Bài học từ những thương vụ M&A thất bại

Một phần của tài liệu Chuyên đề con đường đi tới thành công cho ma việt nam (Trang 37 - 38)

Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích những ngun nhân thất bại từ những thương vụ M&A điển hình chúng tơi đã rút ra được sáu bài học chính như sau:

Thứ nhất, một thương vụ M&A thành cơng khơng thể thiếu một mục đích rõ ràng và một

chiến lược cụ thể. Bởi vì đơi khi lý do để thực hiện M&A xuất phát từ những ý định viễn vông

(trường hợp của Sony) hay chạy theo lợi nhuận trước mắt (trường hợp của Time Warner) hoặc là để chốn chạy những khó khăn, áp lực tăng trưởng (trường hợp của Volvo), và cũng có khi chỉ vì muốn đạt được những tham vọng cá nhân, chính vì vậy mà trong những trường hợp này mục đích M&A được tơ vẽ lên rất khó để nhận ra được. Một khi mục đích khơng rõ ràng thì những kế hoạch và chiến lược không thể được đưa ra một cách cụ thể, và nhà quản trị sẽ không biết được mình đang làm gì và phải làm gì để đạt được kết quả mong muốn.

Thứ hai, những hiểu biết về lĩnh vực, ngành nghề, đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức

của công ty mục tiêu không bao giờ thừa để đưa ra các quyết định đúng đắn. Từ quyết định có

nên thực hiện M&A hay không, quyết định mức giá thực hiện, quyết định có nên thay đổi bộ máy nhân sự của cơng ty cũ, cho đến quyết định các chính sách tiết kiệm chi phí, tận dụng nguồn lực của nhau… đều phải dựa trên những hiểu về lĩnh vực, ngành nghề, đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức của công ty mục tiêu.

Thứ ba, yếu tố con người phải luôn là vấn đề được chú ý nhất trong bất kỳ thương vụ

M&A nào, bởi vì con người là “linh hồn” sống của công ty nên cho dù mục đích và chiến lược có

tốt đến mấy mà năng lực con người bị suy giảm thì chắc chắn hoạt động M&A sẽ thất bại, do đó khi thực hiện M&A cần suy xét đến những vấn đề như: chuyên môn của công ty mua và công ty mục tiêu có giống nhau hay khơng, cơ cấu tổ chức và văn hóa giữa cơng ty mua và cơng ty mục tiêu có khác biệt gì khơng, cách bố trí người ra sao để không ảnh hưởng đến năng lực làm việc và các mối quan hệ trong công ty.

Thứ tư, năng lực quản lý của bộ máy lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất để một thương

vụ M&A đi đến thành công. Sự sáng suốt trong bộ máy quản trị sẽ giúp doanh nghiệp có được

những chiến lược đúng đắn, những chính sách nâng cao năng lực đội ngũ lao động, khả năng linh hoạt giải quyết những tình huống khó khăn.

Thứ năm, các cổ đông công ty đi mua nên thận trọng trước những kế hoạch M&A thiếu

rõ ràng từ ban lãnh đạo cơng ty, bởi vì trong những trường hợp này M&A được thực hiện

thường vì mục đích trốn tránh, áp lực tăng trưởng hay mục đích cá nhân nào đó, vì vậy nếu khơng sáng suốt cổ đơng rất dễ bị lối kéo và dụ dỗ.

Thứ sáu, đừng bao giờ quá tin vào những nhà tư vấn, những tổ chức trung gian, bởi vì

đơi khi những lời tư vấn chỉ dẫn của họ nhằm lơi kéo mình thực hiện các thương vụ M&A để họ có thể thu được phí dịch vụ, do đó phải đánh giá đứng mức độ cần thiết trước khi thực hiện M&A.

Một phần của tài liệu Chuyên đề con đường đi tới thành công cho ma việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)