c/ Số tiền bảo hiểm:
2.1: Thực trạng pháp luật về BHTG ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng:
2.1.1. Đánh giá thực trạng những quy định pháp luật hiện hành về BHTG ở Việt Nam:
Chính sách về BHTG được kiểm nghiệm bằng thực tế hoạt động của BHTG Việt Nam gần 10 năm qua đã thực sự đi vào cuộc sống, hoạt động của BHTG Việt Nam đã góp phần quan trọng vào cơng cuộc đổi mới đất nước, duy trì sự ổn định, phát triển an tồn lành mạnh của hệ thống các tổ chức tham gia BHTG, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đồng thời là nhân tố quan trọng trong việc phát huy nguồn vốn nội lực để phát triển kinh tế, giữ vững ổn định, an ninh kinh tế, chính trị và trật tự an tồn xã hội. Đó là minh chứng khẳng định vị trí, vai trị, sự cần thiết của BHTG với tư cách là một biện pháp đảm bảo quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và mạng lưới an tồn tài chính quốc gia nói riêng. Hoạt động BHTG ở nước ta hiện nay được thực hiện trên cơ sở pháp lý là Nghị định số 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/09/2009 về BHTG; Nghị định số 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/08/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Thông tư số 03/2006/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 25/04/2006 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ, và một số văn bản quy định về quản lý tài chính đối với BHTG Việt Nam. Khi nghiên cứu khái quát nội dung các văn bản này cho thấy pháp luật về BHTG ở Việt Nam đang được
xây dựng theo hướng vừa phù hợp với điều kiện Việt Nam, vừa đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành hiện nay trong lĩnh vực này vẫn còn bộc lộ một số vấn đề hạn chế, vướng mắc, cụ thể trên một số mặt sau đây:
Thứ nhất: Quy định về đối tượng tham gia BHTG:
Tại điều 1 khoản 1 Nghị định Chính phủ số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP quy định:
“ Các TCTD và tổ chức không phải là TCTD được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các TCTD có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân phải tham gia BHTG bắt buộc”1. Quy định này cho thấy sự bắt buộc phải tham gia BHTG của các TCTD, tổ chức không phải là TCTD được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các TCTD khi nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức bằng đồng Việt Nam. Sự bắt buộc có tính ngun tắc này được đặt trong tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như tình hình phát triển của hệ thống tín dụng nước ta hiện nay là hồn tồn phù hợp, khi nguồn lực tài chính của ngành Ngân hàng Việt Nam phát triển chưa thực sự mạnh và sự an tồn cho hoạt động tín dụng của các TCTD chưa được đảm bảo chắc chắn, việc quy định bắt buộc tham gia BHTG cho các tổ chức nhận tiền gửi là điều cần thiết. Mặt khác, quy định cho thấy đối tượng tham gia BHTG có phạm vi tương đối rộng. Ở đây, tất cả các TCTD khơng phân biệt TCTD đó là TCTD ngân hàng hay TCTD phi ngân hàng, là TCTD trong nước hay TCTD có vốn đầu tư nước ngồi, hay các tổ chức khơng phải là TCTD có nhận tiền gửi đều trở thành đối tượng tham gia BHTG bắt buộc.
Trên thực tế, đa số các quốc gia có hệ thống BHTG đều quy định: các TCTD và các tổ chức có huy động tiền gửi tự nguyện của cá nhân phải tham gia BHTG bắt buộc. Chẳng hạn như Mỹ, pháp luật BHTG Mỹ quy định các ngân hàng là thành viên của hệ thống dự trữ liên bang phải tham gia bảo hiểm tại công ty BHTG liên bang2. ở Indonesia, pháp luật hiện hành quy định: các ngân hàng hoạt
1 Nghị định 109/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 24/08/2005, đăng trên trang web:www.chinhphu.vn.
2 Bài viết “mơ hình BHTG Liên bang Hoa Kỳ” – trang web www.div.gov.vn 35
động trên lãnh thổ Indonesia phải tham gia BHTG bắt buộc1. Có thể thấy quy định của pháp luật hiện hành Việt Nam đã tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế, thể hiện sự bình đẳng trong nghĩa vụ của các TCTD có nhận tiền gửi ở Việt Nam trong việc đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.
