Các biến về tiên lượng thị lực

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc nguyên phát tại bệnh viện mắt trung ương (Trang 37)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.4.5 Các biến về tiên lượng thị lực

- Chúng tôi sẽ đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố sau: + Tuổi bệnh nhân

+ Thời gian bong

+ Tổn thương hoàng điểm + Thị lực ban đầu

+ Nhãn áp trước PT + Cận thị

+ Đục TTT.

- Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến thị lực, trước hết chúng tôi so sánh mức thay đổi thị lực của mắt bệnh theo 2 cặp thời gian: Trước PT- khi ra viện; Trước PT- thị lực khi khám.

- Yếu tố thời gian bị bệnh chúng tôi chia thành 3 nhóm: dưới 1 tuần, 1 tuần tới 1 tháng và trên 1 tháng. Sau đó tính trung bình mức thay đổi thị lực theo 2 cặp thời gian ở cả 3 nhóm, rồi kiểm định xem có sự khác biệt có ý nghia thống kê giữa 3 nhóm không.

- Đánh giá ảnh hưởng của tuổi, tổn thương hoàng điểm tiến hành tương tự như phân tích ảnh hưởng của thời gian bị bệnh nhưng chúng tôi chia tuổi thành 2 nhóm: dưới 40 tuổi và ≥ 40 tuổi; tổn thương hoàng điểm chia 2 nhóm bong qua hoàng điểm và không bong qua hoàng điểm.

- Các yếu tố cận thị, đục TTT chúng tôi chia làm 2 nhóm: Nhóm có yếu tố trên và nhóm không có yếu tố trên. Sau đó tính trung bình mức thay đổi thị lực theo 2 cặp thời gian ở cả 2 nhóm, rồi tiến hành kiểm định xem có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm không.

- Phân tích ảnh hưởng của nhãn áp chúng tôi chia làm 3 nhóm <15mmHg, Từ 15mmHg – 23mmHg, >23mmHg và cũng tiến hành tương tự để kiểm định xem có sự khác biệt có ý ngĩa thống kê ở 3 nhóm này không.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc nguyên phát tại bệnh viện mắt trung ương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w