) (2.4 Với α là phần tử cơ bản của trường GF(2 m
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Cùng với sự phát triển của khoa học thông tin, truyền thông số tốc độ cao trên đường dây điện lực trở thành một lĩnh vực hấp dẫn đối với các nhà khoa học. Cho đến nay, có thể kể đến các ứng dụng quan trọng của truyền thông điện lực bao gồm quản lý tải điện, đọc cơng tơ từ xa, tự động hóa tịa nhà, nhà thơng minh, mạng thông tin nội bộ… Cùng với sự lớn mạnh của thị trường viễn thông, mạng truyền tải điện cũng có thể được sử dụng như là một mạng truy nhập bên cạnh các mạng truy nhập khác như mạng thoại, mạng CATV. Các dịch vụ số được cung cấp cho các khách hàng như ngân hàng điện tử, e-mail, truy nhập internet và quảng bá âm thanh video số sử dụng mạng điện hạ thế làm môi trường truyền tải sẽ trở nên thông dụng trong tương lai gần.
Tuy nhiên, đường dây điện không phải là một kênh truyền thông lý tưởng. Rất nhiều thực nghiệm cho thấy mạng điện hạ thế tồn tại rất nhiều loại nhiễu bao gồm nhiễu nền, nhiễu băng hẹp và nhiễu xung. Bên cạnh đó, sự suy giảm của tín hiệu trên kênh truyền, sự phân bố của các thiết bị khá xa nhau trên mạng điện, sự phản xạ ở các node tồn tại trên mạng cũng là những yếu tố đáng ngại. Tất cả điều này tạo nên hiệu ứng đa đường và do vậy đó là một thách thức lớn cho việc truyền số liệu tốc độ cao trên mạng điện. Vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là tìm ra phương thức phối ghép tín hiệu, mã hóa, điều chế phù hợp. bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống dựa trên các giao thức đã được sửa đổi tối ưu và chuẩn hóa.
Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu, luận văn đã trình bày được các vấn đề sau:
Trình bày nguyên lý cơ bản của các hệ thống truyền thông qua đường dây điện lực; Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống và đưa ra các giải pháp kỹ thuật khắc phục; Cập nhật các thành tự đạt được trên thế giới về công nghệ truyền thông PLC;
Phân tích các phương pháp khác nhau cho việc triển khai hệ thống AMR và đặc biệt là AMR-PLC; Cập nhật các thành tựu của thế giới về AMR-PLC; Phân tích một hệ thống tiêu biểu ColectricTM;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để xuất, phân tích, lựa chọn thiết bị, lựa chọn giao thức và thiết kế, lắp ráp một hệ thống AMR PLC đơn giản dùng vi điều khiển PIC16F877A và modem truyền thông TDA5051A giao tiếp, điều khiển thiết bị cũng như đọc cơng tơ từ xa bằng máy tính với chi phí thấp.
Hướng phát triển của đề tài là tiếp tục thử nghiệm các kỹ thuật mã hóa, trải phổ và kỹ thuật điều chế OFDM nhằm nâng cao chất lượng hệ thống. Bên cạnh đó cũng triển khai các ứng dụng của mạng truyền thông PLC như truyền thoại, giám sát nhà thông minh, truyền số liệu tốc độ cao và đặc biệt là truyền hình qua mạng PLC.
Một lần nữa tác giả xin được cảm ơn Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Hữu Công, Trưởng khoa Điện tử, Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp- Đại học Thái
Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong thời gian thực hiện đề tài, cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp trong thời gian qua.
Thái Nguyên ngày 30 tháng 08 năm 2010 Người thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn