Thời gian vận hành các kết quả đầu tư thường kéo dà

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển sự quán triệt những đặc điểm này trong hoạt động đầu tư (Trang 26 - 32)

Vận hành kết quả đầu tư là giai đoạn quan trọng trong một dự án đầu tư. Dự án có được vận hành đúng như kế hoạch hay không, có thành công như mong đợi không thì phụ thuộc nhiều vào khâu quản lý trong giai đoạn này. Vận hành kết quả

đầu tư thường rất dài, và công tác quản lý cũng rất phức tạp,Để vận hành và phát huy tối đa hiệu quả của dự án,chúng ta cần tốt làm những việc sau đây

2.3.1. Cần phải nhanh chóng đưa cơng trình vào xây dựng và quản li tớt q trình vận hành

Không một công trình kinh tế nào có thể tồn tại mãi mãi,vì thế,việc nhanh chóng đưa công trình xây dựng vào vận hành là vô cùng cần thiết,việc này sẽ giúp chủ đầu tư thu hồi vốn nhanh hơn và thu lợi nhuận sớm nhất có thể

Cũng cần chú ý đến việc quản lý quá trình vận hành,nó sẽ giúp dự án đầu tư có được hiệu quả hơn khi thực hiện

2.3.2. Cần phải sử dụng tới đa cơng śt của cơng trình,tránh thất thốt,lãng phí

Việc này không những phát huy hết giá trị của các máy móc thiết bị mà còn giúp nhà đầu tư đạt được hiệu quả cao hơn,nhanh chóng thu hồi vốn,và tránh được những lãng phí không cần thiết ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

2.3.3. Cần xây dựng cơ chế,phương pháp dự báo khoa học về nhu cầu thị trường với sản phẩm đầu tư trong tương lai

Nhu cầu thị trường là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô của dự án. Nếu công tác nghiên cứu thị trường không tốt có thể dẫn tới việc dự án hoạt động với công suất lớn hơn nhiều so với nhu cầu thực tế của thị trường; hàng hóa được sản xuất quá nhiều, bị tồn kho, ứ đọng dẫn tới chi phí sản xuất gia tăng (đặc biệt với các sản phẩm của dự án có thời hạn sử dụng ngắn dễ bị hư hỏng),tác động rất lớn đến doanh thu và hiệu quả đầu tư.

2.3.4. Cần chú ý đến độ trễ thời gian,mức độ khấu hao của dự án đầu tư để đưa ra biện pháp thích hợp

Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đó mà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm.Do đó,việc tính toán độ trễ thời gian và mức độ khấu hao của các dự án sẽ giúp chủ đầu tư hoạch định được các chiến lược kinh doanh của mình được tớt hơn,ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của dự án

2.3.5.Tìm các biện pháp kéo dài chu kì sớng của sản phẩm đầu tư

Chu kì sống của một sản phẩm gồm 4 giai đoạn: giới thiệu, phát triển, chín

muồi và suy giảm. Là nhà đầu tư chúng ta luôn cố gắng thu ngắn giai đoạn “giới thiệu” để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sản xuất, kéo dài giai đoạn “chín muồi” và vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó cũng cần chú ý việc kéo dài chu kì sống của sản phẩm nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn từ sản phẩm

2.4 Các thành quả của đầu tư phát triển thường phát huy tác dụng ngay tại nơinó được tạo dựng nó được tạo dựng

Do việc không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác nên công tác quản lý đầu tư cần phải quán triệt một số nội dung sau đây:

2.4.1:Cần chú trọng công tác quy hoạch,kế hoạch

Việc lập công tác quy hoạch kế hoạch trước là vô cùng quan trọng.Nhà đầu tư cần phải biết sẽ đầu tư cái gì,công suất bao nhiêu thì hợp lý,công nghệ gì sẽ được đưa vào sản xuất? để thu được hiệu quả cao nhất.Công tác kế hoạch này không chỉ giúp nhà đầu tư dự báo trước rủi ro,mà việc này còn là điều kiện để giúp nhà đầu tư có thể có căn cứ khi ra quyết định đầu tư,giúp nhà đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng,và là điều kiện cần thiết để các cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho

