THỰC TRẠNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨ NG KHOÁN VI ỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 50)

2.1. LƠGIC CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN Ở VIỆT NAM

Những bằng chứng hiển nhiên về vai trị của thị trường chứng khốn đối với các nền kinh tế thị trường, cho đến nay, ắt hẳn khơng cịn có gì để nghi ngờ sự cần thiết của sự hiện hữu của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, cũng như mọi vấn đề đặt ra trong sinh hoạt đời thường, logic của cuộc sống không cho phép nhìn nhận vấn đề một cách giản đơn, phiến diện. Nói cách khác, khơng phải chỉ có những mặt tích cực của thị trường chứng khoán. Dù là nhà đầu tư, chính phủ hay doanh nghiệp, lợi và bất lợi là hai mặt không thể tách rời khi tham gia vào thị trường chứng khốn.

2.1.1. Tác động tích cực của thị trường chứng khốn

Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, thị trường chứng khốn có nhiều tác động tích cực vào nền kinh tế.

Thứ nhất, bên cạnh kênh huy động vốn cổ điển là thông qua hệ thống các ngân hàng,

bằng cơ chế phát hàng lần đầu và phát hành lần thứ hai, thị trường chứng khốn giúp các doanh nghiệp có thêm một kênh huy động vốn mới bổ sung cho kênh huy động truyền thống.

Thứ hai, thị trường chứng khoán cung cấp cho chính phủ một phương tiện để bán các

trái phiếu và để gọi vốn. Dĩ nhiên, lợi ích của phương tiện này tuỳ thuộc vào khả năng của chính phủ trong việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn cân quỹ huy động được cho nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba, thị trường chứng khoán cung cấp thêm cho các nhà tiết kiệm và các kênh chế

tài chính một “mục chọn” mới trong “thực đơn” đầu tư vốn. Dĩ nhiên, đầu tư vào các cơng cụ tài chính là đầu tư vào các tài sản bằng tiền là hoạt động có rủi ro. Tuy nhiên, bằng cách cho phép các nhà đầu tư đa dạng hoá các khoản đầu tư để giảm thiểu rủi ro, thị trường chứng khoán sẽ giúp các nhà đầu tư chọn lựa các tổ hợp đầu tư khác nhau theo ý thích của họ để có sự kết hợp tối ưu giữa rủi ro và lợi nhuận. Thêm nữa, bằng cách đưa ra các mức lợi tức khác nhau, thị trường chứng khốn có vai trị đặc biệt quan trọng đối với những nhà đầu tư chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là gửi tiền vào các ngân hàng rồi thụ động ngồi chờ một mức lợi tức khá thấp. Có một thị trường thứ cấp năng động, các nhà đầu tư sẽ có được một thị trường có sức lưu chuyển nhiều hơn so các thị trường vàng, thị trường bất động sản.

Thứ tư, bằng việc cung cấp một cung bậc lãi suất khác nhau cho các trái phiếu chính

phủ, trái phiếu cơng ty, cổ phiếu, thị trường chứng khoán buộc các doanh nghiệp và chính phủ huy động các nguồn vốn mới phải trả một mức sinh lời phản ánh cả lợi tức trong mối liên hệ với các khoản đầu tư khác và cả những rủi ro có liên quan với các khoản đầu tư đó. Nhờ vậy, việc phân bổ vốn tồn bộ nền kinh tế được cải thiện. Trong một thị trường vốn mà chi phí vay mượn vốn chưa dựa trên cung cầu vốn và chưa phản ánh những rủi ro có liên quan như thị trường vốn ở nước ta, lợi điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Thứ năm, thị trường chứng khoán cũng cung cấp một cơ chế để bản địa hoá một phần quyền sở hữu của các doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn, khi luật yêu cầu một doanh nghiệp cổ phần phải có 60% sở hữu của các nước sở tại thì khi chào bán, doanh nghiệp đó phải chào bán 60% cổ phần của nó cho cơng chúng.

