c/ Số tiền bảo hiểm:
2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của BHTG Việt Nam:
Thứ nhất: Nâng cao năng lực tài chính cho tổ chức BHTG Việt Nam:
Ngày 18/01/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg về quy chế quản lý tài chính đối với DIV, trong đó có quy định mức vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng do Ngân sách Nhà nước cấp thay cho mức 1.000 tỷ đồng trước đây. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, nguồn vốn hoạt động của BHTG Việt Nam vào khoảng 3.015 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ do Ngân sách Nhà nước cấp là 1.000 tỷ đồng, phần cịn lại là phí BHTG do các tổ chức tham gia BHTG nộp và từ hoạt động đầu tư của DIV. Theo PGS.TS. Lê Quốc Lý – Vụ trưởng Vụ tài chính tiền tệ, Bộ kế hoạch và đầu tư cho rằng: “tiềm lực tài chính của BHTG Việt Nam còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với nhiệm vụ đang và sẽ phải đảm đương”1. Từ nhận xét này cho thấy thực tế tổ chức BHTG ở Việt Nam chưa đủ tiềm lực tài chính để có thể đảm đương tốt được những nhiệm vụ của mình. Vậy cần thiết phải nâng cao tiềm lực tài chính cho tổ chức BHTG ở Việt Nam bằng cách như: cấp bổ sung vốn điều lệ từ Ngân sách Nhà nước cho BHTG Việt Nam, mở rộng lĩnh vực đầu tư mà tổ chức BHTG Việt Nam được phép tham gia…
Khi vị trí vai trị của BHTG Việt Nam ngày một tăng lên, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động lại càng địi hỏi phải nâng cao tiềm lực tài chính của BHTG Việt Nam một cách nhanh chóng, để BHTG Việt Nam có thể đảm đương được vai trị của mình trong việc giữ ổn định hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và xã hội.
1 Bài viết “BHTG và vấn đề nâng cao năng lực tài chính” – PGS.TS. Lê Quốc Lý – Vụ trưởng Vụ tài chính tiền tệ, Bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 40 Tạp chí ngân hàng số 12 tháng 06/2008)
Thứ hai: Đẩy mạnh hoạt động công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cơng chúng về chính sách BHTG:
Là lĩnh vực hoạt động mới nên hoạt động tuyên truyền để nâng cao sự hiểu biết của cơng chúng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với tổ chức BHTG. Trong thời gian qua, hoạt động thông tin tuyên truyền tuy đã đạt được những kết quả đáng kể, song vẫn còn một số hạn chế nhất định như: chưa thực sự tuyên truyền sâu rộng những nội dung chính sách BHTG tới người dân, các hình thức tun truyền cịn đơn điệu chưa mang lại hiệu quả cao. Do đó, phần lớn người dân, đặc biệt là những người dân vùng nông thơn vẫn chưa biết đến BHTG. Do đó BHTG Việt Nam cần đẩy mạnh, đổi mới các hình thức tuyên truyền quảng bá một cách rộng rãi để công chúng hiểu đầy đủ và an tâm về chính sách BHTG Việt Nam trong xu thế hội nhập sâu rộng, nâng cao chất lượng website và các loại tờ rơi, ấn phẩm có logo của BHTG Việt Nam để giúp công chúng dễ nhận biết thơng tin, vai trị của tổ chức BHTG ở Việt Nam. Từ đó tạo lịng tin cho người dân, đồng thời giúp các tổ chức nhận tiền gửi có thể huy động một lượng vốn nhàn rỗi lớn, đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế đất nước.
Thứ ba: Cần tiếp tục hồn thiện bộ máy tổ chức theo mơ hình giảm thiểu rủi ro và đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới trong xu thế hội nhập:
Trên Thế giới hiện có 3 mơ hình tổ chức BHTG đó là: mơ hình chun chi trả, mơ hình chi trả với quyền hạn mở rộng và mơ hình giảm thiểu rủi ro.