2.4.2. Cần lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý

Từ những dự báo,kế hoạch ở trên,công việc tiếp theo là cần phải lựa chọn địa điểm hợp lý để xây dựng sao cho phù hợp với các yếu tố tự nhiện,kinh tế xã hội của vùng,những yếu tố sẽ có tác động rất lớn đến việc vận hành kết quả đầu tư sau này,Chúng ta nên chú ý một số vấn đề khi chọn địa điểm đầu tư:

- Cần phải có hướng tiếp cận lâu dài,không phải chỉ tính cho việc trong năm năm,mười năm mà phải tính xa hơn,những phương án mở rộng và thu hẹp sản xuất trong tương lại xa,nó phải được đặt trong sự thống nhất của quy hoạch vùng và quy hoạch chung của đất nước

- Địa điểm nên có thuận lợi trong việc hợp tác,giao thông,trong việc tạo ra sự cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong vùng

- Tính đến các yếu tố tác động đến công trình như:tự nhiên,kinh tế,xã hội,chính trị,văn hóa….để từ đó có thể khai thác tối đa lợi thế của vùng,phòng ngừa các bất lợi xấu có thể xẩy ra và tạo điều kiên để công trình đem lại hiệu quả tối đa.Đặc biệt chú ý đến yếu tố tự nhiên,cụ thể là điều kiện khí hậu thời tiết vì nó ảnh hưởng rất lớn đên tuổi thọ và sự hoạt động của công trình.Ngoài ra,địa chất bao gồm:đặc điểm địa hình,địa mạo,cấu trúc địa hình,đặc điểm địa chất thủy văn,tính chất cơ lý của đất đá vì chúng có thể quyết định hình dạng,tuổi thọ,cơ cấu của công trình.Cần đặc biệt chú ý đên các yếu tố tự nhiên đó vì chúng là yếu tố khách quan tác động đến công trình

- Địa điểm cần gần nguồn cung cấp nguyên liệu,thị trường tiêu thụ mục tiêu hoặc gần nguồn cung cấp lao động của dự án để có thể giải quyết tốt bài toán nguyên liệu,thị trường tiêu thụ và lao động,giúp giảm chi phí khi vận hành dự án,phải chú ý đến cơ sở hạ tầng vùng đó như điện nước,hệ thống thông tin truyền

thông,vận tải….vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành và hiệu quả của dự án

2.4.3. Cần chú ý xem xét ảnh hưởng của dự án đầu tư đó tại vùng đó

Thành quả của hoạt động đầu tư phát triển phát huy ngay tại vùng mà nó được xây dựng lên trong một thời gian dài,do đó mà nó sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường,văn hóa xã hội,kinh tế tại nơi nó xây dựng...đặc biệt vấn đề môi trường.Do đó,nhà quản lý cần đánh giá tác động môi trường của dự án,tìm ra các công cụ để quản lý,hạn chế và ngăn ngừa chúng,đưa các biện pháp tích cực để bảo về môi trường vào các bước sớm nhất của quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án,trên cơ sở đảm bảo cho dự án đó phát triển gắn với bảo vệ môi trường.Ngoài ra cũng cần quan tâm đến tác động của dự án đến các vấn đề xã hội như việc làm,mâu thuẫn,tranh chấp giữa chủ thuê lao động và lao động,các vấn đề công bằng,khoảng cách giàu nghèo của dự án.

2.5.Đầu tư phát triển có đợ rủi ro cao

Rủi ro là một phần của đầu tư và việc hiểu rủi ro là rất quan trọng cho nhà đầu tư. Các nhà đầu tư luôn phải suy nghĩ sao cho nhận được lợi nhuận tốt nhất từ khoản đầu tư của mình. Đặc biệt trong đầu tư phát triển, do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Điều quan trọng là: bất kể đầu tư vào loại tài sản nào, bao giờ cũng có những rủi ro tiềm ẩn nhất định, và chúng ta cần phải nghiên cứu, đánh giá rủi ro, cân nhắc trước khi thực hiện các quyết định đầu tư.

