c/ Số tiền bảo hiểm:
1.3: Pháp luật về BHTG ở một số nước trên thế giới:
1.3.1. Pháp luật BHTG ở Mỹ:
BHTG đối với Việt Nam cịn là một loại hình bảo hiểm rất mới mẻ nhưng trên thế giới đã có nhiều nước thành lập cơ quan BHTG để nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng của các TCTD cũng như tạo niềm tin cho người gửi tiền.
Sau một loạt vụ phá sản của các ngân hàng ở Mỹ vào những năm 1930 – 1933, trong đó những món nợ tiền tiết kiệm của nhiều người gửi tiền của các ngân hàng thương mại bị mất trắng. Để ngăn ngừa những tổn thất trong tương lai của người gửi tiền do những vụ vỡ nợ hệ thống ngân hàng nhận tiền gửi; năm 1934, công ty BHTG liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation – FDIC) của Hoa Kỳ được thành lập.
Trước khi FDIC được thành lập, số ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản rất cao, và khi một ngân hàng bị vỡ nợ thì người gửi tiền sẽ phải đợi lấy lại tiền vốn gửi của họ chỉ đến khi ngân hàng đó được thanh lí, lúc đó những người gửi tiền sẽ chỉ được thanh toán một phần của giá trị món gửi. Kể từ sau khi FDIC được thành
lập,số vụ vỡ nợ ngân hàng được giảm hẳn. Nếu những năm 1930 số lượng các vụ vỡ nợ ngân hàng trung bình là 2000/năm thì từ năm 1995 đến 1999 chỉ có 16 ngân hàng tham gia BHTG bị phá sản và những người gửi tiền có số tiền gửi dưới 100.000 đơ la Mỹ đều được bảo đảm thanh tốn đầy đủ1. Điều này đã tạo niềm tin, sự yên tâm cho người gửi tiền và do đó họ ít có ý muốn rút tiền của họ ra khiến ngân hàng vỡ nợ. Như vậy có thể thấy rằng việc thành lập cơ quan BHTG là một giải pháp đúng đắn trong việc giải quyết bài toán vỡ nợ của ngân hàng.
Mạng lưới FDIC gồm Trụ sở chính đặt tại Washington DC, 06 chi nhánh khu vực đặt tại các tiểu bang. Dưới các chi nhánh khu vực cũn cú cỏc chi nhỏnh địa phương là cơ quan trực tiếp thực hiện việc kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Vốn ban đầu của FDIC không lấy từ ngân sách liên bang mà được Chính phủ cho phát hành trái phiếu bán cho các tổ chức tài chính ngân hàng. FDIC được quyền lấy phí bảo hiểm tiền gửi để bù đắp chi phí hoạt động và bổ sung vốn điều lệ. Ngồi ra, FDIC cũn được đảm bảo khả năng thanh khoản bởi một khoản tín dụng dự phũng trị giỏ 30 tỷ USD do Cục dự trữ Liờn bang và Bộ Tài chớnh Hoa Kỳ cấp2.
Hạn mức bảo hiểm ban đầu khi FDIC bắt đầu hoạt động vào ngày 01/01/1934 là 2.500 USD. Đến ngày 01/6/1934, FDIC nâng mức bảo hiểm tối đa lên 5.000 USD. Sau nhiều lần tăng, đến năm 1980, mức bảo hiểm tối đa là 100.000 USD. Ngày 01/4/2006 mức bảo hiểm tối đa cho tài khoản tiết kiệm hưu trí đó được nâng lên 250.000 USD.
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nghĩa là việc ngân hàng sẽ đặt vào tình trạng phá sản,FDIC đã sử dụng 2 phương pháp chủ yếu để xử lí:
Phương pháp thứ nhất: gọi là “phương pháp thanh toán hết”,FDIC cho phép
ngân hàng đó vỡ nợ và thanh tốn hết cho các món tiền gửi tối đa tới 100.000 đơ la(bằng tiền vốn thu phí bảo hiểm do những ngân hàng đã mua bảo hiểm của FDIC trả).Sau khi ngân hàng được thanh lí, FDIC sẽ cùng với các chủ nợ khác của ngân hàng này nhận phần thanh tốn của mình trong số tiền thanh lí các tài sản có của
1 Bài viết “Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường tài chính – trang 294 – Ferederic S-mishkin” (Nhà xuất bản công an nhân dân năm 2004)
2 Bài viết “mơ hình BHTG Liên bang Hoa Kỳ” – trang web www.div.gov.vn. 27
ngân hàng vỡ nợ đó.Nói chung khi áp dụng “phương pháp thanh tốn hết”những người có các món gửi vượt qua giới hạn 100.000 đô la chỉ được nhận lại trên 90 xu cho mỗi đơ la tiền gửi. Q trình này có thể mất một vài năm mới hồn thành, do đó phương pháp thanh tốn này ít được dùng.
