Sáng tạo ra truyện tranh “Không đổ lỗi” để tuyên truyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu KHKT Hành vi, Nhận thức và giải pháp của học sinh THPT về hành vi đổ lỗi nạn nhân (Trang 29)

V. Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi đổ lỗi nạn nhân

5. Sáng tạo ra truyện tranh “Không đổ lỗi” để tuyên truyền

Cuộc thi nhằm tìm kiếm các sản phẩm truyền thơng mang thơng điệp “Chấm dứt việc đổ lỗi cho nạn nhân dưới bất kỳ hình thức nào, trong bất kì sự việc xảy ra không phải do lỗi của nạn nhân”. Cuốn truyện tranh được trình bày bắt mắt, sinh động và dễ hiểu qua nét vẽ tranh màu tươi sáng. Thông điệp được miêu tả qua những câu chuyện kể cùng hình vẽ sinh động ln cuốn hút hơn so với những ghi chép, tài liệu nghiên cứu khô khan. Với học sinh, tiếp cận một vấn đề xã hội qua văn học là hình thức phù hợp hơn cả.

Tuy nhiên để góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về tình trạng đổ lỗi cho nạn nhân, đờng thời mong muốn học sinh sẽ có cách nhìn cảm thơng, yêu thương chia sẽ và dừng việc đổ lỗi cho nạn nhân dưới bất cứ hình thức nào thơng qua cuốn truyện tranh thì tác giả phải đảm bảo một số yêu cầu khi thiết kế và tuyên truyền bằng truyện tranh:

- Hình ảnh bắt mắt, sinh động.

- Ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn cung cấp đầy đủ thông tin về thông điệp bạn muốn truyền tải: Giới thiệu sơ lược về hành vi đổ lỗi cho nạn nhân, những tác hại về tinh thần mà nạn nhân phải chịu, cách chia sẻ cảm thông với nạn nhân …

6. Làm phóng sự “Xin u thương cịn mãi”

Với mong muốn lan tỏa thông điệp yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn với các bạn học sinh đã từng là nạn nhân, những học sinh có hồn cảnh khó khăn, nâng cao tinh thần tương thân tương ái, chia ngọt sẻ bùi. Nhóm nghiên cứu kết hợp với Đồn thanh niên trường PTDTNT THCS và THPT Krơng Nơ thực hiện phóng sự “Xin u thương cịn mãi” với thơng điệp: “Tất cả rời sẽ ra đi, chỉ tình u thương cịn lại”.

Nội dung phóng sự đã tìm gặp những học sinh đã từng là nạn nhân đồng thời cũng là nạn nhân trong các vụ đổ lỗi để lắng nge những chia sẻ của họ khi đối mặt với những lời chỉ trích của mọi người khi mình vừa trải qua những điều khơng mong muốn, hầu hết các nạn nhân đều có vấn đề tâm lý sau rất nhiều tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp từ người xâm hại, cũng như sự đổ lỗi từ người thân, xã hội.

Tình trạng tâm lý của nạn nhân thường thấy là trong trạng thái hoảng sợ, lo lắng, trầm uất, căng thẳng. Những hình ảnh về đổ lỗi ln lặp đi lặp lại trong đầu biến họ thành tù nhân trong chính suy nghĩ của mình, khơng cịn quan tâm đến hiện tại. Họ trở thành người cực kỳ nhạy cảm, chỉ một biểu hiện, một khung cảnh hay lời nói có thể khiến họ nhớ lại những gì đã xảy ra, họ chìm trong sang chấn mà chưa vượt qua được. Từ đó chúng em đã hiểu hơn về tâm lý nạn nhân, đã có những chia sẻ, động viên, khích lệ các nạn nhân để họ vơi bớt đi những nỗi b̀n mà mình gặp phải, đờng thời mang gửi những yêu thương đến với các bạn để các bạn thấy rằng “Tất cả rời sẽ ra đi, chỉ tình u thương cịn lại”. Chính những hành động này đã ni dưỡng tâm hờn chúng ta ngày càng hồn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình u thương mà những nỗi đau, vết thương

27

trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Chúng ta là thế hệ trẻ của dân tộc Việt Nam, là con cháu của chủ tịch Hờ Chí Minh vĩ đại, vậy nên chúng ta hãy học cách yêu thương con người như vị cha già của dân tộc Việt Nam như vần thơ của nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ơm cả non sơng mọi kiếp người”.