Sau cùng, thị trường chứng khốn có thể giúp huy động các luồng vốn từ nước ngoài

từ các nhà đầu tư nước ngồi, người muốn đa dạng hố các khoản mục đầu tư của mình trên các thị trường vốn quốc tế.

2.1.2. Tác động tiêu cực của thị trường chứng khốn ở Việt Nam

Có lẽ do có quá nhiều lợi điểm khi nềm kinh tế có thị trường chứng khoán khiến khơng ít người khơng chú ý đúng mức đến những tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán. Trong thực tế, mặt bất lợi của thị trường chứng khốn cũng khơng phải ít. Tựu trung, Những tác động tiêu cực này thể hiện trên bốn điểm chính như sau:

Một là, bằng cách cho phép những người giàu có đầu tư để gia tăng thêm của cải mà

phối của cải bất bình đẳng trong xã hội. Trên phương diện này, có thể xem thị trường chứng khốn như những sịng bạc hoặc những trường đua ngựa khổng lồ;

Hai là, thị trường chứng khốn có thể khuyến khích một sự đầu tư liều lĩnh ở các cá

nhân và các tập thể (các định chế tài chính) và do đó có thể gây ra sự mất ổn định của nền kinh tế quốc gia. Vụ sụp đổ của Wall Street trong những năm cuối của thập niên 20, Hồng Kông năm 1970 và gần đây, vị thua lỗ 1,5 tỷ USD bởi bàn tay thao túng của Nick Veson, nhà kinh doanh chứng khoán 28 tuổi, đã làm cho Baring, một ngân hàng có lịc sử lâu đời nhất nước Anh phải đứng trên bờ vực thẳm của sự phá sản cà đe doạ đến sự ổn định của các thị trường tài chính khác trên thế giới là những bằng chứng sống động về tác động của những khoản đầu tư thiếu chín chắn;

Ba là, thị trường chứng khốn có thể là một mảnh đất tốt cho các hoạt động bất tương sinh sôi và phát triển. Phao tin đồn thất thiệt, xung đột quyền lợi, mua bán có tay trong (mua bán nội gián), phát hành những bản cáo bạch không đúng sự thật, lấy giá chứng khoán lên, bán chứng khốn khơng đúng với giá trị hoặc quá cao là những “chuyện xưa như quả đất” trên các thị trường chứng khoán;

Bốn là, mặc dù thị trường chứng khốn có thể phân bố vốn cho các hoạt động kinh tế

được kỳ vọng là có thể mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng, xét từ quan điểm toàn cục, các hoạt động này có thể khơng phải là các hoạt động có lợi nhất bởi thị trường và giá cả thị trường có thể bị bóp méo trong các nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, sự phát triển của thị trường chứng khốn có thể dẫn đến xấu đi trong phân bổ các nguồn lực chứ không phải là sự cải thiện.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM CHỨNG KHỐN Ở VIỆT NAM

2.2.1. Tiến trình chuẩn bị hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Tại Việt Nam, vấn đề thành lập thị trường chứng khoán từ lâu đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở miền Nam Việt Nam, từ tháng 7 năm 1963, bản phúc trình về vấn đề thiết lập thị trường chứng khốn tại Sài gịn do giáo sư Vũ Quốc Thúc, trưởng khoa Luật, Viện đại học Sài gịn trình bày đã chỉ rõ sự cần thiết và khả năng hình thành một thị trường chứng khốn ở Sài gịn. Theo bản phúc trình này, mơ hình thị trường chứng khốn của Việt Nam lúc đầu chỉ cần 10 nhà môi giới với 10 công ty ngoại quốc đang hoạt động ở Việt Nam như hãng BGI, Công ty kỹ nghệ tơ sợi, Cơng ty Vĩnh hảo, Cơng thương ngân hàng.... Mơ hình này sẽ được phát triển và mở rộng dần theo tốc độ phát triển của nền kinh tế. Đáng tiếc là đề án này bị hoãn lại và bị rơi vào quyên lãng do chính quyền Ngơ Đình Diệm bị lật đổ.

