Những mục tiêu đạt đã được.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển sự quán triệt những đặc điểm này trong hoạt động đầu tư (Trang 32 - 45)

Một số mục tiêu chủ yếu đã đạt được trong tổ chức quản lý nhà nước về đầu tư là :

Một là, tạo điều kiện đưa hoạt động đầu tư xây dựng trong cả nước đi vào trật tự và thích ứng với nền kinh tế thị trường mở cửa, hợp tác và hội nhập.

Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế huy động các nguồn lực đầu tư phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư nhà nước đúng mục tiêu, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phát huy được hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hai là, từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ngành và quy hoạch vùng lãnh thổ; góp phần cải tiến công tác kế hoạch hoá theo

hướng gắn với các yếu tố thị trường, tăng thêm quyền tự chủ cho các cơ sở và doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước vào quá trình đầu tư.

Ba là, góp phần cải cách mợt bước các thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư, thực hiện phân cấp, giao quyền, tạo chủ động mạnh hơn cho các bộ, ngành

và địa phương về thẩm quyền và trách nhiệm trong việc quyết định chủ trương và phê duyệt dự án đầu tư cũng như bố trí vốn đầu tư thực hiện các công trình dự án không phân biệt dự án nhóm A, B, C.

Bốn là, hệ thống chính sách pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Đại hội

Đảng khóa VI năm 1986 mở ra một thời kì mới cho đất nước. Khi nước ta chính thức lựa chọn con đường phát triển với nền kinh tế thị trường, đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Bước đầu tiên để thực hiện công

cuộc này đó chính là thay đổi và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư của Nhà nước.

Hiện nay các dự án, các công trình đầu tư phát triển được quy định theo nhiều văn bản pháp luật như: Luật ngân sách nhà nước, Luật Đầu Tư, Luật Đấu Thầu,

Luật Xây Dựng, Luật Đất đai, Ḷt phịng chớng tham nhũng, Ḷt đấu thầu 1/4/2006, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngồi. Hệ thớng

văn bản pháp ḷt về đầu tư ra đời là những văn bản có tính pháp lý cao nhất, cùng với các văn bản khác do các bộ, ngành và địa phương ban hành, đã tạo thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng làm cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như nước ngoài thực hiện việc đầu tư và quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên phạm vi cả nước . Luật đầu tư nước ngồi : Giai đoạn sau ći thập niên 80 của thế kỉ trước, nước ta đang ở trong một thời kì khó khăn, khi nguồn vốn viện trợ bị cắt, nền kinh tế bị đình trệ thì nguồn vốn để phát triển sản xuất là vô cùng hạn chế, do đó thu hút đầu tư nước ngoài để tạo vốn cho phát triển sản xuất là một hướng đi rất đúng đắn. Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987 chính là điều kiện tiền đề để tạo nguồn vốn từ khu vực nước ngoài- nguồn vốn rất quan trọng trong giai đoạn đó của đất nước. Luật khuyến khích đầu tư trong nước: Ra đời năm 1994, luật khuyến khích đầu tư trong nước là cơ sở đầu tiên để khu vực tư nhân – một thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế

Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố tích cực như hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, hệ thống kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng đang dần được nâng cao,… thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế trong quản lý đầu tư ở Việt Nam.

Những bất cập trong công tác quản lý các dự án , các công trình đầu tư phát triển có nguyên nhân từ các chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện dự án đầu tư như chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, khảo sát, thiết kế giám sát và đặc biệt là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước

Quản lý đầu tư kém hiệu quả gây lãng phí, tổn thất.

Công tác quản lý, tổ chức , quy hoạch yếu kém, thiếu tính nhất quán giữa các ban ngành. Công tác lập, phê duyệt và quản lý các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, địa phương, quy hoạch ngành chưa được điều chỉnh bằng một hệ thống quy phạm pháp luật cụ thể , thống nhất và có hiệu lực bắt buộc chung để làm căn cứ phê duyệt và đánh giá. Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công trình sau đầu tư còn bỏ ngõ. Kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công trình (mức độ hoàn thành, tiến độ thực hiện) mà chưa xem xét đến hiệu quả sau đầu tư một khi công trình được đưa vào vận hành khai thác. Có thể thấy rõ thực trạng này ở các công trình đầu tư phát triển ở Việt Nam. Thể chế đầu tư công chịu nhiều ảnh hưởng của thời bao cấp, mang nặng tính khép kín và theo cơ chế xin cho. Quản lý đầu tư kém hiệu quả, thiếu công khai và thiếu minh bạch về thông tin. Cải cách hành chính chậm được đổi mới, nhất là trong phân công , phân cấp của bộ máy chính quyền. Cán bộ làm công tác quản lý thiếu kinh nghiệm , non yếu, kiến thức chuyên nghiệp của cán bộ quản lý hạn chế, chưa nắm vưng và thông hiểu các quy định của Pháp luật, kết quả gây lãng phí vốn đầu tư lớn, kìm hãm sự phát triển.