7. Tạo lập trang Fanpage “Victim Blaming”

* Mục đích: Nhằm gắn kết mọi người lại với nhau, để học sinh có thể giao lưu, chia sẻ, trao đổi những vấn đề trong cuộc sống mà các bạn gặp phải cũng như những thông tin thời sự, xã hội để một lần nữa học sinh trên địa bàn huyện có thể gần nhau hơn, cảm thông nhau hơn.

* Một số yêu cầu phải thực hiện khi tạo lập và tuyên truyền bằng trang fanpage: - Tên gọi phải ngắn gọn, thể hiện mục đích và nội dung của fanpage.

- Bài viết phải ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ nội dung kèm theo những hình ảnh minh họa.

- Fanpage cần tiếp cận được với học sinh một cách trực tiếp.

Link: https: https://www.facebook.com/Victim-Blaming-102458385589607/

8. Thành lập các câu lạc bộ

Bên cạnh các biện pháp tun truyền bằng hình ảnh, lời nói thì hành động cũng là một trong những biện pháp tuyên truyền có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao ý thức của học sinh.

Các câu lạc bộ được thành lập như câu lạc bộ Sử học, Tiếng Anh, Văn học, thể dục thể thao, các lớp năng khiếu vv.. dành cho mọi học sinh u thích các bộ mơn tham gia. Câu lạc bộ tạo cơ hội cho thành viên tự do bàn luận về các chủ đề yêu thích các vấn đề mà học sinh thường gặp phải trong cuộc sống, cũng như nội dung các chủ đề về môn học và chia sẻ suy nghĩ của mình tới mọi người. Câu lạc bộ tổ chức các buổi bàn luận, nói chuyện, xem phim về các chủ đề của tháng, các vấn đề trong cuộc sống.

9. Tuyên truyền qua tờ rơi

* Ưu điểm:

- Rẻ tiền: Một mẫu in tờ rơi giá rẻ nhưng những thơng tin, hình ảnh được cung cấp lại mang lại hiệu quả cao trong tuyên truyền.

- Tiếp cận học sinh một cách trực tiếp: Tờ rơi sẽ được phân phối tới học sinh một cách trực tiếp nhất, khi nhận tờ rơi người xem sẽ tiếp nhận thông tin trên đó một cách nhanh chóng.

* Nhược điểm khi dùng tờ rơi:

- Tỷ lệ học sinh xem tờ rơi không cao: Một mẫu in tờ rơi đơn giản, không cung cấp tốt những nội dung cần thiết thì sẽ khơng nhận được sự chú ý của người xem và đôi khi họ sẽ vứt đi ngay sau khi được nhận.

Dựa trên những ưu điểm và nhược điểm của hình thức tuyên truyền bằng tờ rơi, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng tờ rơi làm một trong các biện pháp tuyên truyền cho đề tài. Nhóm thiết kế tờ rơi phát huy cao độ những ưu điểm và hạn chế tối đa những nhược điểm.

10. Không thỏa hiệp với cái ác

28

không chỉ làm mất đi cơ hội tố giác tội phạm, gây thiệt thòi cho nạn nhân, mà còn gián tiếp khiến những hành vi đổ lỗi cho nạn nhân ngày càng lên ngơi gây suy thối đạo đức xã hội. Sự lên tiếng kịp thời của nạn nhân cũng như người chứng kiến và đôi lúc cần cả xã hội lên tiếng để bảo vệ nạn nhân đồng thời buộc kẻ phạm Tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình

Sự im lặng của mọi người còn khiến nạn nhân nhận thức lệch lạc về vấn đề trên, thậm chí tự buộc tội bản thân khi chuyện xấu xảy ra trong khi kẻ phạm tội khơng phải chịu bất cứ trách nhiệm gì, có nguy cơ tiếp tục gây án. Khơng lên tiếng chính là hành động thỏa hiệp với cái ác, để cái xấu tiếp tục hoành hành, gây hại cho xã hội. Đã đến lúc người trong cuộc cũng như mọi người cần lên tiếng để những hành vi đổ lỗi cho nạn nhân khơng cịn xảy ra, để cho người bị hại thực sự được bảo vệ, cảm thông, tội phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật để những sự việc đau lịng khơng cịn cơ hội xảy ra. Việc lên tiếng cịn có tác dụng cảnh tỉnh xã hội, xóa bỏ những định kiến đang tờn tại, bảo vệ quyền lợi, tương lai cho nạn nhân.

11. Đối với xã hội

Giải pháp đưa ra trước hết là xã hội cần xóa bỏ những định kiến về nạn nhân trong các hành vi tức là những quy kết đổ trách nhiệm hoàn toàn cho họ, biến họ trở thành những “nạn nhân kép”.

