Xu hướng hoạt động M&A tại Việt Nam thể hiển ở các khía cạnh sau:
3.2.1. Quy mô của công ty mục tiêu
Trong thời gian sắp tới, hoạt động M&A Việt Nam sẽ thiên về các doanh nghiệp mục tiêu vừa và nhỏ. Hiện nay, 95% trong khoảng 350.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là
doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ. Và điều đặc biệt, chính những doanh nghiệp này là những doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua, cùng với việc cam kết mở cửa hồn tồn trong thời gian tới thì các doanh nghiệp này càng khó khăn hơn.
Theo dự báo mới đây của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế Hoạch Đầu Tư), trong vòng 6 – 10 năm tới, sẽ có khoảng 35%-50% số doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sáp nhập hoặc bị sáp nhập.
Trong suốt 5 năm vừa qua, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7,5%. Mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam sẽ có 500.000 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu thu hút hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh mẽ, đồng bộ các lĩnh vực,…Do đó, chính các yếu tố này, là cơ sở và điều kiện quan trọng để hoạt động M&A tại Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển. Sau cuộc khủng hoảng này, dự báo số lượng thương vụ M&A trong năm 2009-2010 tại Việt Nam sẽ đạt những con số thật ấn tượng.
Yếu tố nước ngoài cũng là một yếu tố gắn liền với sự tương đồng giữa xu hướng thị trường M&A Việt Nam với thị trường Thế giới. Khi mà vốn đã bảo hoà tại thị trường của những nước phát triển thì việc các công ty đa quốc gia muốn thực hiện M&A tại các nước mới nổi, các nước đang phát triển để mở rộng thị trường, củng cố ngành nghề kinh doanh cũng được thúc đẩy mạnh. Chuyển hướng đầu tư là xu hướng trong thời gian sau khủng hoảng. Do đó, thị trường M&A Việt Nam cũng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của yếu tố nước ngoài.
3.2.2. Các lĩnh vực thu hút M&A trong thời gian sắp tới
Tài chính, ngân hàng và chứng khốn
Trong thời gian qua, sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế đã tạo ra quá nhiều công ty hoạt động trong những ngành có tính cạnh tranh cao như kế tốn kiểm tốn, tài chính ngân hàng, chứng khốn,…Khi khủng hoảng buộc nền kinh tế phải tự điều chỉnh, cùng với những áp lực từ
hội nhập thì cuộc cạnh tranh này có nguy cơ đi đến hồi kết, và hoạt động M&A trong lĩnh vực này sẽ trở nên sơi động hơn bởi đó là con đường duy nhất để các doanh nghiệp vượt qua giai
đoạn đầy khó khăn này.
Tính đến 23/2/2009 có khoảng 100 cơng ty chứng khoán đang hoạt động trong khi đa số thị phần rơi vào tay những cơng ty chứng khốn lớn, với phí giao dịch chỉ khoảng 0.15% hoặc cao hơn chút ít. Đặc biệt, trong thời kỳ mà vốn hố thị trường xuống thấp như hiện nay thì số lượng cơng ty chứng khốn là q nhiều, những cơng ty nhỏ thực sự hoạt động không hiệu quả. Số lượng cơng ty chứng khốn thua lỗ lên đến 70% và các cơng ty phải tìm cách bảo tồn vốn.
Nếu năm trước có 10% số ngân hàng và 20% các cơng ty chứng khốn có nhu cầu tìm nhà đầu tư chiến lược thì năm nay cả hai con số này đều tăng lên 30%. Một lý do đơn giản đó là vào ngày 31/12/2010 sắp tới đây, vốn điều lệ tối thiểu đối với ngân hàng là 3000 tỷ VND, đã làm cho các ngân hàng mặc dù hoạt động vượt kế hoạch lợi nhuận vẫn phải đối mặt với khó khăn lớn.
Cũng trong lĩnh vực tài chính, thì hoạt động của các cơng ty quản lý Quỹ cũng là một hoạt động đang bắt đầu thu hút M&A. Tính đến ngày 23/4/2009, có 46 cơng ty quản lý Quỹ được UBCKNN cấp phép. Với tình hình thị trường tài chính năm 2008, hiện tại các Quỹ đầu tư đang lâm vào tình trạng khó khăn. Việc liên kết giữa các cơng ty quản lý Quỹ cũng có thể sẽ là một giải pháp mới phù hợp, giảm thiểu chi phí hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư.
Bán lẻ
Lĩnh vực bán lẻ đang trở thành một lĩnh vực đáng được chú ý trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam. Trên thị trường bán lẻ, hiện đã có một số nhà bán lẻ quốc tế như: Metro Cash and Carry, Big C, Parkson, Lotte Shopping,… và đây là một xu hướng tất yếu khi mà Việt Nam đã
hoàn toàn mở cửa thị trường bán lẻ, theo đúng lộ trình gia nhập WTO từ ngày 1/1/2009. Chúng
ta đã từng chứng kiến nhiều thương vụ mua lại của các nhà bán lẻ quốc tế đối với các nhà phân phối của Việt Nam chẳng hạn như: Cuộc “ thay tên, đổi họ” đình đám và thành công là Trung tâm Thương Mại Parkson (Malaysia) thay thế trung tâm Thương Mại Saigontourist cách đây vài
năm, hoặc là tập đoàn bán lẻ nổi tiếng Dairy Farm (Hồng Kông) mua lại Citimart, các doanh nghiệp Việt Nam sau khi bị mua lại, hầu như tên tuổi cũng dần mai một.