Tuy nhiên, hiện nay đối tượng tham gia BHTG chủ yếu là các ngân hàng, cơng ty tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân vì vậy cơ quan BHTG cũng chỉ thực hiện việc chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền tại các tổ chức này. Trong khi đó, một số tổ chức tài chính có chức năng đặc thù khác như : công ty bảo hiểm nhân thọ, cơng ty nhận uỷ thác đầu tư chứng khốn, tiết kiệm bưu điện… cũng thực hiện hoạt động huy động vốn rộng rãi bằng nhận tiền gửi song pháp luật lại không quy định nghĩa vụ tham gia BHTG của các tổ chức này, và người gửi tiền tại các tổ chức này sẽ khơng được đảm bảo quyền lợi của mình như các tổ chức, cá nhân khác gửi tiền tại các tổ chức bắt buộc phải tham gia BHTG. Mặc dù việc thực hiện nguồn vốn huy động bằng nhận tiền gửi tại các tổ chức không phải tham gia BHTG như đã nêu trên chủ yếu khơng nhằm mục đích kinh doanh, nhưng điều này khơng đồng nghĩa với việc hoạt động của các tổ chức đó sẽ khơng có rủi ro xảy ra2. Như vậy với quy định về đối tượng tham gia BHTG như hiện nay có một bộ phận chủ thể cần thiết phải tham gia BHTG mà pháp luật khơng đề cập, đó là cơng ty bảo hiểm Nhân Thọ, cơng ty nhận uỷ thác đầu tư chứng khốn, tiết kiệm bưu điện. Những rủi ro tiềm ẩn sẽ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người gửi tiền khi tham gia gửi tiền vào các tổ chức này.
Thứ hai: Quy định về người được hưởng quyền lợi bảo hiểm:
Theo quy định tại điều 3 Nghị định 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ : “Tiền
gửi được bảo hiểm là Đồng Việt Nam của các cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG”. Như vậy người được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo quy định này chỉ là
cá nhân gửi tiền bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tham gia BHTG. Nghị định 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
1 Bài viết “ Luật BHTG Indonesia kinh nghiệm nào cho Việt Nam” của tác giả Thuý Sen đăng trên trang web: www.div.gov.vn
2 Bài viết“Một số vấn đề pháp lý về BHTG ở Việt Nam” – Th.S Phạm Nguyệt Thảo, trang 50 (Tạp chí Luật học số 12/2007-Trường đại học luật Hà Nội.)
định 89/1999/NĐ-CP quy định về người được hưởng quyền lợi bảo hiểm tại điều 1 khoản 2 như sau : “Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia BHTG, trừ những trường hợp sau đây:
- Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia BHTG đó.
- Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm sốt, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của tổ chức tham gia BHTG đó.
- Tiền gửi dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền.
-Tiền mua các giấy tờ có giá, trừ một số giấy tờ có giá theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam”.
Có thể thấy so với quy định tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ thì quy định về người được hưởng quyền lợi bảo hiểm tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ đã có sự mở rộng đối tượng tương đối. Như vậy số người gửi tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi được bảo hiểm sẽ tăng lên đáng kể, điều này là phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Tuy nhiên, nếu đã mở rộng thêm đối tượng là tổ chức nhưng chỉ quy định đối với các doanh nghiệp tư nhân, cơng ty hợp danh, tổ hợp tác, hộ gia đình thì có cơng bằng khơng đối với các tổ chức là cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần… ? Vậy tiêu trí để được hưởng quyền lợi bảo hiểm là như thế nào? Nếu coi khoản tiền gửi được bảo hiểm chỉ bao gồm tiền gửi của cá nhân và các tổ chức khơng có tư cách pháp nhân thì sẽ lý giải thế nào về “người gửi tiền” là công ty hợp danh - đối tượng mà theo quy định của Luật doanh nghiệp là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân? Với quy định hiện hành, dường như nhà làm luật đang sử dụng tiêu trí sở hữu để xác định loại tiền gửi được bảo hiểm, theo đó tiền gửi của cơng ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thường được hạch toán vào tài khoản tiền gửi của cá nhân (thành viên hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân) và nằm trong diện tiền gửi được bảo hiểm, tương tự như tiền gửi của cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên, một khi đã mở rộng người được hưởng quyền lợi bảo hiểm bao gồm cả tổ hợp tác, doanh
nghiệp tư nhân, công ty hợp danh mà không quy định bảo hiểm cho tiền gửi của các loại hình doanh nghiệp khác như cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH… Điều này chưa đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi của các tổ chức, cá nhân gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG 1. Có thể thấy pháp luật chưa bao quát, bao trùm hết phạm vi đối tượng được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Do đó trong tương lai cũng cần cân nhắc tới việc mở rộng hơn nữa đối tượng được hưởng quyền lợi bảo hiểm tới các loại hình doanh nghiệp khác để vừa đảm bảo bình đẳng, đồng thời phù hợp với vai trị của BHTG.
Thứ ba: Quy định về loại tiền gửi được bảo hiểm:
Điều 3 Nghị định 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy đinh : “Tiền gửi được
bảo hiểm là Đồng Việt Nam của các cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG”.
