Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển sự quán triệt những đặc điểm này trong hoạt động đầu tư (Trang 52 - 59)

Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi quy mô lớn, thời kì đầu tư kéo dài và thời gian vận hành kết quả đầu tư cũng kéo dài… bởi vậy mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra cho các nhà đầu tư là làm cách nào để giảm thiểu tối đa rủi ro, tối thiểu hóa chi phí cũng như tối đa hóa lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư. Trả lời được câu hỏi này chính là chìa khóa thành công của hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư phát triển nói riêng.

Để đánh giá được những rủi ro xảy đến cho hoạt động đầu tư phát triển, chúng ta sẽ xem xét trên 2 góc độ chủ quan và khách quan.

 Đứng trên góc độ khách quan chúng ta có thể thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển như rủi ro do thiên tai, rủi ro do lãi suất, do lạm phát hay rủi ro từ những đặc thù về kinh tế chính trị của từng địa phương…

Đặc biệt, thiên tai là một trong những nhân tố gây thiệt hại nặng nề cho nhiều công trình xây dựng ở nước ta hiện nay. Chỉ tính trong năm 2011, Việt Nam đã hứng chịu 7 cơn bão hoạt động trên biển Đông, 4 đợt lũ lớn tại các tỉnh miền Trung và Nam Trung bộ, gây thiệt hại rất lớn về người và của, để lại hậu quả nặng nề. Nhiều công trình xây dựng cơ bản như đường sá, cầu cống, trường học… hư hại, phá hủy, các công trình đang trong giai đoạn thi công phải trì hoãn, chậm tiến độ. Chúng ta có thể lấy ví dụ như các dự án làm đường ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Do điều kiện thời tiết, mưa nhiều gây sạt lở, phá hủy nhiều đoạn đường đang thi công. Bên cạnh đó, mưa kéo dài kiến cho nguyên vật liệu không thể đưa đến được công trường, công nhân không làm việc được. Bởi vậy các con đường này hoàn thành chậm hơn tiến độ đề ra và chất lượng công trình cũng không được như ước tính ban đầu.

Bên cạnh đó những rủi ro về mặt kinh tế chính trị của từng địa phương cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư. Chúng ta có thể thấy được điều này khi xem xét tình hình chính trị ở Thái Lan trong những năm vừa qua. Với sự bất ổn về mặt chính trị, nhiều nhà đầu tư đã phải chọn cách “bỏ của chạy lấy người”, nhiều dự án đầu tư còn đang giang dở, nhiều công trình còn đang thi công nhưng cũng phải hoãn, hủy bỏ… Ngoài ra những cuộc biểu tình, bạo loạn cũng đã phá hủy nhiều công trình xây dựng, nhiều tòa nhà, trụ sở làm việc đã bị phá hủy. Khác với tình hình chính trị ở Thái Lan, Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nhận định là một trong những mảnh đất có tình hình chính trị tương đối ổn định. Bởi vậy, nhiều nhà đầu tư đã tìm đường để tiến đến với thị trường Việt Nam, nhiều nhà máy, công trình xây dựng được mọc lên…

Môi trường chính trị ổn định là thuận lợi lớn của nước ta, tuy nhiên lạm phát cao đang là một trở ngại lớn của nước ta trong việc cạnh tranh với những nước khác trong khu vực.

Bảng 6 : Số liệu lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011

Đơn vị : %

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ lệ lạm phát 12,63 19,89 6,68 11,75 18,58

Tỷ lệ tăng trưởng GDP 8,50 6,23 5,32 6,78 5,89

Nguồn : Tạp chí kinh tế

Với một lượng vốn lớn từ hoạt động đầu tư phát triển thì vấn đề rủi ro là một vấn đề khó tránh khỏi. Nếu xét trên góc độ chủ quan thì những rủi ro có thể tính đến đầu tiên là trình độ, đạo đức của những nhà quản lý, những người nắm giữ nguồn vốn đó trong tay. Chưa nói đến việc sử dụng một nguồn vốn khổng lồ ấy một cách hiệu quả, song để quản lý được nguồn vốn đó thì việc đầu tiên chính là yêu cầu về trình độ của nhà quản lý. Như một nhà triết học đã từng nói “Kiếm tiền đã khó nhưng tiêu tiền thế nào còn khó hơn”, bởi vậy không phải ai cũng biết cách sử dụng nguồn vốn ấy đúng nơi, đúng lúc. Đấy cũng chính là thực trạng của hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước. Với những nhà quản lý không đủ trình độ chuyên môn, ngân sách nhà nước đã được đầu tư một cách tràn lan, kém hiệu quả.

