Mạch nạp PIC16F

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ truyền thông qua đường dây điện lực ứng dụng cho hệ thống đọc công tơ điện từ xa (Trang 134 - 138)

) (2.4 Với α là phần tử cơ bản của trường GF(2 m

THIẾT KẾ ỨNG DỤNG

3.2.3.3 Mạch nạp PIC16F

Có rất nhiều loại mạch nạp trên thị trường để nạp chương trình cho vi điều khiển PIC16F876. Một trong số đó là mạch nạp JDM. Chúng ta lựa chọn mạch nạp JDM là vì có rất nhiều tài liệu cung cấp cách xây dựng và chế tạo mạch này. Mạch này đạt được và sửa đổi bởi nhà sản xuất Olimex Ltd. Mạch nạp JDM được sửa đổi nhận tất cả các tín hiệu và nguồn ni từ cổng nối tiếp RS-232. Nó hỗ trợ các bộ vi điều khiển PIC 28 và 40 chân. Vi điều khiển PIC có thể được nạp bằng mạch nạp JDM và phần mềm hỗ trợ. Phần mềm hỗ trợ cho mạch nạp JDM là ICPROG, WinPIC và WinPIC800. Hình 3-13 là sơ đồ mạch nạp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.3.4. Modem Philips TDA5051A

Sơ đồ của modem Philips TDA5051A ASK được kết nối như trong hình 3- 14. Mạch tích hợp (IC) này được bọc bởi vở nhựa nhỏ. Bộ tạo dao động thạch anh với tần số 7.3728 MHz được nối tới chân 7 (OSC1) và chân 8 (OSC2) vì chúng ta cần có tần số sóng mang 115.2 kHz. Dữ liệu serial được truyền và nhận trên chân 1 và chân 2 của IC TDA5051A. Để giảm cơng suất tiêu thụ, IC có thể bị ngừng hoạt động bởi một đầu vào power-down (chân PD): trong chế độ này, bộ tạo dao động trên chip vẫn tiếp tục duy trì hoạt động và xung đồng hồ tiếp tục được cấp ở chân CLKOUT.

Hình 3-13: Modem điện Philips TDA5051A

Trong chế độ nhận dữ liệu, IC hoạt động với mức công suất thấp, chân PD có thể được điều khiển động bởi bộ vi điều khiển. Vì ta mong muốn chip có thể nhận dữ liệu bất cứ lúc nào, nên ta không cần IC chuyển sang chế độ ngủ (sleep mode); đầu vào power down (chân PD) được nối đất. Đầu ra ở chân DATAOUT phải luôn được kết nối đến một tụ điện rẽ (10nF), vì ở chân này ln có 1 điện áp 0.5VDD ngay cả khi thiết bị không truyền dẫn. Chân này phải được bảo vệ khỏi sự quá áp và tín hiệu truyền ngược lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.3.5 Mạch ghép

Hình 3-15 là sơ đồ mạch ghép đầy đủ của hệ thống. Mạch ghép được kết nối trược tiếp tới đường dây chính. Cầu chì (630mA) được dùng để bảo vệ mạch khỏi quá dòng và biến trở 250V AC thay đổi theo điện áp được dùng để bảo vệ mạch khỏi quá áp. Điều này sẽ đảm bảo modem Philips TDA5051A không bị phá hỏng do ngắn mạch hay tăng áp đột ngột khi kết nối đến mạch ghép. Modem Philips TDA5051A cũng được bảo vệ bởi bộ triệt (SA5.0A).

Hình 3-14: Mạch ghép sử dụng biến áp 3.2.3.6 Khối cấp nguồn

Khối cấp nguồn chịu trách nhiệm cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho các thành phần thiết bị cần thiết bao gồm vi mạch PIC16F876 và modem philips TDA5051A. Ba tụ điện được dùng để ổn định điện áp và giảm gợn sóng của nguồn điện áp. Bộ điều chỉnh điện áp (L7805) được dùng để cung cấp điện áp 5V cho vi điều khiển và modem ASK. Sơ đồ mạch của khối cấp nguồn được hiển thị như trong hình 3-16.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3-15: Sơ đồ cấp nguồn 3.2.3.7. Bảng mạch in (PCB – Printed circuir broad)

Bảng mạch in là một phần quan trọng trong thiết kế. Các mạch được thiết kế bằng cách sử dụng phần mềm DXP. Sau đó, bảng mạch in được thiết kế chế tạo dựa trên mạch được thiết kế bằng phần mềm DXP.

Hình 3.16. Sơ đồ thiết kế mạch in cho các Modul PLC

Trên cơ sở mạch in đã thiết kế ta có được mạch thực hồn chỉnh của các mudul PLC được thể hiện trên hình 3.18.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.17. Mạch thực của các modul PLC

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ truyền thông qua đường dây điện lực ứng dụng cho hệ thống đọc công tơ điện từ xa (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)