Theo quy định này thì chỉ tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của các cá nhân là được bảo hiểm. Nghị định 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP đã có những bổ sung về quy định đối với các loại tiền gửi được bảo hiểm tại điều 1 khoản 2 như sau: “Tiền gửi được bảo
hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia BHTG”. Như vậy Nghị định 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ vẫn quy định chỉ bảo
hiểm cho loại tiền gửi là Đồng Việt Nam. Song Nghị định Chính phủ số 109/2005/NĐ-CP so với Nghị định 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ đã mở rộng đối tượng được hưởng quyền lợi bảo hiểm, cùng với đó là việc quy định những trường hợp tiền gửi không được bảo hiểm bao gồm: “Tiền gửi của người gửi tiền là cổ
đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia BHTG đó. Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm sốt, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của tổ chức tham gia BHTG đó. Tiền gửi dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền. Tiền mua các giấy tờ có giá, trừ một số giấy tờ có
1 Bài viết“Một số vấn đề pháp lý về BHTG ở Việt Nam” – Th.S Phạm Nguyệt Thảo, trang 51 ( Tạp chí Luật học số 12/2007-Trường đại học luật Hà Nội.)
giá theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam” 1. Việc bổ sung quy định này là rất phù hợp để nhằm hạn chế việc những người trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền Quyết định tới sự tồn tại của tổ chức tham gia BHTG lợi dụng chức quyền, vì mục đích cá nhân gây ảnh hưởng cho hoạt động chung của ngân hàng và quyền lợi của người gửi tiền.
Mặc dù cả Nghị định 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định Chính phủ số 109/2005/NĐ-CP đều xác định chỉ bảo hiểm đối với tiền gửi là Đồng Việt Nam. Song Thông tư hướng dẫn 2 Nghị định này cịn có những bất cập làm cho việc xác định loại tiền gửi nào được bảo hiểm còn chưa rõ ràng. Cụ thể: trước đây, Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 03/2000/TT-NHNN ngày 16/03/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ như sau :
“tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các cá nhân (bao gồm người cư trú và người không cư trú) tại tổ chức tham gia BHTG gồm: tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn, có kỳ hạn; tiền gửi khơng kì hạn, có kì hạn ( bao gồm cả tiền gửi trên tài khoản cá nhân); tiền mua các chứng chỉ tiền gửi và các trái phiếu ghi danh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép các tổ chức tham gia BHTG phát hành; BHTG Việt Nam không bảo hiểm đối với các loại chứng chỉ tiền gửi và các trái phiếu vô danh do tổ chức tham gia BHTG phát hành”2. Song Thông tư số 03/2006/TT-NHNN ngày 25/04/2006 thay thế Thông tư số 03/2000/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước lại không đề cập rõ vấn đề này. Trong khi đó xét về khía cạnh đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, việc xác định rõ loại tiền gửi nào được bảo hiểm là rất quan trọng vì sẽ giúp người gửi tiền có thể tự nhận biết một cách chính xác loại tiền gửi, hình thức gửi tiền của mình có được bảo hiểm hay khơng. Hầu hết các quốc gia đều quy định cụ thể loại tiền gửi nào được bảo hiểm và loại tiền gửi nào không được bảo hiểm để thể hiện mục tiêu của chính sách BHTG3 . Về nguyên tắc, xác định loại tiền gửi được bảo hiểm cũng phụ thuộc vào chính sách tiền tệ,
1 Điểm a,b, c, d khoản 2 điều 1 Nghị định 109/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 24/08/2005, đăng trên trang web:www.chinhphu.vn.
2 Thơng tư của Ngân hàng Nhà nước số 03/2000/TT-NHNN ngày 16/03/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP của Chính Phủ, đăng trên trang web:www.chinhphu.vn. 3 Bài viết“Một số vấn đề pháp lý về BHTG ở Việt Nam” – Th.S Phạm Nguyệt Thảo, trang 52 (Tạp chí Luật học số 12/2007 -Trường đại học luật Hà Nội.)
trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia. Như vậy quy định của pháp luật hiện hành ở nước ta chỉ bảo hiểm cho các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam, song trên thực tế việc nhân tiền gửi có thể là đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ khác. Vậy quy định chỉ bảo hiểm đối với các khoản tiền gửi bằng Việt Nam đồng chưa thực sự đảm bảo cơng bằng, bình đẳng và chưa bảo vệ tốt nhất người gửi tiền.
Thứ tư: Quy định về phí BHTG:
Trên thế giới hiện nay thường áp dụng hai phương pháp tính phí BHTG là: phương pháp tính phí đồng hạng và phương pháp tính phí trên cơ sở rủi ro.
a/ Phương pháp tính phí đồng hạng là phương pháp tính phí mà tổ chức BHTG áp dụng một mức phí bằng nhau cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG. Việc tính phí theo phương pháp này thường chỉ phù hợp khi hoạt động ngân hàng còn chưa thực sự phát triển và khoảng cách về rủi ro trong kinh doanh của các tổ chức tham gia BHTG là không lớn. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế hội nhập, hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, sự cạnh tranh giữa các TCTD và sự phát triển