Pháp luật BHTG ở Indonesia:

Một phần của tài liệu Chế độ bảo hiểm tiền gửi ở việt nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 29 - 34)

c/ Số tiền bảo hiểm:

1.3.2. Pháp luật BHTG ở Indonesia:

BHTG Indonesia (IDIC) được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 22/09/2005 theo Luật BHTG được Quốc hội Indonesia ban hành năm 2004. Trước khi thành lập IDIC, Chính phủ Indonesia đã thực hiện bảo hiểm toàn bộ tiền gửi, đặc biệt sau khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ ở Indonesia vào năm 1998 để lấy lại niềm tin của cơng chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng. Nhưng việc bảo hiểm đó đã dẫn tới những rủi ro về mặt đạo đức và gia tăng gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, do đó cần có sự thay đổi chính sách về BHTG cho phù hợp với tình hình mới. Luật BHTG Indonesia đã truyền tải được tồn bộ thay đổi về mặt chính sách BHTG ở quốc gia này.

Luật BHTG Indonesia bao gồm 103 điều, tập trung ở 4 nhóm vấn đề sau 2:

Nhóm 1: Những quy định chung:

- Cơ chế tham gia BHTG: theo điều 8 Luật BHTG Indonesia, tất cả các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ của Indonesia phải tham gia BHTG bắt buộc.

- Loại tiền gửi được bảo hiểm: bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tài khoản vãng lai, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi bằng đồng rupiah, tiền gửi ngoại tệ, cũng như tiền gửi hồi giáo và tiền gửi thông thường.

- Hạn mức chi trả tiền gửi được BHTG: hạn mức BHTG được chi trả cho mỗi cá nhân tại một ngân hàng là 100.000.000 rupiah (11.000 đô la). Hạn mức này gấp khoảng 9,6 lần GDP bình quân đầu người của Indonesia.

Nhóm 2: Những quy định liên quan đến BHTG:

1 Bài viết “mơ hình BHTG Liên bang Hoa Kỳ” – trang web www.div.gov.vn.

2 Bài viết “ Luật BHTG Indonesia kinh nghiệm nào cho Việt Nam” của tác giả Thuý Sen đăng trên trang web: www.div.gov.vn.

- Về năng lực tài chính: nguồn vốn của IDIC bao gồm nguồn vốn Nhà nước và vốn tư nhân. Nguồn vốn ban đầu khơng hồn lại là 4000 tỷ rupiah (khoảng 435 triệu đô la). Hiện nay nguồn vốn hoạt động của IDIC khoảng 1 tỷ đô la. Nguồn vốn được sử dụng để chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm, thanh toán các chi phí khác liên quan đến việc chi trả cho người gửi tiền và để xử lý đổ vỡ ngân hàng. Quỹ mục tiêu là 2,5% tổng số tiền gửi trong hệ thống ngân hàng. IDIC được đảm bảo hỗ trợ tài chính hồn tồn từ Chính phủ.

- Về phí BHTG: các thành viên đóng phí BHTG đồng hạng 6 tháng 1 lần là 0,1% trên tổng số tiền gửi (0,2%/năm). Theo điều 15 của Luật BHTG Indonesia quy định: tỷ lệ phí cố định có thể được điều chỉnh sang hệ thống phí theo mức độ rủi ro. Trong trường hợp thiết lập hệ thống phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro, chênh lệch giữa các hạng phí cao nhất khơng được vượt q 0,5%.

- Về các nghiệp vụ BHTG: trong các nghiệp vụ của IDIC thì cần nhấn mạnh đến nghiệp vụ xử lý đổ vỡ vì có nhiều điểm đặc biệt thể hiện tính chủ động và chịu trách nhiệm của IDIC.

+ Nguyên tắc xử lý đổ vỡ: là nguyên tắc chi phí tối thiểu trên cơ sở tính tốn lợi ích giữa việc “cứu” ngân hàng hoặc không “cứu” ngân hàng.

+ Đối với nghiệp vụ xử lý đổ vỡ: được chia thành những trường hợp sau:

 Cứu ngân hàng bị đổ vỡ không tác động đến hệ thống.

 Không cứu ngân hàng không tác động đến hệ thống

 Giải quyết ngân hàng đổ vỡ tác động đến hệ thống bằng việc bơm vốn của cổ đông.

 Giải quyết ngân hàng đổ vỡ tác động đến hệ thống khơng có sự bơm vốn của cổ đơng.

+ Về quy trình xử lý đổ vỡ: luật BHTG Indonesia quy định rõ về quy trình thủ tục xử lý TCTD bị đổ vỡ theo những hình thức được nêu ở trên như điều kiện xử lý, cách thức xử lý…trên tinh thần tạo tính chủ động và chịu trách nhiệm của IDIC.

Nhóm 3: Những quy định về tổ chức BHTG:

- Về địa vị pháp lý:

+ IDIC được thành lập là cơ quan có năng lực pháp lý độc lập, thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm về việc triển khai chức năng, quyền hạn.

+ Có thẩm quyền ban hành văn bản điều chỉnh hoạt động BHTG phù hợp với Luật BHTG và các văn bản pháp lý khác của Indonesia.

+ IDIC chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Tổng thống;

+ Theo điều 1 khoản 9 Luật BHTG Indonesia, IDIC là thành viên của Uỷ ban phối hợp. Uỷ ban phối hợp là uỷ ban có thành phần tham gia gồm Bộ tài chính, cơ quan giám sát (LPP), Ngân hàng Trung Ương là IDIC nhằm xác định và thực hiện chính sách giải quyết ngân hàng đổ vỡ trong trường hợp ngân hàng này được xác định là có tác động đến hệ thống.

