,58 1,27

Nhận xét : qua ma trận hình ảnh cạnh tranh ta có thể thấy được Bình An là một đối thủ rất mạnh của Phương Đông, họ chiếm lĩnh được thị trường nhờ vào khả năng tài chính và cơ sở hạ tầng của mình. Cịn Cafish tuy cơ sở hạ tầng tốt nhưng do sản xuất tương đối nhiều mặt hàng nên đầu tư dàn trải, không chiếm được niềm tin của khách hàng. Tuy nhiên cả Bình An và Cafish đều là những đối thủ mạnh của Phương Đơng, có thể bằng biện pháp này hoặc biện pháp khác cạnh

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược xuất khẩu tại công ty tnhh thủy sản phương đông (Trang 69 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)