Phương pháp thứ hai: gọi là “phương pháp mua và nắm quyền kiểm soát”.
Theo phương pháp này, FDIC tổ chức lại ngân hàng vỡ nợ, nói chung bằng cách tìm một người chung phần sẵn lịng hợp nhất, người này nhận gánh lấy tất cả những món tiền gửi của Ngân hàng khơng trả được nợ. Do đó, khơng ai trong số những người gửi tiền ở ngân hàng vỡ nợ này bị tổn thất. FDIC có thể giúp người chung phần hợp nhất với ngân hàng vỡ nợ bằng cách cung cấp cho người đó những món tiền cho vay trợ cấp hoặc bằng cách mua một số trong những món cho vay yếu kém hơn của Ngân hàng vỡ nợ đó. Kết quả thực của “phương pháp mua và nắm quyền kiểm soát” là ở chỗ FDIC đã bảo đảm tất cả các món tiền gửi, chứ khơng chỉ những món tiền gửi dưới 100.000 đơ la1. “Phương pháp mua và nắm quyền kiểm soát” là phương thức phổ biến nhất của FDIC để giải quyết một Ngân hàng bị vỡ nợ, đặc biệt là khi Ngân hàng này là loại lớn và FDIC sợ rằng những tổn thất của người gửi tiền có thể khuyến khích những vụ phá sản kinh doanh và các vụ vỡ nợ Ngân hàng khác.
FDIC của Mỹ thu phí bảo hiểm là 23 xu cho mỗi trăm đơ la tiền gửi mỗi năm. Theo số liệu năm 1990 thì quỹ bảo hiểm Ngân hàng của FDIC là dưới 10 tỷ đơ la. Khi so sánh với tổng số các món tiền gửi có đóng bảo hiểm là 2000 tỷ đơ la thì số tiền quỹ dưới 10 tỷ đô la của FDIC là quá nhỏ. Thế nhưng công chúng Mỹ vẫn tin tưởng rằng các món tiền gửi lên đến 100.000 đơ la là an tồn. Bởi cơng chúng Mỹ đều tin tưởng vào sự cam kết ngăn ngừa các tổn thất của những người gửi tiền do Chính phủ đưa ra2.
Có thể khẳng định mơ hỡnh Bảo hiểm tiền gửi liờn bang Hoa Kỳ là một mụ hỡnh tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiờn tiến. Thực tế hoạt động đó chứng minh vai trũ đặc biệt quan trọng của FDIC trong mục tiêu bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo an
1 Bài viết “Một số vấn đề về BHTG ở quỹ tín dụng nhân dân” TS. Trương Thị Kim Dung , trang 10,11 (tạp chí luật học số 6 tháng 12/1996 – Trường đại học luật Hà Nội).
2 Bài viết “Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường tài chính – trang 294 – Ferederic S-mishkin” (Nhà xuất bản công an nhân dân năm 2004)
tồn hệ thống tài chính ngân hàng tại Hoa Kỳ. Nhiều quốc gia Châu Á đó xõy dựng cơ quan bảo hiểm tiền gửi của mỡnh theo mụ hỡnh FDIC như Hàn Quốc, Đài Loan…Theo thời báo Asian Wall street ngày 28 tháng 6 năm 2006, Chính phủ Trung Quốc đó xỏc nhận FDIC là mụ hỡnh mẫu của quốc gia này trong kế hoạch xõy dựng Bảo hiểm tiền gửi Trung Quốc sắp tới. Trong nền kinh tế tồn cầu hóa, Việt Nam khơng thể nằm ngoài xu thế chung đú1.
1.3.2. Pháp luật BHTG ở Indonesia:
BHTG Indonesia (IDIC) được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 22/09/2005 theo Luật BHTG được Quốc hội Indonesia ban hành năm 2004. Trước khi thành lập IDIC, Chính phủ Indonesia đã thực hiện bảo hiểm toàn bộ tiền gửi, đặc biệt sau khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ ở Indonesia vào năm 1998 để lấy lại niềm tin của cơng chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng. Nhưng việc bảo hiểm đó đã dẫn tới những rủi ro về mặt đạo đức và gia tăng gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, do đó cần có sự thay đổi chính sách về BHTG cho phù hợp với tình hình mới. Luật BHTG Indonesia đã truyền tải được tồn bộ thay đổi về mặt chính sách BHTG ở quốc gia này.