2.5.1. Cần phải nhận diện các nhân tố gây rủi ro cho dự án:

Có rất nhiều rủi ro khi ta thực hiện một dự ánđầu tư phát triển.Rủi ro về tài chính đối với quỹ đầu tư, lãi suất, tỷ giá hối đoái, nguồn tín dụng, dòng tiền và khả năng thanh toán. Rủi ro chiến lược như cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất, thay đổi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, tác đông của thay đổi trong nội bộ ngành, rủi ro đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, sở hữu trí tuệ. Rủi ro trong hoạt động của bộ máy lãnh đạo, rủi ro về văn hóa doanh nghiệp, vi phạm quy chế quản lý, kiểm soát tài chính, bộ máy thông tin, vi phạm luật nhà nước. Rủi ro khách quan nguy hiểm và không thể lường trước được như rủi ro về môi trường, thiên tai, rủi ro đối với tài sản, các hợp đồng, sản phẩm và dịch vụ.Rủi ro do điều kiện kinh tế xã hội của địa phương,đất nước,thế giới thay đổi dẫn tới những thay đổi trong cầu sản phẩm,cung về nguồn nguyên liệu…. Khi nhận diện được các loại rủi ro có thể tác động đến sự thành công của dự án đàu tư sẽ giúp nhà quản lý và chủ đầu tư tính toán trước các biện pháp để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi có rủi ro,giúp tạo sự ổn định trong sản xuất kinh doanh và đem lại hiệu quả như mong đợi

2.5.2. Đánh giá mức độ rủi ro mà các nhân tố đó mang đến

Khi nhận định được rủi ro,thì việc đánh giá các rủi ro đó cũng vô cùng quan trọng,nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh tế cho dự án.Khi đánh giá được đúng mức độ rủi ro,các biện pháp hợp lý ,sát thực tế sẽ được áp dụng và giúp giảm thiểu được các chi phí phát sinh.Dự án có thể có nhiều rủi ro,tuy nhiên cần phải xác định mức độ của các rủi ro đó ra sao?rủi ro nào tác động mạnh nhất và gây hiệu quả nghiêm trọng nhất để từ đó đề đánh giá chi phí cho rủi ro đó.

2.5.3:Đề ra các biện pháp phịng chớng rủi ro phù hợp với từng tác nhân

Mỗi tác nhân sẽ gây hậu quả theo cách thức khác nhau,do đó,việc đề ra các biện pháp phòng chống rủi ro phù hợp với từng tác nhân là cực kì quan trọng.Việc này không chỉ nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng chống mà còn giúp nhà đầu tư xử lí hậu quả tốt hơn khi dự án đầu tư xẩy ra rủi ro.

Bên cạnh đó cần phải đề cao việc quản lí,giám sát việc xử lí rủi ro không để tình trạng sau khi xử lí rủi ro rồi lại để nó tái phát trở lại hoặc phát sinh những rủi ro khác.

2.5.4 : Cần có sự chuẩn bị mọi mặt thật tốt để hạn chế tối đa rủi ro

Sự chuẩn bị ở đây chính là việc chuẩn bị không những về mặt phương pháp phòng chống rủi ro mà còn về mặt tiềm lực tài chính,những phương án dự bị khi phát sinh rủi ro ảnh hưởng đến chi phí,nguồn vốn đầu tư…công việc này cần được làm đồng bộ,và phải thực hiện ngay từ khâu lập dự án để tránh cho những hậu quả của rủi ro không ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện dự án và khi nó xảy ra dự án vẫn có thể được tiến hành bình thường.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

1.Thực trạng chung về quản lý đầu tư phát triển ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển sự quán triệt những đặc điểm này trong hoạt động đầu tư (Trang 26 - 32)