Đối với mỗi người trong tập thể, cộng đờng cần có trách nhiệm trước lời nói và hành vi xử sự; hãy ngưng đổ lỗi nhưng cũng đừng im lặng trước cái ác. Mỗi người cần nhận thức đúng đắn vấn đề trước khi phát ngơn. Hãy đề cao tình u thương, sự cảm thơng, thấu hiểu lẫn nhau. Bất kì ai cũng có thể vơ tình trở thành nạn nhân cho các hành vi, vì thế hãy bảo vệ lẫn nhau, khơng có cái nhìn kì thị, xa lánh các nạn nhân.

Sự cảm thông của xã hội sẽ là động lực rất lớn giúp cho các nạn nhân vượt lên hoàn cảnh, số phận làm lại cuộc đời, tự tin vào cuộc sống này hơn. Chúng ta dang đôi tay bảo vệ và che chở cho những người bị thiệt thịi, bị áp bức chứ khơng phải tạo nên những “hiệu ứng đám đông” miệt thị, bài trừ họ. Hãy sử dụng cuộc sống hiện đại để lan tỏa yêu thương, gieo hạt giống tâm hồn tươi đẹp cho mỗi người.

12. Đối với nhà trường, gia đình

Nhà trường và gia đình cần phối hợp trong việc giáo dục học sinh, giúp các bạn có nhận thức đúng đắn về thực trạng nghiêm trọng cũng như những tác hại nặng nề của hành vi đổ lỗi nạn nhân. Đây là nhân tố đưa lại giải pháp vô cùng quan trọng được các đối tượng khảo sát đề cập cao.

Các trường học nên lồng ghép những nội dung, hiện tượng này vào các buổi sinh hoạt, trị chuyện, ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp để nâng cao nhận thức của học sinh về hành vi tiêu cực, không đúng. Hướng học sinh đến những giá trị của cuộc sống đó là tình u thương, sự thấu cảm, sự chia sẻ.

Ở lớp học, chúng em đã tổ chức hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về hành vi đổ lỗi nạn nhân, thông qua các video hoạt cảnh do các bạn học sinh đóng, tổ chức phiên tòa giả định: hành vi đổ lỗi nạn nhân - nên hay không nên, chúng em đã nhận thức được các biểu hiện của hành vi đổ lỗi, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải pháp khắc phục một cách thiết thực đối với bản thân.

29

Bên cạnh đó gia đình là yếu tố có vai trị vơ cùng quan trọng, góp phần làm giảm thiểu những hậu quả tác động về tâm lý của các nạn nhân. Thiết nghĩ, mỗi bậc phụ huynh nên dành thời gian nhiều hơn để hiểu con mình, quan tâm, chia sẻ tâm tư cùng con. Tình cảm gia đình chính là sợi dây liên kết chặt chẽ nhất để thế hệ trẻ hình thành và phát triển nhân cách đúng hướng, ni dưỡng nhưng tình cảm tốt đẹp như lịng nhân ái, sự đờng cảm, u thương con người.

13. Đối với bản thân mỗi người

Cần có hiểu biết, ý thức trong lời nói, ý thức chịu trách nhiệm đối với những đánh giá, những phát ngơn của mình. Trước khi nói về ai đó, hay bất kì vấn đề gì cũng nên suy nghĩ thật cẩn trọng rời mới truyền đạt ý kiến đến đối tượng tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn.

Dẹp bỏ những suy nghĩ số đông lúc nào cũng đúng, chạy theo phong trào khi chưa biết rõ bản chất sự việc xảy ra, chưa biết hết về nạn nhân. Hạn chế tiếp xúc với các phương tiện giải trí như: phim ảnh, truyện tranh, game online… có tính chất khơng lành mạnh. Đây là 2 giải pháp có lượt truy cập cao nhất của đối tượng khảo sát, để thấy rằng mỗi cá nhân nếu không làm chủ được bản thân sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu xung quanh.