- Về nhiệm vụ: bảo vệ người gửi tiền, bảo vệ an toàn của quỹ BHTG; tham gia tích cực vào việc ổn định của hệ thống tài chính.

- Về quyền hạn: quản lý quỹ BHTG, thu phí và xây dựng hệ thống, tiếp cận với thơng tin về tiền gửi và báo cáo tài chính của ngân hàng nhằm quản trị rủi ro; tiếp nhận, xử lý, chi trả cho người gửi tiền và thanh lý ngân hàng đổ vỡ.

- Về mơ hình tổ chức: được thiết lập theo mơ hình của tổ chức iảm thiểu rủi ro dưới hình thức và hoạt động theo mơ hình Tổng cơng ty.

Nhóm 4: Về sự chi phối giữa các cơ quan chức năng trong việc thực hiện ổn định hệ thống tài chính ngân hàng: phối hợp trong việc thực hiện ổn định hệ thống

tài chính – ngân hàng. Theo điều 1 khoản 9 Luật BHTG Indonesia quy định: “IDIC

là thành viên của Uỷ ban phối hợp”, Uỷ ban phối hợp là Uỷ ban có thành phần

tham gia gồm Bộ tài chính, cơ quan giám sát (LPP), ngân hàng TW và IDIC nhằm xác định và thực hiện chính sách giải quyết ngân hàng đỗ vỡ.

Có thể nhận thấy rằng, xu hướng phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng nói chung và xu hướng phát triển kinh tế xã hội tác động trực tiếp đến chính sách BHTG. Với đặc thù này, Luật BHTG Indonesia đã thể hiện tính ổn định và dự báo rất rõ đặc biệt là quy định về phí BHTG và hạn mức chi trả; cụ thể:

-Về phí BHTG: thời điểm Luật BHTG được ban hành thì áp dụng mức phí đồng hạng là phù hợp nhưng những nhà lập pháp đã dự đốn được áp dụng mức phí trên cơ sở rủi ro sẽ là xu hướng trên thế giới. Đây là một điểm mà Luật BHTG Việt

Nam trong tương lai cần học hỏi. Hiện theo quy định về phí BHTG ở Việt Nam được áp dụng là mức phí đồng hạng 0,15%/năm trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG, đây là mức phí cố định. Điều này chưa thực sự công bằng giữa các TCTD tham gia BHTG có hiệu quả hoạt động khác nhau. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm của Luật BHTG Indonesia về quy định mức phí là rất cần thiết đối với Luật BHTG của Việt Nam trong tương lai.

-Về hạn mức chi trả: Luật quy định một hạn mức cố định ở thời điểm ban hành là 100 triệu rupiah cho mỗi người gửi tiền tại một ngân hàng. Cơ sở để tính tốn hạn mức này là dựa vào tiêu trí đảm bảo số lượng người gửi tiền nằm trong phạm vi được bảo hiểm là khoảng 90%. Nhưng do GDP mỗi năm lại có sự thay đổi và tỷ lệ đó cũng khơng cố định, nên Luật BHTG Indonesia đã tạo ra “khung pháp lý mở” là hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm có thể điều chỉnh nếu số lượng người gửi tiền nằm trong phạm vi bảo hiểm giảm xuống dưới 90% trên tổng số người gửi tiền tại tất cả các ngân hàng, hoặc có sự thay đổi lớn về tỷ lệ lạm phát trong vài năm, hoặc xảy ra tình trạng một lượng vốn lớn đồng thời bị rút khỏi ngân hàng1. Với tính dự báo về việc thay đổi hạn mức chi trả BHTG ở Việt Nam đã được đề cập tại điều 1 khoản 3 điểm 2 Nghị định số 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó việc thay đổi số tiền bảo hiểm tối đa do Thủ tướng Chính phủ Quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức BHTG và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ tài chính. Song để xác định việc thay đổi hạn mức chi trả dựa vào tiêu chí nào thì luật BHTG Việt Nam cần rút kinh nghiệm từ Luật BHTG Indonesia.

Đồng thời, để đảm bảo hiệu lực trong q trình thực thi, Luật BHTG có quy định về chế tài đối với những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định. Điều đó đảm bảo tính hiệu quả và ngun tắc pháp chế. Việc xây dựng Luật BHTG Indonesia sẽ là một bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng Luật BHTG ở Việt Nam trong tương lai.

1 Bài viết “ Luật BHTG Indonesia kinh nghiệm nào cho Việt Nam” của tác giả Thuý Sen đăng trên trang web: www.div.gov.vn.

Nói tóm lại BHTG là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam so với lịch sử gần trăm năm của nhiều quốc gia có hệ thống BHTG phát triển như Mỹ, Canada, Hàn Quốc… Năm 2009 là thời điểm đánh dấu 10 năm chính sách BHTG được áp dụng tại Việt Nam. Có thể thấy việc hình thành và áp dụng vào thực tế của BHTG khơng những góp phần tích cực trong việc nâng cao niềm tin của cơng chúng đối với hệ thống tài chính quốc gia mà cịn là một trong những biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo sự phát triển an tồn, bền vững của hệ thống ngân hàng. Chính sách BHTG trong thời gian qua đã thực sự đi vào cuộc sống, là minh chứng khẳng định vị trí, vai trị, sự cần thiết của một định chế tài chính quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và sự an tồn tài chính quốc gia nói riêng. Song để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia thì chính sách BHTG Việt Nam cũng cần có những thay đổi để tạo sự phát triển đồng bộ trong tương lai.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BHTG Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Chế độ bảo hiểm tiền gửi ở việt nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)