- Mơ hình tổ chức BHTG chun chi trả: là mơ hình chủ yếu thực hiện chức năng bảo vệ thụ động người gửi tiền, thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền sau khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản.
- Mơ hình tổ chức BHTG chi trả với quyền hạn mở rộng: là mơ hình thực hiện chi trả và có bổ sung một số chức năng tuỳ thuộc đặc thù của từng quốc gia.
-Mơ hình tổ chức BHTG giảm thiểu rủi ro: là mơ hình có các thẩm quyền nhằm bảo vệ tốt nhất người gửi tiền, đảm bảo sự an tồn hệ thống tài chính 1.
1 Bài viết “BHTG góp phần duy trì ổn định hệ thống tài chính – ngân hàng” T.S. Lê Thị Kim Xuân (Tạp chí phát triển kinh tế tháng 7/2008).
Ở Việt Nam hiện nay đang thực hiện mơ hình tổ chức BHTG với quyền hạn mở rộng. Ngoài việc chi trả tiền bảo hiểm thì tổ chức BHTG Việt Nam cịn hỗ trợ cho các tổ chức tham gia bảo hiểm khi mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm sốt đặc biệt, tổ chức BHTG Việt Nam tham gia vào hoạt động giám sát rủi ro và xử lý các vi phạm của tổ chức tham gia BHTG…Song, so sánh với mơ hình tổ chức mà BHTG Việt Nam đang áp dụng hay mơ hình tổ chức BHTG chun chi trả thì mơ hình tổ chức BHTG giảm thiểu rủi ro có các thẩm quyền nhằm bảo vệ tốt nhất người gửi tiền: đánh giá, giám sát rủi ro, đảm bảo an tồn của hệ thống tài chính – ngân hàng. Với mơ hình này, tính phịng ngừa được thể hiện rất rõ, đồng thời mơ hình cũng phản ánh một cách đầy đủ nhất bản chất của bảo hiểm là ln gắn với rủi ro. Vì thế một tổ chức BHTG được coi là hiệu quả phải có các quyền hạn và chức năng tương ứng cho phép tổ chức này hạn chế đến mức tối đa rủi ro của quốc gia, của từng ngành dịch vụ, tài chính, và người gửi tiền. Tức là phải giảm đến mức thấp nhất những tổn thất xã hội trong quản trị rủi ro1.
Một trong năm nội dung chiến lược phát triển BHTG Việt Nam là: tái cấu trúc bộ máy, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả hoạt động BHTG, đáp ứng yêu cầu của tổ chức giảm thiểu rủi ro, BHTG Việt Nam đã xác định được mơ hình cơ cấu tổ chức và xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các phịng nghiệp vụ theo nhóm khách hàng, các bộ phận hỗ trợ, hậu cần phù hợp với nghiệp vụ, có khả năng làm việc chủ động, sáng tạo và hiệu quả cao trên tinh thần hợp tác đáp ứng yêu cầu của BHTG Việt Nam trong xu thế hội nhập. Từ kinh nghiệm triển khai và kết quả thực hiện tái cấu trúc bộ máy chi nhánh theo định hướng lấy khách hàng làm tâm điểm, BHTG Việt Nam cần sớm tiếp tục triển khai tái cấu trúc bộ máy tại Trụ sở chính để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống, vừa đáp ứng được tính chun mơn hố, vừa đảm bảo tính liên kết giữa các nghiệp vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý rủi ro và góp phần nâng cao chất lượng quản lý khách hàng. Mặt khác, hiệu quả hoạt động của tổ chức BHTG Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực của tổ chức, do đó cần tiếp tục đẩy mạnh cơng tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ để xây dựng được
1 Bài viết “BHTG giảm thiểu rủi ro – mơ hình cho mạng lưới an tồn tài chính hiệu quả”. Thuỳ Dương . Trang 35 (Tạp trí ngân hàng số 22 tháng 11 năm 2008)
đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, đảm bảo các tiêu chuẩn về chuyên môn ngày càng đáp ứng yêu cầu đối mới trong xu thế hội nhập.