Việc phân cấp quản lý đầu tư chưa đồng bộ, chưa quan tâm nhiều đến năng

lực quản lý của địa phương, không hình thành hệ thống theo dõi đánh giá phù hợp, yếu kém trong phân bổ và sử dụng nguồn lực.Kế hoạch đầu tư được phân cấp thì thiếu sự chỉ đạo tập trung. Việc phân cấp cho các địa phương dẫn đến tình trạng

cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các địa phương trong thu hút đầu tư và đề cao lợi ích cục bộ của địa phương. Một số địa phương thực hiện ưu đãi đầu tư vượt khung quy định của Pháp Luật làm giảm hiệu lực của chính sách do các cấp nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Thiếu sự phối hợp có hiệu quả giữ các bộ , ngành, địa phương và cải cách bộ máy hành chính chưa đáp ứng kịp thời với đòi hỏi của thực tiễn. Vẫn còn sự chồng chéo trùng lặp về quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước do thiếu quy định rõ ràng mối quan hệ giữa bộ, ngành và địa phương đối với công tác này.Chưa có phương án phân cấp quản lý đầu tư vốn ngân sách phù hợp. Cơ chế hai nguồn ngân sách riêng biệt chi cho đầu tư phát triển do Bộ kế hoạch và Đầu tư điều hành; cho cho việc bảo trì sửa chữa lại do bộ Tài Chính quản lý gây ra tình trạng phối hợp không chặt chẽ, dẫn đến mất cân đối giữa hai đồng vốn này. Một đồng vốn của Nhà nước bỏ ra, hiệu quả thu được bao nhiêu đều có thể được “cân đong” hợp lý nếu cơ chế quản lý, cách nghĩ và hành động dựa trên những nguyên tắc và nguyên lý khoa học và vì lợi ích toàn dân.

"Ở Việt Nam, tờn tại mợt nghịch lí là nước nghèo nhưng khơng biết tiêu

tiền hợp lí, gây lãng phí". Chúng ta chưa quan tâm đầy đủ việc sử dụng hiệu quả

các nguồn vốn đầu tư kể cả ngân sách, nguồn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài và ODA. Dàn trải, lãng phí, không hiệu quả là những tính từ quen thuộc gắn liền với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong nhiều năm nay.. Nguyên nhân đầu tiên kể đến chính là năng lực quản lý yếu kém. Mặc dù cải cách công tác quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước đã diễn ra trên mọi góc độ trong hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế từ phân cấp quản lý, đến phân bổ, quản lý giá và vấn đề cấp phát, thanh toán vốn đầu tư.

Ví dụ như với vớn ODA : Tình hình thực hiện các dự án thường bị chậm ở

nhiều khâu: chậm thủ tục, chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Do vậy, thời gian hoàn thành dự án kéo dài làm phát sinh các khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư thực tế thường tăng hơn so với dự kiến và cam kết; đồng thời cũng làm giảm tính hiệu quả của dự án khi đi vào vận hành khai thác. Vấn đề quản lý nguồn vốn ODA tránh thất thoát và lãng phí cũng là điều phải đặc biệt quan tâm, một số trường hợp như PMU18 và gần đây là DA Đại lộ Đông Tây v.v… khiến cho công luận và Quốc hội đặc biệt quan ngại về việc quản lý chặt chẽ đồng vốn ODA và hiệu quả của nguồn tài trợ này, đòi hỏi Chính phủ cần phải có ngay những giải pháp triệt để.

Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư vẫn còn nhiều điểm chồng chéo , thiếu đồng bộ, các văn bản chưa hướng dẫn rõ ràng, không ổn định. Văn bản

pháp luật, quy định về đầu tư và hướng dẫn thực hiện hoạt động đầu tư được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn nhưng lại gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho cơ sở. Sự thay đổi và hoàn thiện trong hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư của nhà nước .Chỉ trong một thời gian ngắn (hơn 20 năm), trong một lĩnh vực quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng, đã có tới 08 văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Chính phủ được lần lượt ban hành, bổ sung thay thế cho nhau, chưa kể đến sự thay đổi, thay thế của các quyết định, thông tư và chỉ thị của các bộ, ngành và địa phương ban hành liên quan đến đầu tư xây dựng. Việc thay đổi, thay thế này, mặt tốt, làm cho pháp luật kịp thời phù hợp với tình hình mới, song cũng gây nên tình trạng bất ổn định trong quá trình quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật. Một số nội dung đã được đề cập trong pháp luật hiện hành về dân chủ, công khai trong quản lý về quy hoạch, kế hoạch, cân đối và phân bố các nguồn lực (tài nguyên, đất đai, tiền vốn, lao động, trí tuệ…), quản lý khai thác các dự án, nhưng chưa có các tiêu chí cụ thể. Các nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng và/hoặc tư vấn

xây dựng công trình tại Việt Nam ngày càng nhiều, phù hợp với xu thế tiến tới hội nhập, song, các văn bản pháp luật về lĩnh vực này còn thiếu và chất lượng chưa cao, tạo tư tưởng không yên tâm của nhà đầu tư nước ngoài, gây tâm lý nhà đầu tư hiện nay là phải thăm dò, chờ đợi … Đó là nguyên nhân dẫn đến sự chậm chễ trong việc đăng kí và thực hiện dự án

2.Thực trạng đầu tư phát triển ở Việt Nam theo các đặc điểm

2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rấtlớn lớn

Vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sản xuất, đồng thơi là cơ sở để phân phối lợi nhuận, đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh tế. Bởi vậy vấn đề về vốn cần được quan tâm thiết yếu nhất khi tiến hành hoạt động đầu tư phát triển.

