Các biện pháp nhằm nâng cao doanh thu, lợi nhuận tại công ty.

Một phần của tài liệu Chuyên đề phân tích mối quan hệ CPV tại công ty cổ phần nhựa đà nẵng (Trang 46 - 47)

- Một trong những yếu tố quyết định đến LN của công ty hiện nay là chất lượng sản phẩm. Cho đến nay uy tín của cơng ty về chất lượng sản phẩm chủ yếu là nhờ sử dụng nguyên liệu tốt. Nhưng hiện nay giá hạt nhựa đang tăng rất nhanh (loại PEHD, PELD ) tăng đến trên 20% so với đầu năm 2006. Đây là nguyên nhân khiến xuất khẩu sản phẩm nhựa có xu hướng tăng chậm lại. Giá nhựa tăng cao đang khiến các công ty sản xuất nhựa lâm vào tình trạng khó khăn khi thu mua ngun liệu đầu

để đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giá vẫn khơng tăng cao; từ đó sẽ gia tăng lượng sản phẩm tiêu thụ nâng cao mức doanh số nhằm tối đa hố LN cho cơng ty.

- Ta thấy rằng danh mục sản phẩm của công ty khá dài nhưng HQKD không đều nhau, chỉ một số sản phẩm đã chiếm tỷ trọng DT và LN cao, cơng ty chưa có kế hoạch thích đáng cho các sản phẩm chủ lực (đặc biệt là trong khâu tổ chức marketing nhằm tiêu thụ sản phẩm ). Vì vậy, để nâng cao mức doanh số bán ra nhằm tối đa hố LN, cơng ty cần phải hoạch định lại danh mục sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng của các nhóm hàng có tỷ suất LN cao và thị trường hấp dẫn.

Cơng ty cần khuyến khích việc hình thành ý tưởng để phát triển sản phẩm mới. Các ý tưởng thường bắt nguồn từ thực tế sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm hoặc thông qua nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, quan sát tại các hội chợ, triển lãm,…Công ty phải lôi cuốn được các thành viên của cơng ty tham gia đóng góp ý tưởng và cần dành một phần ngân sách để tài trợ cho việc nghiên cứu và khen thưởng. Bởi việc đưa ra các sản phẩm mới sẽ góp phần thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đối với công ty.

- Mặt khác cần quan tâm cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm, ưu tiên phát triển theo chiều sâu hơn chiều rộng. Chẳng hạn như đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất ống nhựa, ống HDPE, nâng cấp máy móc sản xuất manh dệt cỡ lớn, đầu tư khuôn mẫu mới để phát triển sản phẩm ép cho các nghành công nghiệp thuỷ sản, ô tô, cơ điện, thiết kế những mẫu dép mới hơn, đa dạng hơn. Có như vậy cơng ty mới hạn chế được sức ép cạnh tranh và khai thác được các ngách thị trường còn trống. Hơn nữa như ta đã biết cơ cấu CP hiện nay của công ty là chưa hợp lý. CP khả biến chiếm tỷ trọng cao trong tổng CP (88,47%) và kết cấu này không tốt đối với công ty sản xuất quy mô lớn như cơng ty Nhựa. Vì vậy cơng ty cần tăng ĐP trong tổng CP và biện pháp hữu hiệu nhất đó chính là việc tăng cường đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất, làm cho sản phẩm đẹp hơn, chất lượng tốt hơn nhằm thu hút sức mua và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Một khía cạnh khác nữa đó là thị trường tiêu thụ. Đối với bất kỳ công ty SXKD nào, muốn tiêu thụ nhiều sản phẩm nhằm đạt doanh số cao thì phải có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Hiện nay thị trường chủ yếu của công ty là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên,chưa khai thác được tiềm năng của thị trường Miền Bắc.. Để hoạt động có hiệu quả, một mặt cơng ty nên duy trì các mối quan hệ truyền thống với các công ty như Chinfon, Hải Vân, nhà máy bia Poster,…bằng cách thực hiện các chính sách ưu đãi về giá cả, thời hạn thanh tốn, giao hàng đúng thời hạn hoặc có thể rút ngắn thời gian giao hàng so với hợp đồng khi khách hàng cần hàng gấp; mặt khác, công ty cần phải mở rộng thâm nhập vào các thị trường mới ở Miền Bắc và Miền Nam bằng cách đặt các cửa hàng, đại lý ở các tỉnh thuộc các khu vực này.

Một phần của tài liệu Chuyên đề phân tích mối quan hệ CPV tại công ty cổ phần nhựa đà nẵng (Trang 46 - 47)