Thực tiễn áp dụng pháp luật BHTG ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Chế độ bảo hiểm tiền gửi ở việt nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 45 - 60)

c/ Số tiền bảo hiểm:

2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật BHTG ở Việt Nam:

Có mặt trên thị trường Tài chính khơng lâu, tổ chức BHTG ở nước ta được biết đến với tư cách là một tổ chức tài chính thay mặt Chính phủ bảo vệ người gửi tiền và duy trì sự an tồn của các TCTD. Tầm vóc của BHTG cũng lớn lên nhiều, quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng với các bước đi và tầm nhìn dài hạn. DIV cũng ln chủ động nghiên cứu triển khai các nghiệp vụ mới trên cơ sở đón đầu các xu hướng tiên tiến và thông lệ quốc tế phù hợp với Việt Nam để có thể đảm nhiệm tốt nhất sứ mệnh của một tổ chức tài chính vì sự ổn định kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập. Hoạt động của tổ chức BHTG Việt Nam

1 Bài viết “Một số vấn đề pháp lý về BHTG ở Việt Nam” – Th.S Phạm Nguyệt Thảo , trang 55 (Tạp chí Luật học số 12/2007 – ngân hàng nhà nước Việt Nam.)

đã đi vào cuộc sống với nhiều thành tích đáng kể, song vẫn cịn tồn tại những khó khăn hạn chế, cụ thể trên những phương diện sau:

Thứ nhất : Trên phương diện về tổ chức mạng lưới và cơ sở pháp lý cho hoạt động của tổ chức BHTG Việt Nam:

BHTG Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, là định chế tài chính quan trọng và duy nhất trong lĩnh vực BHTG được Chính phủ thành lập, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn cho hoạt động ngân hàng. Tuy mới đi vào hoạt động khơng lâu, DIV đã hình thành một mạng lưới các chi nhánh, hoạt động trên phạm vi cả nước, với bộ máy tổ chức ngày càng hoàn thiện, gồm trụ sở chính tại Hà Nội và 6 chi nhánh tại các khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước: Chi nhánh khu vực Hà Nội – trụ sở tại Thành phố Hà Nội (tháng 05/2002), Chi nhánh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh – trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 12/2000), Chi nhánh khu vực Đông Bắc Bộ – trụ sở tại Thành phố Hải Phòng (tháng 12/2001), Chi nhánh khu vực Bắc Trung Bộ – trụ sở tại Thành phố Vinh –Nghệ An (tháng 09/2002), Chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long – trụ sở tại Thành phố Cần Thơ (tháng 06/2001), Chi nhánh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên – trụ sở tại Thành phố Nha Trang (tháng 09/2001)1. Trên cơ sở chiến lược phát triển của mình, BHTG Việt Nam đang triển khai thực hiện kế hoạch tái cấu trúc bộ máy theo định hướng lấy khách hàng làm tâm điểm, quản lý tập trung từ trụ sở chính đến các chi nhánh, tập trung nguồn nhân lực cho các hoạt động nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của BHTG Việt Nam. Năm 2007, BHTG Việt Nam đã hoàn thành tái cấu trúc bộ máy chi nhánh khu vực. Từ tháng 02 năm 2003, DIV trở thành thành viên của Hiệp hội BHTG quốc tế; DIV đã giữ vị trí phó chủ tịch khu vực Châu Á nhiệm kỳ 2006- 2007; DIV cũng là thành viên Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam2.

Các chi nhánh của BHTG Việt Nam được đặt ở các địa bàn kinh tế trọng điểm của đất nước, nơi có hoạt động tài chính – ngân hàng diễn ra sôi động. Với

1 Báo cáo thường niên của DIV năm 2005 đăng trên trang web: www.div.gov.vn. 2 Báo cáo thường niên của DIV năm 2005 đăng trên trang web: www.div.gov.vn.

việc mở rộng chi nhánh trên cả nước, BHTG Việt Nam đã thực sự dễ dàng hơn trong việc kiểm tra giám sát hệ thống ngân hàng trên phạm vi cả nước, từ đó thực hiện có hiệu quả hơn hoạt động của mình, góp phần đảm bảo sự an tồn cho cả hệ thống tín dụng.

Cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động BHTG Việt Nam đã bước đầu được hoàn thiện, tuy nhiên văn bản quy phạm pháp luật về BHTG cao nhất đang ở mức nghị định của Chính phủ, chưa có Luật về BHTG tương xứng với các luật điều chỉnh hoạt động tài chính-tiền tệ ở nước ta như: Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các TCTD... Điều này dẫn đến hạn chế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của BHTG Việt Nam. Chính vì vậy, BHTG Việt Nam đã chủ động thành lập ban nghiên cứu xây dựng Luật BHTG có sự tham gia của các Bộ, Ngành liên quan nghiên cứu xây dựng dự thảo theo các chuẩn mực quốc tế và vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm hoạt động kể từ ngày thành lập, kết hợp với kinh nghiệm quốc tế, với mong muốn xây dựng BHTG Việt Nam ngày càng lớn mạnh, phát triển ổn định, bền vững, hiệu quả và hội nhập; BHTG Việt Nam đã tiến hành xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2006-2015, dựa trên 5 trụ cột và những giải pháp, lộ trình cụ thể cho việc triển khai chiến lược phát triển dài hạn 1.

Thứ hai: Trên phương diện cấp và thu hồi giấy chứng nhận BHTG cho các tổ chức tham gia BHTG Việt Nam:

Thực hiện cấp giấy chứng nhận BHTG để các tổ chức tham gia BHTG công khai niêm yết tại trụ sở và các điểm gia dịch có nhận tiền gửi của khách hàng, giúp khách hàng nhận biết được sự đảm bảo quyền lợi của mình và yên tâm gửi tiền tại các TCTD; khẳng định vai trò của BHTG Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền, nâng cao niềm tin cơng chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng của quốc gia.

Sau một thời gian ngắn, BHTG Việt Nam đã hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận BHTG cho các tổ chức nhận tiền gửi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đủ điều kiện theo quy định của Luật các TCTD. Đến cuối năm 2006, đã cấp cho

1 Bài viết “BHTG Việt Nam 7 năm xây dựng và hội nhập” - Đỗ Khắc Hải, trang 51 (Tạp chí Ngân hàng số 3+4 tháng 02/2007-ngân hàng nhà nước Việt Nam.)

1114 tổ chức nhận tiền gửi. Tuy nhiên, do trong quá trình hoạt động, một số tổ chức tham gia BHTG mất khả năng thanh toán và bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra văn bản chấm dứt hoạt động, BHTG Việt Nam đã chấm dứt bảo hiểm và tu hồi giấy chứng nhận bảo hiểm của 120 tổ chức nhận tiền gửi. Cùng với việc cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức tham gia BHTG; tháng 11/2006, BHTG Việt Nam đã hoàn thành việc cấp đổi giấy chứng nhận BHTG, phù hợp với quy định tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ và chiến lược phát triển của BHTG Việt Nam trong thời gian tới 1.

Năm 2007, DIV đã tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ và thực hiện cấp mới, cấp đổi, cấp lại, cấp bổ sung 830 chứng nhận BHTG và nội dung BHTG, thu hồi chứng nhận BHTG của một quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 5 đơn vị khơng có chức năng huy động tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm và 41 chứng nhận của các ngân hàng do đổi tên và thay đổi mơ hình hoạt động. Như vậy, tính đến 31/12/2007 DIV đã cấp giấy chứng nhận BHTG cho 1078 tổ chức tham gia BHTG; trong đó bao gồm 76 ngân hàng thương mại, 10 TCTD phi ngân hàng, 992 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và quỹ tín dụng nhân dân TW 2. Việc cấp giấy chứng nhận BHTG thể hiện sự cam kết của tổ chức BHTG Việt Nam thay mặt Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền; hay có thể nói việc cấp giấy chứng nhận BHTG là thông điệp của Nhà nước đối với người dân về quyền lợi của họ khi gửi tiền vào các ngân hàng. Vì vậy, việc cấp giấy chứng nhận BHTG luôn được DIV quan tâm nhằm tạo lòng tin của người gửi tiền đồng thời nâng cao uy tín của tổ chức BHTG Việt Nam.