Bảng 1 : Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2007 – 2010

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Số vốn 521,5 637,3 709 830,3 877,9

Đơn vị : nghìn tỷ đồng

Để hoạt động đầu tư thành công thì công tác chuẩn bị đầu tư là không thể thiếu. Đặc biệt là các công tác liên quan đến chuẩn bị nguồn vốn.

Trong những năm trở lại đây, khả năng huy động và tạo lập vốn của nền kinh tế Việt Nam đã được nâng cao, với những thay đổi về cơ chế, chính sách đã giúp

khích xã hội hoá huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi, bên cạnh đó còn huy động nguồn vốn từ nước ngoài. Đối với hoạt động đầu tư phát triển, khả năng tạo lập, huy động nguồn vốn cũng đang dần được hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển đã được đa dạng hơn, không chỉ có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước mà là tổng hợp của nhiều nguồn tiền trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp tư nhân, các nhà đầu tư nước ngoài,… cũng đã tham gia vào hoạt động đầu tư phát triển.

Bảng 2 : Giá trị tuyệt đối về vốn đầu tư của các khu vực kinh tế

giai đoạn 2007-2011

Năm

Tổng Kh

u vực nhà nước Khu vực ngoài nhànước nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2007 532.093 197.989 204.705 129.3992008 616.735 209.031 217.034 190.670 2008 616.735 209.031 217.034 190.670 2009 708.826 287.534 240.109 181.183 2010 830.278 316.285 299.487 214.506 2011 877.900 341.600 309.400 226.900

Nguồn : Tổng cục thống kê

Bảng 3 : Cơ cấu vốn đầu tư của các khu vực kinh tế giai đoạn 2007 – 2011

Năm Tổng Khu vực Nhà nước

Khu vực ngoài Nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài 2007 100,0 37,2 38,5 24,3 2008 100,0 33,9 35,2 30,9 2009 100,0 40,5 33,9 25,6 2010 100,0 38,1 36,1 25,8 2011 100,0 38,9 35,2 25,9

Nguồn : Tổng cục thống kê

Trong đó vốn đầu tư được phân bổ giữa các ngành tùy theo mức độ ưu tiên theo bảng dưới đây.

Bảng 4 : Cơ cấu giá trị vốn đầu tư trong các ngành giai đoạn 2005-2010

Đơn vị : %

Năm 2007 2008 2009 2010

Tổng số ( tỷ đồng ) 532093 616735 708826 830278

Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản 6,37 6,44 6.25 6,15

Khai khoáng 7,10 8,14 8,43 8,53

Công nghiệp chế biến, chế

khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải,

nước thải

2.60 2,60 2,60 2,58

Xây dựng 3,71 3,79 3,70 3,70

Bán buôn và bán lẻ; sử chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có

động cơ khác

4,33 4,57 4,40 4,40

Vận tải, kho bãi 13,14 12,39 12,04 12,04 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2,05 1,99 2,10 2,10

Thông tin và truyền thông 3,62 3,61 3,65 3,65 Hoạt động tài chính, ngân

hàng và bảo hiểm 1,19 1,23 1,39 1,39 Hoạt động kinh doanh bất

động sản 4,41 5,22 4,70 4,70

Hoạt động chuyên môn,

khoa học và công nghệ 1,01 1,02 1,13 1,12 Hoạt động hành chính và

dịch vụ hỗ trợ 3,37 3,36 3,36 3,36 Hoạt động của Đảng Cộng

sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo

xã hội bắt buộc

Giáo dục và đào tạo 2,94 2,89 2,85 2,84 Y tế và hoạt động trợ giúp

xã hội 1,39 1,43 1,45 1,45

Nghệ thuật, vui chơi và giải

trí 1,16 1,39 1,50 1,50

Hoạt động khác 9,91 10,53 10,98 10,96

Nguồn : Tổng cục thống kê

Trong năm 2011, vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển chiếm khoảng 39% tổng vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội, khu vực ngoài nhà nước chiếm 35%, vốn FDI dành cho hoạt động đầu tư phát triển chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đó là 1 con số không nhỏ cho thấy những nỗ lực của nền kinh tế. Tuy vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không có sự tăng trưởng so với năm 2010 (11 tỷ USD) và còn thấp hơn năm 2008 (11.5 tỷ USD). Điều này đặt ra nhiều vấn đề phải suy nghĩ...

Bảng 5 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển sự quán triệt những đặc điểm này trong hoạt động đầu tư (Trang 32 - 45)