Thứ tư: Tăng cường sự phối hợp giữa BHTG Việt Nam với các tổ chức liên quan:
Hoạt động tài chính ngân hàng có vai trị quan trọng trong nền kinh tế, chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế. Vì vậy sự phối kết hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan để kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tổ chức BHTG Việt Nam xây dựng theo mơ hình giảm thiểu rủi ro cần được thu nhận thông tin của các cơ quan liên quan, đồng thời chia sẻ thơng tin có được qua hoạt động giám sát, kiểm tra và cảnh báo sớm để có một hệ thống đánh giá khách quan, tồn diện và chính xác về an tồn hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Vì vậy, tổ chức BHTG Việt Nam cần phối kết hợp với các cơ quan liên quan như: Uỷ ban giám sát, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính… trong hoạt động của mình.
Thứ năm: Tăng cường cơng tác đối ngoại và hợp tác quốc tế:
Kinh nghiệm quốc tế đối với hoạt động BHTG còn quá mới mẻ ở Việt Nam là rất cần thiết. Do đó Việt Nam cần tăng cường hơn nữa những hoạt động giao lưu với các tổ chức BHTG trên thế giới, từ đó trao đổi những kinh nghiệm cũng như thành tích đã đạt được nhằm tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nước bạn trong quản lí, tổ chức, hoạt động… của BHTG. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế đồng thời tăng cường tham gia các diễn đàn tài chính-ngân hàng để tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật và hỗ trợ tài chính cho hoạt động hiệu quả của tổ chức bảo hiẻm tiền gửi Việt Nam.
Theo dự báo, thị trường tài chính thế giới năm 2009 tiếp tục diễn biến xấu đi và gia tăng mức độ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, hệ thống tài chính tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trầm trọng hơn. Trong bối cảnh đó, việc đảm bảo an sinh xã hội là hết sức cần thiết, mục tiêu này gắn liền với hiệu quả của việc tổ chức triển khai gói giải pháp tài chính. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Về chính sách tiền tệ, Chính
phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ và kích thích tăng trưởng. Trên cơ sỏ đó BHTG Việt Nam phải nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ Chính phủ giao thơng qua việc chủ động phát huy nội lực và tận dụng tối đa sự trợ giúp từ những yếu tố bên ngồi.
Có thể nói sau gần 10 năm hoạt động, BHTG Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền, giữ vững niềm tin của cơng chúng , góp phần đảm bảo an tồn hệ thống tài chính ngân hàng. Bên cạnh những thành tích đáng kể nêu trên, thì những khó khăn thách thức vẫn còn thường trực đối với BHTG Việt Nam, điều đó địi hỏi BHTG Việt Nam cần phải cố gắng nỗ lực hết mình. Là cơng cụ tài chính của Chính phủ, BHTG Việt Nam cần thực hiện đồng bộ những giải pháp trên để từ đó nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của mình.
KẾT LUẬN
Tài chính – ngân hàng là lĩnh vực vơ cùng nhạy cảm, trong đó người gửi tiền là đối tượng dễ “tổn thương” nhất trước mỗi biến động của thị trường tài chính. Đơi khi chỉ cần một tin đồn thất thiệt có thể dẫn tới đổ vỡ một ngân hàng, thậm chí cả một hệ thống ngân hàng vì người gửi tiền ồ ạt rút tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi. Mọi chuyện cịn có thể đi xa hơn, đó là mất ổn định về kinh tế-xã hội. Mặt khác cần hiểu rằng những khoản tiền gửi của người dân không phải là những con số “lạnh lùng” mà đây là tiền tiết kiệm, có khi là những dự kiến, kế hoạch cả đời người. Theo ông Mai Minh Đệ chủ tịch Hội đồng quản trị bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho rằng “bảo hiểm tiền gửi ra đời không chỉ là biện pháp bảo đảm kinh tế thơng thường mà cịn có ý nghĩa an sinh xã hội rất lớn”.
Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, mặc dù vẫn cịn những thiếu sót nhưng bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã khẳng định được vai trị, vị trí của mình trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng.Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã góp phần khơng nhỏ trong việc ổn định phát triển lành mạnh của các tổ chức tín dụng. Hơn thế nữa nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi cũng đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, là nhân tố quan trọng trong
việc phát huy nguồn vốn nội lực để phát triển kinh tế, giữ vững ổn định, an ninh kinh tế, chính trị và trật tự an tồn xã hội. Đó là minh chứng khẳng định vị trí, vai trị, sự cần thiết của một biện pháp bảo đảm quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và mạng lưới an tồn tài chính quốc gia nói riêng. Với các chi nhánh được thành lập ở các vùng trong cả nước, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thể hiện tốt vai trị và mục đích của mình.
Theo dự báo, thị trường tài chính thế giới năm 2009 tiếp tục diễn biến xấu đi và gia tăng mức độ ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, hệ thống tài chính tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trầm trọng hơn. Với vai trị và trách nhiệm là tổ chức tài chính Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền, giữ vững niềm tin của cơng chúng, góp phần đảm bảo an tồn hệ thống tài chính - ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính- ngân hàng trên cơ sở xây dựng nền tảng cơ chế chính sách tốt, năng lực tài chính đủ mạnh và một bộ máy hoạt động hiệu quả. Đó cũng là nhiệm vụ quan trọng đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm để thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đưa Việt Nam hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài:........................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:...................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:.............................................................................2
5. Kết cấu của luận văn:..........................................................................................3
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BHTG...............................................4
VÀ CHẾ ĐỘ BHTG Ở VIỆT NAM..........................................................................4
1.1. Những vấn đề chung về BHTG:..........................................................................4
1.1.1. Khái niệm chung về BHTG:............................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của BHTG:.......................................................................................5
1.1.3. Vai trò của BHTG :..........................................................................................6
1.2: Chế độ BHTG ở Việt Nam:................................................................................9
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của chế độ BHTG ở Việt Nam:.................................9
1.2.1.1. Khái niệm chế độ BHTG ở Việt Nam:..........................................................9
1.2.1.2. Đặc trưng của chế độ BHTG Việt Nam:.....................................................11
1.2.2. Nội dung cơ bản của chế độ BHTG ở Việt Nam:..........................................12
1.2.2.1. Phạm vi áp dụng:.........................................................................................14
a/ Chủ thể quan hệ BHTG:.......................................................................................14
b/ Loại tiền được bảo hiểm :....................................................................................18
c/ Số tiền bảo hiểm:..................................................................................................20
1.2.2.2.Phí BHTG:...................................................................................................21
1.2.2.3. Sự kiện bảo hiểm và việc chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm:.........23
1.3: Pháp luật về BHTG ở một số nước trên thế giới:.............................................25
1.3.1. Pháp luật BHTG ở Mỹ:..................................................................................25
1.3.2. Pháp luật BHTG ở Indonesia:........................................................................28
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BHTG Ở VIỆT NAM VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN........................................................................33
2.1: Thực trạng pháp luật về BHTG ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng:..................33
2.1.1. Đánh giá thực trạng những quy định pháp luật hiện hành về BHTG ở Việt Nam:.........................................................................................................................33
Thứ nhất: Quy định về đối tượng tham gia BHTG:.................................................33
Thứ hai: Quy định về người được hưởng quyền lợi bảo hiểm:................................35
Thứ ba: Quy định về loại tiền gửi được bảo hiểm:..................................................36
Thứ tư: Quy định về phí BHTG:..............................................................................38
Thứ năm: Quy định về hạn mức chi trả BHTG:.....................................................40
2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật BHTG ở Việt Nam:..........................................44
2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật BHTG Việt Nam:....................................57
2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của BHTG Việt Nam:................60
KẾT LUẬN..............................................................................................................65