Thứ ba: Về công tác theo dõi, kiểm tra và giám sát việc chấp hành các quy định của Chính phủ về BHTG đối với các tổ chức tham gia BHTG:

Xuất phát từ mục tiêu hoạt động của tổ chức BHTG là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động của tổ chức ngân hàng. Hoạt động giám sát của BHTG Việt Nam hiện nay được thực hiện thơng qua hai hình thức là giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Giám sát từ xa là thông qua các báo cáo của tổ chức tham gia BHTG nộp, các nguồn thông tin mà

1 Bài viết “BHTG Việt Nam 7 năm xây dựng và hội nhập” - Đỗ Khắc Hải, trang 51 ( Tạp chí Ngân hàng số 3+4 tháng 02/2007-ngân hàng nhà nước Việt Nam.)

2 Báo cáo thống kê của DIV năm 2007, đăng trên trang web: www.div.gov.vn. 48

BHTG Việt Nam có được từ Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan giám sát khác để phân tích, đánh giá việc tuân thủ các quy định về BHTG, quy định về an toàn hoạt động ngân hàng; từ đó đưa ra các kiến nghị yêu cầu tổ chức tham gia BHTG chỉnh sửa cũng như cảnh báo về rủi ro để tổ chức tham gia BHTG phòng ngừa. Kiểm tra tại chỗ là căn cứ vào kết quả của hoạt động giám sát từg xa để tiến hành kiểm tra nhằm xác định mức độ vi phạm, nguyên nhân của các vi phạm để yêu cầu tổ chức tham gia BHTG chỉnh sửa.

Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, tính đến ngày 31/12/2007 BHTG Việt Nam đã thực hiện giám sát từ xa 100% tổ chức tham gia BHTG; bao gồm 76 ngân hàng thương mại, 10 TCTD phi ngân hàng, 992 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và quỹ tín dụng nhân dân TW. Cùng với hoạt động giám sát từ xa đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra tại chỗ, trong 8 năm hoạt động, DIV đã thực hiện trên 2000 cuộc kiểm tra tại chỗ đối với các tổ chức tham gia BHTG ; trong đó tập trung chủ yếu vào kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG là quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, các ngân hàng thương mại Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần mới chỉ kiểm tra việc chấp hành quy định về BHTG 1. Qua hoạt động giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ không chỉ đưa ra những kiến nghị và cảnh báo giúp tổ chức tham gia BHTG chỉnh sửa và phòng ngừa mà còn tư vấn để tổ chức BHTG hoạt động hiệu quả hơn. Những kết quả giám sát, kiểm tra mà BHTG Việt Nam đạt được trong thời gian qua có thể khái quát trên một số mặt sau đây:

- Hoạt động giám sát ngày càng được nâng cao về chất lượng bằng việc áp dụng các chỉ tiêu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế về phân tích rủi ro. Báo cáo giám sát của DIV đã thực sự giúp cho các cơ quan hữu quan trong việc quản lý rủi ro đối với hoạt động của hệ thống tài chính – ngân hàng.

- Đã xây dựng được quy trình giám sát từ xa và hệ thống thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động giám sát. Đến nay BHTG Việt Nam đã triển khai việc truyền chỉ tiêu báo cáo điện tử và quy trình thư nhận thơng tin báo cáo nội bộ theo quy định về thông tin báo cáo giữa các tổ chức tham gia BHTG và BHTG Việt Nam. Qua đó đã xây dựng hệ thống thơng tin khách hàng một cách chủ động, đảm

1 Báo cáo thống kê của DIV năm 2007, đăng trên trang web: www.div.gov.vn. 49

bảo nguyên tắc bảo mật thông tin, thuận lợi cho khách hàng. Ngồi các thơng tin, báo cáo nhận từ tổ chức tham gia BHTG, và tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước, BHTG Việt Nam cịn thu thập thơng tin khách hàng từ Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC), các tổ chức định mức tín nhiệm và các nguồn thơng tin khác làm cơ sở phân tích đánh giá rủi ro khách hàng để có báo cáo giám sát được đầy đủ và toàn diện.

- Phương pháp giám sát đã được cải tiến trên cơ sở nghiên cứu các phương pháp giám sát theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, hiện BHTG Việt Nam đang hướng tới thực hiện giám sát rủi ro là chủ yếu để đưa ra các cảnh báo sớm giúp các tổ chức tham gia BHTG có biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả.