Tiếp theo các nỗ lực của chính quyền Ngơ Đình Diệm nhằm hình thành thị trường chứng khốn, ngày 16 tháng 2 năm 1973, Thủ tướng chính phủ của chính quyền Sài gịn đã ký sắc lệnh số 027 SL/ThT/PC2 về thị trường chứng khoán và các quy định có liên quan đến ngành mơi giới chứng khốn. Theo sắc lệnh, một Uỷ ban chứng khoán quốc gia sẽ được thiết lập để “điều chỉnh các thủ tục có liên quan đến hoạt động mua ban, phân phối và bao tiêu chứng khoán, kiểm soát các hoạt động này trong khuôn khổ bảo vệ các khoản tiền tiết kiệm của công chúng đầu tư ” [109, p.4/19]. Cơ cấu của Uỷ ban chứng khoán quốc gia bao gồm: Bộ trưởng Tài chính (Chủ tịch), Thống đốc ngân hàng quốc gia và bốn chuyên gia kinh tế, tài chính, ngân hàng.

Đến tháng 2 năm 1974, các ý tưởng về vấn đề thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam của ngân hàng quốc gia Việt Nam. Cũng trong năm này, một cơng trình nghiên cứu nghiêm túc và tương đối dài hơi của Tiến sỹ Sidney N. Robbins, giáo sư tài chính học, Đại học Columbia với sự cộng tác của ơng Nguyễn Bích Huệ, trợ lý đặc biệt của Thống Đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam và ông Charles C. Munroe III, cựu chuyên viên môi giới của Cơng ty chứng khốn Sutro & Co đã được công bố [123, p.1-212].

Công việc chuẩn bị triển khai xây dựng thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang được tiến hành khoản trương thì đến 30/4/1975, Chính quyền Sài gịn sụp đổ. Một lần nữa, đề án thành lập thị trường chứng khoán phải bị khép lại vì đó là một định chế xa lạ với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thời bấy giờ của Việt Nam.

Kể từ khi đoạn tuyệt với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, xuất phát từ tầm quan trọng nhiều mặt của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế thị trường. Chính phủ đã bắt đầu hoạch định chiến lược thiết lập một thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Ngay từ đầu của những năm 1990, nhiều đồn cơng tác của Chính phủ đã được cử đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng thị trường chứng khốn ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Cũng trong thời gian này, cùng một lúc, chính phủ đã giao cho Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, xây dựng đề án hình thành thị trường chứng khốn và trình chính phủ xem xét. Trên cơ sở các khuyến nghị của hai đề án của hai ngành này, vào năm 1994, chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo soạn thảo Pháp lệnh về thị trường chứng khoán gồm đại diện cuả Bộ tài chính, Bộ tư pháp, Ngân hàng Nhà nước.... để soạn thảo một số văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường. Một năm sau, năm 1995, Chính phủ quyết định thành lập Ban chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị trường chứng khoán chỉ được đẩy nhanh khi vào năm 1996, Chính phủ ban hành nghị định 75/1996/NĐ-CP thành lập SSC, một tổ chức độc lập, chịu trách nhiệm xây dựng các tiền đề cần thiết để hình thành và

phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù, cho trước thời điểm khai trương, vẫn cịn có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm thích hợp cho sự ra đời của thị trường chứng khốn vì “từ góc độ bảo đảm an tồn và sự thành cơng của cuộc thử nghiệm...chưa thể nói các điều kiện đã được chuẩn bị là hoàn chỉnh và đầy đủ” [5, tr.10], ngày 20 tháng 7 năm 2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSTC) - mơ hình thủ nghiệm, bước đệm cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (VSE) trong tương lai - đã được chính thức khai trương, đánh dấu một bước khởi đầu quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

2.2.2. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam2.2.2.1. Thị trường trái phiếu 2.2.2.1. Thị trường trái phiếu

Một phần của tài liệu Giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)