Bảng 7 : Hệ sớ ICOR của Việt Nam thời kì 1998-2009

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 06-09 96-09

K 5,6 6,9 5,0 5,1 5,2 5,1 4,9 5,2 6,1 5,6

Nguồn : giáo trình kinh tế phát triển

Bảng trên cho thấy, nên xét hiệu quả đầu tư từ tổng vốn đầu tư, để tăng một đồng GDP cần bỏ ra 5,6 đòng vốn, có thể hiệu quả đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 1996-2009 thấp hơn nhiều so với các giai đoạn trước đây ( chỉ vào khoảng 2/3 trong thời gian 1970-1984). Khi ở trình độ thấp tương đương với Việt Nam hiện nay vào những năm 1950-1975, hệ số ICOR của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ dao động trong khoảng 1-2. Hệ số ICOR của Việt Nam KVN cao hơn 2 lần của Đài Loan, 1,9 lần Hàn Quốc, 1,6 lần Trung Quốc, 1,3 lần Thái Lan. Có thể

nói rằng đầu tư của nước ta chưa đạt được hiệu quả cao, đặc biệt là trong khu vực đầu tư công.

Bên cạnh đó thì ngân sách nhà nước không chi đi đến các dự án mà còn đi vào túi của nhiều cán bộ, của những nhà quản lý. Đấy cũng chính là sự yếu kém về đạo đức của những nhà quản lý. Việt Nam được xem là một trong những nước có tỉ lệ tham nhũng và thất thoát trong những dự án công cao nhất khu vực.

Đứng trên một khía cạnh nào đó thì Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng, trau dồi đạo đức cho đội ngũ quản lý, đội ngũ cán bộ. Tình trạng tham ô, lãng phí tài sản quốc gia đã được giảm sút, những cán bộ sử dụng nguồn vốn không đúng nơi, đúng chỗ đã phải chịu những kiểm điểm, kỉ luật thích đáng.

Nhìn chung để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động đầu tư cũng như là mang lại hiệu quả cho hoạt động đầu tư thì những việc mà nhà đầu tư, nhà quản lý phải đặc biệt chú ý đến là nhận diện các yếu tố gây rủi ro cho dự án, đánh giá mức độ rủi ro mà các nhân tố đó mang đến và chuẩn bị tốt để đối phó với những rủi ro đó.

Kết luận : Trải qua hơn 20 năm đổi mới, đầu tư phát triển đã và đang có

những đóng góp rất quan trọng vào sự đổi thay của nền kinh tế, xã hội nước ta. Bên cạnh sự hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp lý,… trong quản lý đầu tư của Nhà nước, thì đầu tư phát triển ở nước ta đã giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn do bản chất của hoạt động đầu tư phát triển như : cần sử dụng vốn lớn, thời gian thực hiện và vận hành dài…góp phần nâng cao năng lực cở sở hạ tầng của đất nước, giảm thất nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển ở nước vẫn còn tồn

đưa ra các giải pháp để khắc phục những khó khăn của đặc điểm đầu tư phát triển cũng như những hạn chế còn tồn tại ở Việt Nam.

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁTTRIỂN VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM TRIỂN VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ.

1.Xu hướng đầu tư phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới

Theo dự thảo về chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì trong giai đoạn 2011- 2020, kinh tế Việt Nam sẽ vừa phải tăng trưởng nhanh, vừa phải tăng trưởng bền vững. Vì vậy, có thể nhận định là trong thời gian tới, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn phát triển theo chiều rộng vì những điều kiện cho phát triển bền vững và ổn định chưa được khẳng định một cách chắc chắn. Có nghĩa muốn có tăng trưởng cao cần phải tăng đầu tư.

Chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng các ngành kinh tế, xã hội, tập trung lĩnh vực giao thông, viễn thông, phát triển nguồn năng lượng, hệ thống thủy lợi đầu mối, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cần đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp đồng bộ hóa với phát triển công nghiệp chế biến.

Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng: hoàn thiện, nâng cấp và tăng cường đầu tư cho hệ thống giáo dục các cấp phổ thông, từng bước hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng. Tăng cường đầu tư chiều sâu và hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư mạnh vào hạ tầng kinh tế, xã hội, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế của đất nước.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả, theo đúng tiến độ của các dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và các dự án đã được phê duyệt, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển sự quán triệt những đặc điểm này trong hoạt động đầu tư (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)