Giao diện đồ họa (GUI)

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ truyền thông qua đường dây điện lực ứng dụng cho hệ thống đọc công tơ điện từ xa (Trang 143)

) (2.4 Với α là phần tử cơ bản của trường GF(2 m

THIẾT KẾ ỨNG DỤNG

3.3.3 Giao diện đồ họa (GUI)

Giao diện đồ họa (GUI) chính là giao diện của chương trình trên máy tính dùng để giao tiếp với con người thông qua các phím bấm. Trong đề tài này sử dụng phần mềm Microsoft Visual Basic 6 để thiết kế GUI. Sử dụng Microsoft Visual Basic 6 vì phần mềm này cung cấp khả năng cho việc truyền thông nối tiếp.

Trong Microsoft Visual Basic 6 có thành phần được gọi là MSComm điều khiển việc cung cấp truyền thông nối tiếp cho các ứng dụng của chúng ta bằng cách cho phép truyền dẫn và thu nhận dữ liệu qua cổng nối tiếp. Thông qua việc sử dụng thành phần này thì luồng dữ liệu có thể được phát và thu bởi máy tính từ các thiết bị ngoài.

3.3.4. Nhận xét

Về sự chống nhiễu: Mạch cho thấy khả năng chống nhiễu khá tốt, ngay cả vào thời gian nhiễu lớn nhất trong ngày, và cùng với sự hoạt động của các thiết bị gây nhiễu mạnh như máy khoan, máy mài kim loại… cũng chưa thấy gây tác động đến hoạt động của hệ thống. Khi kiểm tra sự ảnh hưởng của máy phát đến các thiết bị điện nhạy cảm như TV thì cũng không thấy có tác động tiêu cực nào.

Về phạm vi hoạt động: qua một số lần kiểm tra hệ thống hoàn toàn hoạt động tốt trong phạm vi một hoặc vài căn hộ lân cận (dưới 100m về chiều dài đường điện), ở khoảng cách về đường điện xa hơn (vào khoảng 100m) thì hệ thống hoạt động bắt đầu kém đi, phụ thuộc vào điều kiện gây suy hao là sự tiêu thụ điện sinh hoạt. Như vậy, tuy mới chỉ thử nghiệm công suất ra rất thấp, đặc biệt là công suất phát thực lên đường truyền càng nhỏ hơn rất nhiều nhưng kết quả về tầm hoạt động thu được là khá tốt.

Về tính ổn định của hệ thống thì vẫn là điều cần được kiểm nghiệm thêm do khả năng trôi tần số là có thể xảy ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4. Kết luận chƣơng

Chương này thiết kế một hệ thống đơn giản điều khiển thiết bị và đọc công tơ qua mạng điện hạ thế. Giao thức đặc biệt được thiết kế riêng cho loại ứng dụng này. Giao thức này sử dụng truyền thông đa nút song công để tăng tối đa số thiết bị có thể điều khiển được từ một máy tính chủ (server) ở xa. Hệ thống này có thể điều khiển tổng số tối đa lên tới 255 thiết bị. Nó được thiết kế dựa trên công nghệ X-10, tuy nhiên nó lại có thêm một số nét đặc biệt vì vậy mà có thể sử dụng được trong việc đọc công tơ thay vì chỉ có ứng dụng trong các ngôi nhà thông minh.

Trên đây là một sản phẩm thiết kế đầy đủ chức năng và tiện dụng. Sử dụng giao thức đơn giản, các tập lệnh dễ sử dụng và chi phí thực hiện thấp. Sử dụng một modul chuẩn khi cắm vào ổ cắm chuẩn xoay chiều có thể điều khiển các thiết bị và quảng bá dữ liệu qua mạng điện lưới. Một modul khác đùng để đọc dữ liệu từ mạng điện và hiển thị chỉ số công tơ ngoài việc quảng bá dữ liệu điều khiển. So với các phương pháp khác, chi phí thực hiện của phương án này rất thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ truyền thông qua đường dây điện lực ứng dụng cho hệ thống đọc công tơ điện từ xa (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)