Các giai đoạn phát triển

Một phần của tài liệu Chuyên đề nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán habubank (Trang 31 - 33)

2.1 Khái quát về cơng ty chứngkhốn Habubank

2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển

Giai đoạn từ năm 2005 – 2006

Cơng ty chứng khốn Habubank được thành lập ngày 03 tháng 11 năm 2005 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 07 tháng 04 năm 2006, là công ty chứng khoán thứ 15 gia nhập vào TTCK. Ra đời trong bối cảnh TTCK Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, HBBS thực hiện sứ mệnh là trở thành nơi các nhà đầu tư nhận được sự tư vấn và thông tin một cách chuyên nghiệp nhất, công bằng và hiệu quả nhất. Đồng thời công ty cũng đặt mục tiêu trở thành một trong ba công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam thông qua việc cung cấp cho nhà đầu tư các sản phẩm, dịch vụ đa dạng nhiều tiện ích như: tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, hỗ trợ đầu tư chứng khoán…

Dù gia nhập thị trường muộn nhưng chỉ qua 8 tháng hoạt động (07/04/2006 đến 31/12/2006) lợi nhuận trước thuế của CTCK Habubank đã đạt 18.4 tỷ đồng, vượt 381% so với kế hoạch đặt ra. Cụ thể, chỉ tính trong hai tháng 10 và 11 đã tăng hơn 8% so với quý II năm 2006 và gần 23% so với quý III năm 2006; lợi nhuận sau thuế của hai tháng 10 và 11 tăng 9.68% so với quý 2/2006 và tăng 58.4% so với quý 3/2006. Trong năm này, HBBS còn tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng (31/12/2006).

Trong chiến lược hoạt động của mình, ngồi các nhà đầu tư là cá nhân, CTCK Habubank đã thu hút được một lượng lớn khách hàng là các cơng ty uy tín như Tập đồn Cơng nghiệp tàu thuỷ Vinashin, Tổng cơng ty lắp máy Việt Nam Lilama… Trong năm 2006, Habubank đã bảo lãnh phát hành thành công đợt I trái phiếu 2 năm cho Vinashin với tổng mệnh giá phát hành là 200 tỷ đồng.

Giai đoạn từ năm 2007 - đến nay

Từ cuối năm 2006 và năm 2007 chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc của CTCK Habubank. Sự kiện đầu tiên đánh dấu bước trưởng thành cuả HBBS là tại Đại hội đồng cổ đông Habubank lần thứ XVI (3/2007) đã nhất trí thơng qua việc tổ chức lại CTCK Habubank từ mơ hình Cơng ty TNHH một thành viên thành Cơng ty Chứng khoán Cổ phần nhằm nâng cao hơn nữa năng lực trong bối cảnh hội nhập với nhiều thách thức và khó khăn khi phải cạnh tranh, đồng thời giúp HBBS chủ động trước sự thay đổi của nền kinh tế.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhân sự đến cơ sở vật chất, chiến lược và sự hỗ trợ đắc lực từ ngân hàng mẹ, tính đến 07/04/2007 CTCK Habubank đã có một năm thu được nhiều thắng lợi. Đến hết quý 1/2007, tổng số tài khoản lưu ký khách hàng đã mở tại HBBS là trên 6000 tài khoản với tổng giá trị tài sản đang quản lý của các nhà đầu tư gần 1.250 tỷ đồng. Doanh số giao dịch khớp lệnh trung bình đạt từ 5 – 7% tổng thị trường và tổng doanh số giao dịch môi giới cổ phiếu là 2.930 tỷ đồng và trái phiếu là 1.007 tỷ đồng. Năm 2007, Công ty đã đề ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 41 tỷ nhưng tổng kết quý I con số này đã đạt trên 20 tỷ đồng. Lợi nhuận kinh doanh năm 2007 đã tăng gấp 6 lần so với năm 2006.

Trong năm 2007, CTCK Habubank còn thực hiện nhiều hợp đồng có giá trị. Từ thành cơng của đợt bảo lãnh phát hành trái phiếu 2 năm cho Vinashin, CTCK Habubank tiếp tục được lựa chọn là đơn vị bảo lãnh phát hành trái phiếu đợt II (05/01/2007) với tổng mệnh giá 500 tỷ đồng thời hạn 5 năm. Tiếp đó, HBBS cịn phối hợp cùng Deustche Bank hỗ trợ thành công phát hành 3000 tỷ VNĐ trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Vinashin. Đây là đợt phát hành có tổng giá trị phát hành lớn nhất. Và đến 05 tháng 03 năm 2007, Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama tin tưởng chọn HBBS làm đối tác duy nhất trong đợt bảo lãnh phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu trong thời hạn 5 năm và kết quả hết sức thành công. Tháng 6/2007 lại là một đợt phối hợp cung Deustche Bank hỗ trợ thành công phát hành 1000 tỷ trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Lilama.

Ngày 24 tháng 08 năm 2007, vốn điều lệ của CTCK Habubank tăng từ 50 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng, tăng 200% so với năm 2006.

Cho đến đầu tháng 1/2008, Cơng ty chính thức tiếp tục triển khai trở lại dịch vụ cho vay cầm cố chứng khốn niêm yết nhằm hỗ trợ tích cực khách hàng trong việc đầu tư chứng khoán. Với tỷ lệ cho vay cầm cố lên tới 35% thị giá đối với các chứng khốn có giá dưới 142.000đ/cp, và giá cho vay trên một cổ phiếu là 50.000đ đối với các cổ phiếu có mệnh giá trên 142.000đ. Tổng giá trị được vay tối thiểu là 50 triệu và thời hạn tối đa trong 6 tháng. Đây được xem là một điểm mới trong bối cảnh hầu hết các Cơng ty chứng khốn đều đã ngưng triển khai các dịch vụ hỗ trợ tài chính như ứng tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết…

Dự kiến trong thời gian tới, CTCK Habubank sẽ triển khai dịch vụ tiện ích hàng loạt dịch vụ tiện ích như giao dịch trực tuyến, truy vấn thơng tin tài khoản qua tin nhắn SMS…

Một phần của tài liệu Chuyên đề nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán habubank (Trang 31 - 33)