Luật BHTG Indonesia bao gồm 103 điều, tập trung ở 4 nhóm vấn đề sau 2:
Nhóm 1: Những quy định chung:
- Cơ chế tham gia BHTG: theo điều 8 Luật BHTG Indonesia, tất cả các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ của Indonesia phải tham gia BHTG bắt buộc.
- Loại tiền gửi được bảo hiểm: bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tài khoản vãng lai, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi bằng đồng rupiah, tiền gửi ngoại tệ, cũng như tiền gửi hồi giáo và tiền gửi thông thường.
- Hạn mức chi trả tiền gửi được BHTG: hạn mức BHTG được chi trả cho mỗi cá nhân tại một ngân hàng là 100.000.000 rupiah (11.000 đô la). Hạn mức này gấp khoảng 9,6 lần GDP bình quân đầu người của Indonesia.
Nhóm 2: Những quy định liên quan đến BHTG:
1 Bài viết “mơ hình BHTG Liên bang Hoa Kỳ” – trang web www.div.gov.vn.
2 Bài viết “ Luật BHTG Indonesia kinh nghiệm nào cho Việt Nam” của tác giả Thuý Sen đăng trên trang web: www.div.gov.vn.
- Về năng lực tài chính: nguồn vốn của IDIC bao gồm nguồn vốn Nhà nước và vốn tư nhân. Nguồn vốn ban đầu khơng hồn lại là 4000 tỷ rupiah (khoảng 435 triệu đô la). Hiện nay nguồn vốn hoạt động của IDIC khoảng 1 tỷ đô la. Nguồn vốn được sử dụng để chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm, thanh toán các chi phí khác liên quan đến việc chi trả cho người gửi tiền và để xử lý đổ vỡ ngân hàng. Quỹ mục tiêu là 2,5% tổng số tiền gửi trong hệ thống ngân hàng. IDIC được đảm bảo hỗ trợ tài chính hồn tồn từ Chính phủ.
- Về phí BHTG: các thành viên đóng phí BHTG đồng hạng 6 tháng 1 lần là 0,1% trên tổng số tiền gửi (0,2%/năm). Theo điều 15 của Luật BHTG Indonesia quy định: tỷ lệ phí cố định có thể được điều chỉnh sang hệ thống phí theo mức độ rủi ro. Trong trường hợp thiết lập hệ thống phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro, chênh lệch giữa các hạng phí cao nhất khơng được vượt q 0,5%.
- Về các nghiệp vụ BHTG: trong các nghiệp vụ của IDIC thì cần nhấn mạnh đến nghiệp vụ xử lý đổ vỡ vì có nhiều điểm đặc biệt thể hiện tính chủ động và chịu trách nhiệm của IDIC.
+ Nguyên tắc xử lý đổ vỡ: là nguyên tắc chi phí tối thiểu trên cơ sở tính tốn lợi ích giữa việc “cứu” ngân hàng hoặc không “cứu” ngân hàng.
+ Đối với nghiệp vụ xử lý đổ vỡ: được chia thành những trường hợp sau:
Cứu ngân hàng bị đổ vỡ không tác động đến hệ thống.
Không cứu ngân hàng không tác động đến hệ thống
Giải quyết ngân hàng đổ vỡ tác động đến hệ thống bằng việc bơm vốn của cổ đông.
Giải quyết ngân hàng đổ vỡ tác động đến hệ thống khơng có sự bơm vốn của cổ đơng.
+ Về quy trình xử lý đổ vỡ: luật BHTG Indonesia quy định rõ về quy trình thủ tục xử lý TCTD bị đổ vỡ theo những hình thức được nêu ở trên như điều kiện xử lý, cách thức xử lý…trên tinh thần tạo tính chủ động và chịu trách nhiệm của IDIC.
Nhóm 3: Những quy định về tổ chức BHTG:
- Về địa vị pháp lý:
+ IDIC được thành lập là cơ quan có năng lực pháp lý độc lập, thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm về việc triển khai chức năng, quyền hạn.
+ Có thẩm quyền ban hành văn bản điều chỉnh hoạt động BHTG phù hợp với Luật BHTG và các văn bản pháp lý khác của Indonesia.
+ IDIC chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Tổng thống;
+ Theo điều 1 khoản 9 Luật BHTG Indonesia, IDIC là thành viên của Uỷ ban phối hợp. Uỷ ban phối hợp là uỷ ban có thành phần tham gia gồm Bộ tài chính, cơ quan giám sát (LPP), Ngân hàng Trung Ương là IDIC nhằm xác định và thực hiện chính sách giải quyết ngân hàng đổ vỡ trong trường hợp ngân hàng này được xác định là có tác động đến hệ thống.
