Tính lưu chuyển

Một phần của tài liệu Giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Là một khái niệm quan trong được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính nhưng cho đến nay, ngay ở các nước có thị trường tài chính phát triển, vẫn còn những quan điểm khác nhau về thuật ngữ “tính lưu chuyển” và chưa có một định nghĩa nào được thừa nhận một cách thống nhất.

Theo giáo sư James Tobin, một cách hữu ích để hiểu về tính lưu chuyển của một tài sản kiếm người tiêu thụ nếu muốn bán ngay tài sản đó. Với ý nghĩa đó, các tài sản như tác phẩm nghệ thuật của một hoạ sỹ ít nổi danh hoặc một căn nhà rộng lớn và có kiểu dáng khác thường là những tài sản hồn tồn khơng có tính lưu chuyển vì để bán các tài sản nay, người chủ sở hữu phải tìm một người mua thích hợp trong số rất ít những người mua.

Theo Thomas Fitch, tính lưu chuyển là thuộc tính dễ chuyển đổi thành tiền mặt, với sự mất mát tối thiểu về giá trị, của một tài sản. Các chứng khoán ngắn hạn như trái phiếu chính phủ ngắn hạn được bán dễ dàng cho các nhà đầu tư khác tại một mức giá có mức chênh lệch khá hẹp giữa giá đặt mua và giá chào bán và trong một khối lượng giao dịch tương đối lớn được gọi là các chứng khốn có tính lưu chuyển.

Như vậy, tuy được thể hiện dưới nhiều lớp vỏ ngơn ngữ bề ngồi khác nhau nhưng “liquidity” phản ánh nhu cầu nắm giữ các tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng một cách kịp thời và vô điều kiện các nghĩa vụ thanh toán, các ràng buộc về tài chính trong các trường hợp khẩn cấp trong hoạt động kinh doanh của cá nhân và các doanh nghiệp. Mang trong mình thuộc tính này, tài sản tài chính khơng những có thể chuyển đổi thành tiền một cách dễ dàng mà chuyển đổi được tại mức giá tối đa. Thông thường trên thị trường tài chính, một cơng cụ tài chính được xem là có tính lưu chuyển cao khi và chỉ khi công cụ ấy thoả mãn ba điều kiện:

Thứ nhất, cơng cụ tài chính phải có độ ổn định về giá để bảo vệ được nhà đầu tư trước

sự biến động mạnh của giá thị trường. Vì lý do này, tính lưu chuyển của một cơng cụ tài chính thay đổi theo mức độ ổn định về giá của nó qua thời gian.

Thứ hai, cơng cụ tài chính có tính khả mại cao (có thị trường bán lại sơi động) để, khi

cần, nhà đầu tư có thể bán lại các cơng cụ tài chính đó một cách dễ dàng.

Thứ ba, cơng cụ tài chính phải có khả năng hốn đổi (reversibility) để các nhà đầu tư

có thể thu hồi được vốn đầu tư ban đầu mà không phải chịu mất mát, thua lỗ lớn. Cần để ý rằng, bao giờ cũng vậy, luôn luôn và hầu như ngay lập tức, nhà đầu tư có thể tìm được người mua để bán một tài sản nhưng điều đó khơng có nghĩa là tài sản mà nhà đầu tư nắm giữ là tài sản có tính lưu chuyển bởi vì vấn đề khơng phải chỉ đơn giản là chuyển đổi tài sản thành tiền được mà là ở chỗ bán được với giá trị cao nhất. Một tài sản càng mất nhiều thời gian để thanh lý, chi phí giao dịch có liên quan đến việc chuyển đổi, thanh lý càng cao thì tính lưu chuyển của tài sản đó càng thấp. Vì vậy, một khoản tiền gửi có thể rút theo nhu cầu thuộc tài khoản tiền gửi thanh tốn ngay (tài khoản khơng kỳ hạn) có tính lưu chuyển cao hơn các loại trái phiếu kho bạc, trái phiếu công ty hoặc công trái.

Ba thuộc tính nói trên của cơng cụ tài chính có liên hệ chặt chẽ với nhau. Dễ thấy nhất là mối liên hệ gữa mức rủi ro và khả năng sinh lời (hình1). Thơng thường, các cơng cụ tài chính có mức rủi ro cao là những cơng cụ có mức sinh lời cao nhất và đó chính là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư và các doanh nghiệp nắm giữ các cơng cụ tài chính có mức rủi ro cao. Giữa khả năng sinh lời và mức lưu chuyển cũng có mối liên hệ mật thiết. Cơng cụ càng có tính lưu chuyển cao thì mức sinh lời của nó càng thấp. Vì vậy, những nhà đầu tư không muốn nguồn vốn nhàn rỗi của mình bị bất động thường chọn một cơng cụ tài chính có mức sinh lời thấp hơn dể có một cơng cụ tài chính có mức lưu chuyển cao hơn. Sau hết, như đã trình bày trong thuộc tính lưu chuyển, mối liên hệ giữa mức độ rủi ro và mức lưu chuyển là mối liên hệ cố hữu. Một cơng cụ tài chính càng có tính lưu chuyển cao thì càng có lợi thế trong giao dịch, mua bán, vì bất cứ lúc nào, người nắm giữ cũng có thể bán nó với thời gian ngắn nhất, ở mức giá hợp lý nhất (không thấp hơn giá gốc ban đầu).

LS kỳ vọng Đường thị trường vốn Trái phiếu Bất đ Cổ phiếu của các công ty trong nước Đầu tư vốn mạo hiểm công ty sản R f Trái phiếu chính phủ ngắn hạn Trái phiếu chính phủ dài hạn

Độ dốc chỉ mức lợi tức tối thiểu cho mỗi đơn vị rủi ro

R ủi ro thấp R ủi ro vừa Rủi ro trung Rủi ro trên Rủi ro cao phải bình t r u n g b ì n h

Hình 1.3. Quan hệ giữa rủi ro và sinh lời

Các mối quan hệ giữa các thuộc tính của các cơng cụ tài chính cho thấy rằng trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn, khơng một cơng cụ nào có các lợi thế tuyệt đối so với các cơng cụ khác. Nói một cách khác, khơng thể có một cơng cụ tài chính vừa có mức sinh lời cao, vừa có mức rủi ro ít lại vừa có tính lưu chuyển cao. Có lẽ đó là lý do của sự tồn tại khơng thể thay thế được lẫn nhau của nhiều loại hình cơng cụ tài chính trên các thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu Giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)