- Đối với hoạt động kiểm tra tại chỗ, không thực hiện kiểm tra dàn trải mà tập trung kiểm tra các đơn vị yếu kém theo kết quả của hoạt động giám sát từ xa vừa tiết kiệm chi phí và khơng bị chồng chéo với hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2007, tổ chức BHTG Việt Nam đã tiến hành kiểm tra hệ thống quỹ tín dụng TW, 236 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 23 ngân hàng thương mại (gồm Ngân hàng thương mại Nhà nước, liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thương mại cổ phần), 01 cơng ty tài chính trong việc chấp hành quy định của BHTG về an toàn hoạt động.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát kiểm tra đã ngày càng trưởng thành hơn về khả năng phân tích, đánh giá hoạt động ngân hàng, khơng chỉ đưa ra những kiến nghị, cảnh bảo xác đáng về vi phạm của tổ chức tham gia BHTG mà còn dự báo được xu hướng biến động của tổ chức tham gia BHTG. Qua đó đã góp phần nâng cao vị thế và vai trò của BHTG Việt Nam đối với các Bộ, Ngành và tổ chức tham gia BHTG1.

Tình hình thực hiện cơng tác giám sát của DIV giai đoạn 2005 – 2007 2

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Bài viết “Bàn về việc xây dựng luật BHTG”-Th.S. Đỗ Quốc Tình (tạp chí ngân hàng số 22/2007 ngày 07/12/2007-ngân hàng nhà nước Việt Nam.)

2 “Báo cáo thống kê năm 2007 của DIV trên trang web: www.div.gov.vn” 50

Thực hiện Tăng, giảm so với năm trước (+/- tỷ lệ) Thực hiện Tăng, giảm so với năm 2005 (+/- tỷ lệ) Thực hiện Tăng, giảm so với năm 2006 (+/- tỷ lệ) 1 Số tổ chức tham gia BHTG 987 1,8% 1.023 3,6% 1.078 5,3% - Ngân hàng 66 15% 73 10% 76 4% - Quỹ tín dụng, TCTD phi ngân hàng 921 2% 950 3% 1.002 5% 2 Tổng huy động vốn 674.641 28,8% 922.090 36,6% 1.420.627 54% - Ngân hàng 665.054 28% 907.092 36% 1.385.519 52% - TCTD phi ngân hàng 9.587 40% 14.997 56% 35.108 134% 3 Tổng dư nợ 551.612 19,6% 677.688 22,8% 1.018.268 50,2% - Ngân hàng 536.688 19% 655.928 22% 981.130 49% - TCTD phi ngân hàng 14.923 46% 21.740 46% 37.138 71% 51

Có thể nói hoạt động kiểm tra giám sát của DIV đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được một số kết quả như đã nêu ở trên. Tuy nhiên thời gian qua, hoạt động kiểm tra giám sát vẫn cịn những hạn chế sau đây:

- Chưa có cơ chế rõ ràng trong việc phối hợp, chia sẻ thông tin “đầu vào - đầu ra” của hoạt động giám sát giữa DIV với các co quan giám sát khác. Do đó, trong thực tế triển khai đôi khi đã dẫn tới sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót giữa các cơ quan có cùng chức năng giám sát an tồn hoạt động ngân hàng.

- Mơ hình, tiêu chí kiểm tra, giám sát của DIV chưa thống nhất, nhất là các dữ kiện trong thơng tin báo cáo cịn nhiều hạn chế, tính minh bạch thơng tin trong nền kinh tế chưa cao đã làm giảm hiệu quả kiểm tra giám sát tổ chức tham gia BHTG. Việc giám sát từ xa chưa vươn tới các chi nhánh của các tổ chức tham gia BHTG, trong khi rủi ro thì khơng bỏ qua những khu vực này.

Thứ tư: Trong hoạt động hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG khi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức phải đặt trong tình trạng kiểm sốt đặc biệt:

Với mục tiêu góp phần ổn định hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia và hỗ trợ những tổ chức trong trường hợp khó khăn về vốn, thực hiện vai trị

Một phần của tài liệu Chế độ bảo hiểm tiền gửi ở việt nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)