- Về nhiệm vụ: bảo vệ người gửi tiền, bảo vệ an toàn của quỹ BHTG; tham gia tích cực vào việc ổn định của hệ thống tài chính.
- Về quyền hạn: quản lý quỹ BHTG, thu phí và xây dựng hệ thống, tiếp cận với thơng tin về tiền gửi và báo cáo tài chính của ngân hàng nhằm quản trị rủi ro; tiếp nhận, xử lý, chi trả cho người gửi tiền và thanh lý ngân hàng đổ vỡ.
- Về mơ hình tổ chức: được thiết lập theo mơ hình của tổ chức iảm thiểu rủi ro dưới hình thức và hoạt động theo mơ hình Tổng cơng ty.
Nhóm 4: Về sự chi phối giữa các cơ quan chức năng trong việc thực hiện ổn định hệ thống tài chính ngân hàng: phối hợp trong việc thực hiện ổn định hệ thống
tài chính – ngân hàng. Theo điều 1 khoản 9 Luật BHTG Indonesia quy định: “IDIC
là thành viên của Uỷ ban phối hợp”, Uỷ ban phối hợp là Uỷ ban có thành phần
tham gia gồm Bộ tài chính, cơ quan giám sát (LPP), ngân hàng TW và IDIC nhằm xác định và thực hiện chính sách giải quyết ngân hàng đỗ vỡ.
Có thể nhận thấy rằng, xu hướng phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng nói chung và xu hướng phát triển kinh tế xã hội tác động trực tiếp đến chính sách BHTG. Với đặc thù này, Luật BHTG Indonesia đã thể hiện tính ổn định và dự báo rất rõ đặc biệt là quy định về phí BHTG và hạn mức chi trả; cụ thể:
-Về phí BHTG: thời điểm Luật BHTG được ban hành thì áp dụng mức phí đồng hạng là phù hợp nhưng những nhà lập pháp đã dự đốn được áp dụng mức phí trên cơ sở rủi ro sẽ là xu hướng trên thế giới. Đây là một điểm mà Luật BHTG Việt
Nam trong tương lai cần học hỏi. Hiện theo quy định về phí BHTG ở Việt Nam được áp dụng là mức phí đồng hạng 0,15%/năm trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG, đây là mức phí cố định. Điều này chưa thực sự công bằng giữa các TCTD tham gia BHTG có hiệu quả hoạt động khác nhau. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm của Luật BHTG Indonesia về quy định mức phí là rất cần thiết đối với Luật BHTG của Việt Nam trong tương lai.
-Về hạn mức chi trả: Luật quy định một hạn mức cố định ở thời điểm ban hành là 100 triệu rupiah cho mỗi người gửi tiền tại một ngân hàng. Cơ sở để tính tốn hạn mức này là dựa vào tiêu trí đảm bảo số lượng người gửi tiền nằm trong phạm vi được bảo hiểm là khoảng 90%. Nhưng do GDP mỗi năm lại có sự thay đổi và tỷ lệ đó cũng khơng cố định, nên Luật BHTG Indonesia đã tạo ra “khung pháp lý mở” là hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm có thể điều chỉnh nếu số lượng người gửi tiền nằm trong phạm vi bảo hiểm giảm xuống dưới 90% trên tổng số người gửi tiền tại tất cả các ngân hàng, hoặc có sự thay đổi lớn về tỷ lệ lạm phát trong vài năm, hoặc xảy ra tình trạng một lượng vốn lớn đồng thời bị rút khỏi ngân hàng1. Với tính dự báo về việc thay đổi hạn mức chi trả BHTG ở Việt Nam đã được đề cập tại điều 1 khoản 3 điểm 2 Nghị định số 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó việc thay đổi số tiền bảo hiểm tối đa do Thủ tướng Chính phủ Quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức BHTG và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ tài chính. Song để xác định việc thay đổi hạn mức chi trả dựa vào tiêu chí nào thì luật BHTG Việt Nam cần rút kinh nghiệm từ Luật BHTG Indonesia.
Đồng thời, để đảm bảo hiệu lực trong q trình thực thi, Luật BHTG có quy định về chế tài đối với những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định. Điều đó đảm bảo tính hiệu quả và ngun tắc pháp chế. Việc xây dựng Luật BHTG Indonesia sẽ là một bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng Luật BHTG ở Việt Nam trong tương lai.
1 Bài viết “ Luật BHTG Indonesia kinh nghiệm nào cho Việt Nam” của tác giả Thuý Sen đăng trên trang web: www.div.gov.vn.
Nói tóm lại BHTG là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam so với lịch sử gần trăm năm của nhiều quốc gia có hệ thống BHTG phát triển như Mỹ, Canada,