Phát triển thị trƣờng

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm việt nam theo mô hình khối kim cương của michael e porter (Trang 67 - 69)

VII. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành CB tôm VN so với năm 2008

I.5 Phát triển thị trƣờng

Thị trƣờng XK

Ƣu tiên tập trung vào xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc phát triển thị trƣờng vào các thị trƣờng trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu. Hỗ trợ các địa phƣơng và cộng đồng xây dựng và quảng bá các thƣơng hiệu sản phẩm đặc thù, nhƣ tôm sinh thái Cà Mau, Bến Tre,... Từng bƣớc tiến hành xây dựng mạng lƣới phân phối sản phẩm VN tại nƣớc ngồi để chủ động điều phối hàng hố tại các thị trƣờng lớn. Xây dựng mối quan hệ hợp tác KD và liên kết với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức dịch vụ thực phẩm lớn ở các thị trƣờng để phát triển sản phẩm phù hợp thị hiếu thị trƣờng nhằm tăng nhanh khả năng tiêu thụ.

Xây dựng và phát triển năng lực dự báo nhu cầu và diễn biến thị trƣờng để kịp thời cung cấp cho DN và ngƣời SX. Cung cấp những thông tin cập nhật về thị trƣờng tôm thế giới trên các mặt: giá cả, cân đối cung cầu, xu hƣớng tiêu thụ, biến động thị trƣờng và những yêu cầu mới của thị trƣờng nhập khẩu.

Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và phƣơng thức làm công tác thị trƣờng theo hƣớng chuyên nghiệp hố. Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức xúc tiến thƣơng mại. Tập trung nguồn lực xúc tiến thƣơng mại vào các thị trƣờng lớn, và các thị trƣờng mang tính đột phá nhƣ Trung Quốc, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ. Tổ chức tốt các hoạt động quảng cáo, hƣớng dẫn sử dụng và tăng cƣờng hiểu biết về sản phẩm VN đến các đối tƣợng tham gia q trình lƣu thơng phân phối tại các thị trƣờng, theo hƣớng chuyên nghiệp hoá để nâng cao hiệu quả; khảo sát xu hƣớng tiêu dùng, sức mua của thị trƣờng mới dựa trên quy mô dân số, tiềm năng kinh tế, khả năng cung cấp và hệ thống phân phối TS để giúp cho cho các nhà XK chủ động đối phó, phịng ngừa những thay đổi của thị

trƣờng. Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp QT, để chủ động đối phó và đấu tranh với những tranh chấp và rào cản thƣơng mại do chính sách bảo hộ của các nƣớc gây ra.

Tổ chức tốt khâu bán hàng, hiện ta chƣa bán đƣợc hàng trực tiếp, nên cần hết sức cố gắng để cải thiện tình hình bằng cách tổ chức các văn phịng đại diện ở các thị trƣờng trọng điểm. Cũng có thể tổ chức các cơng ty liên doanh với các đối tác mua hàng TSVN. Hình thức tổ chức có thể linh hoạt theo điều kiện cụ thể nhƣng mục tiêu là phải có tổ chức bán hàng đặt ở các thị trƣờng tiêu thụ TS lớn.

Đa dạng hố cơ cấu sản phẩm tơm XK là một trong những hƣớng đi quan trọng để nâng cao đƣợc kim ngạch cũng nhƣ khối lƣợng tôm XK. Bởi lẽ, chỉ bằng cách đa dạng hoá mặt hàng, chúng ta mới có thể đáp ứng đƣợc những thị hiếu hết sức khác nhau của ngƣời tiêu dùng QT. Trong thời gian tới, chúng ta cần phát triển các mặt hàng tơm có giá trị gia tăng. Để đa dạng hố cơ cấu sản phẩm tơm XK, các nhà máy CB cần đầu tƣ nhập khẩu các dây chuyền công nghệ CB các sản phẩm giá trị gia tăng, các sản phẩm đóng gói nhỏ bán ở các siêu thị. Đồng thời các DN tiếp tục SX và nâng cao chất lƣợng các mặt hàng IQF (HOSO, HLSO, PTO luộc, Nobashi, tôm tẩm bột, tôm rán,…). Bên cạnh đó chú trọng phát triển cơng nghệ bảo quản và vận chuyển tôm sống; tăng tỉ trọng các mặt hàng tôm HOSO, HLSO...

Thị trƣờng tiêu thụ nội địa

- Vấn đề thiết yếu cần giải quyết cho thị trƣờng nội địa hiện nay là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và sự thiếu thốn một mạng lƣới phân phối rộng khắp cho hàng VN. Cần đầu tƣ cho thị trƣờng trong nƣớc, để khi thị trƣờng thế giới bị hủng hoảng thì chính thị trƣờng trong nƣớc sẽ giúp cho các DN tiêu thụ sản phẩm, giữ vững đƣợc SX và ngăn chặn hàng hóa nƣớc ngồi lấn chiếm thị trƣờng nội địa.

- Đẩy mạnh tổ chức các kênh phân phối, hình thành chuỗi lạnh phân phối, tiêu thụ TS. Hƣớng dẫn tiêu dùng, quảng bá sản phẩm thông qua các hội thi riêng cho sản phẩm hoặc hội thi ẩm thực VN đƣợc tổ chức hàng năm. Đƣa ra và giới thiệu nhiều món ăn truyền thống từ tôm để tạo nền tảng phát triển đồng thời tơn thêm hình ảnh sản phẩm trên

thị trƣờng QT. Tổ chức hệ thống buôn bán TS ở các đô thị, các vùng tập trung nhu cầu theo hƣớng văn minh, hiện đại có khu tập trung, có hệ thống kho lạnh và quầy lạnh...).

- Thực hiện thanh tra giám sát trên thị trƣờng các hàng hóa TS đã cơng bố về chất lƣợng, ghi nhãn, các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cƣờng xây dựng thƣơng hiệu riêng cho sản phẩm nhƣ tôm chua Huế,...

- Các nhà máy CBTS đơng lạnh phải có chƣơng trình và kế hoạch cụ thể để SX hàng hóa bán ra thị trƣờng trong nƣớc. Tổ chức hệ thống bán bn cho các địa phƣơng có nhu cầu lớn nhƣ Hà Nội, các tỉnh vùng trung du, miền núi, các địa phƣơng phát triển CN , thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm việt nam theo mô hình khối kim cương của michael e porter (Trang 67 - 69)