Quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng (Trang 83 - 84)

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công

3.2.5 Quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả

So với năm 2010, thì năm 2011 doanh thu giảm trong khi hầu hết các khoản chi phí đều tăng, trong đó chi phí bán hàng và chi phí QLDN cũng tăng đáng kể. Trong đó, CPBH tập trung chủ yếu ở chi phí VLBH và CPKH ở bộ phận bán hàng; cịn CPQLDN lại tập trung chủ yếu ở CPNVQL, chi phí khấu hao tài sản quản lý như xe cộ, phương tiện tiếp khách... Để quản lý chi phí một cách hiệu quả cơng ty cần lập dự tốn chi phí đầu năm để từ đó định hướng chi phí một cách hiệu quả tiết kiệm. Cụ thể như một số biện pháp sau :

1) Bảo quản các phương tiện vận tải, phương tiện chuyên chở hàng hóa, xe chở bê tơng trong điều kiện tốt để những phương tiện này làm việc với công suất cao nhất, tiết kiệm chi phí về nhiên liệu.

2) Tận dụng quỹ khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng để nâng cấp, mua mới tài sản phục vụ cho cơng tác bán hàng, vận chuyển hàng hóa.

3) Theo dõi tình hình sử dụng vật liệu ở khâu bán hàng nhằm thực hiện tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí, thất thốt như cơng tác thiết lập định mức chi phí, đánh giá tình hình thực hiện chi phí từng thời kỳ (ví dụ theo quý) nhằm điều chỉnh kịp thời mức độ sử dụng chi phí trong kỳ tiếp theo...

- Đối với CPQLDN

1) Thực hiện tinh giản bộ máy quản lý một cách hợp lý mà vẫn đạt hiệu quả.

2) Theo dõi tình trạng hoạt động của các phương tiện quản lý nhằm sửa chữa kịp thời nếu có hỏng hóc nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động.

3) Tránh tình trạng sử dụng phương tiện cơng cho mục đích riêng của từng cá nhân trong công ty.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng (Trang 83 - 84)