KẾT LUẬN

Đề tài đã chỉ ra tầm quan trọng của việc xóa bỏ mọi định kiến của xã hội về nạn nhân gặp bất hạnh (vấn đề mà cả trong đời sống và nhiều bài viết chưa đánh giá một cách sâu sắc), góp phần ngăn ngừa tội ác, tránh được những việc làm không mong muốn mà nạn nhân hướng tới, xã hội từ đó mà trở nên tốt đẹp hơn. Từ việc tìm hiểu thực tiễn, biểu hiện của hành vi đổ lỗi nạn nhân qua nhận thức, đánh giá của học sinh THPT trên địa bàn thị trấn Đăk Mâm, nhóm nghiên cứu có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn về thực trạng đáng buồn đang tồn tại trong đời sống hiện đại ngày nay. Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hậu quả tác động nghiêm trọng trước mắt và cả lâu dài. Cũng xuất phát từ quá trình nghiên cứu, tham khảo ý kiến bằng thái độ cầu thị, thu thập thông tin khách quan và rút ra những nhận định khái quát, sâu rộng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp, tuy khơng dám khẳng định là hồn tồn giải quyết được vấn đề, nhưng cơ bản góp phần hạn chế các ngun nhân nảy sinh, từ đó hình thành những biện pháp hữu hiệu hơn từ trong ý thức và đạo đức của mỗi người.

Nhìn chung, học sinh tích cực tham gia khảo sát bởi các bạn nhận ra được hành vi này đang tờn tại trong chính trường học, trong đời sống hiện đại ngày nay. Đặc biệt đối với học sinh trường PTDTNT THCS và THPT Krông Nô (NTN), các bạn không chỉ được khảo sát hiểu biết mà chính bản thân được trải nghiệm bằng ngoại khóa về hành vi đổ lỗi từ đó tiến hành thực nghiệm cho kết quả rất tích cực. Các bạn nhận ra được học sinh là lứa tuổi rất dễ trở thành các nạn nhân trong các vụ việc và rất dễ bị đổ lỗi, hậu quả từ hành vi đó đưa lại rất nặng nề đặc biệt đối với tâm sinh lí của lứa tuổi mới lớn. Nhận thấy, cần có những biện pháp, việc làm ngăn chặn, làm giảm thiểu hành vi. Đờng thời qua nghiên cứu nhóm cũng nhận được nhiều góp ý chân thành của giáo viên, học sinh rằng cần truyền tải nhận thức, tác động của hành vi đến các thành viên trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh, từ đó hình thành các ứng xử tích cực, nhân văn hơn trong cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bảo Anh (2016), Vì sợ bị đổ lỗi, những nạn nhân bị hiếp dâm chỉ dám

sống trong im lặng,

https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1493675# author/Baoanh, truy cập ngày 15/09/2020.

2. Gustave Le Bon (2015), Tâm lý học đám đông, NXB thế giới, Hà Nội.

3. Huỳnh Kim (2015), “Khơng có lửa làm sao có khói?” hay hệ quả của victim-

blaming (đổ lỗi cho nạn nhân), https://beautifulmindvn.com/2015/05/16/khong-

co-lua-lam-sao-co-khoi-hay-he-qua-cua-victim-blaming-do-loi-cho-nan-nhan/, truy cập ngày 15/09/2020.

4. Hải Đường Tĩnh Nguyệt (2015), Tại sao lại có hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân?, https://beautifulmindvn.com/2015/06/22/tai-sao-lai-co-hien-tuong-do-loi-cho- nan-nhan/, truy cập ngày 15/09/2020.

5. Hải Đường Tĩnh Nguyệt (2017), Đổ lỗi cho nạn nhân: Hiện tượng chưa bao

giờ chấm dứt, https://hiroshimi.wordpress.com/2017/02/08/do-loi-cho-nan-nhan-

hien-tuong-chua-bao-gio-cham-dut/, truy cập ngày 15/09/2020.

6. Skye (2016), Bạn có thể tin khơng, đây là 13 lời miệt thị mà nữ sinh ĐH Oxford

phải nghe khi cơ kể mình bị cưỡng hiếp, https://kenh14.vn/ban-co-the-tin-khong-

day-la-13-loi-miet-thi-ma-nu-sinh-dh-oxford-phai-nghe-khi-co-ke-minh-bi- cuong-hiep-20160529131826154.chn, truy cập ngày 15/09/2020.

7. Trần Thị Lệ Thu, Trần Thành Nam, Nguyễn Thị Phương (2018), Cẩm nang tâm lý học đường, NXB văn hóa – văn nghệ, Hà Nội.

8. Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong kinh

tế - xã hội, Nhà xuất bản thống kê.

9.https://spiderum.com/bai-dang/VICTIM-BLAMING-TAM-LY-DO-LOI- CHO-NAN-NHAN-VA-HE-QUA-xhg.

10. Ngọc Vũ (2016), 7 lí do vì sao hành vi “đổ lỗi cho nạn nhân” bị hiếp dâm cần

được ngăn chặn hôm nay!, https://kenh14.vn/7-ly-do-vi-sao-hanh-vi-do-loi-cho-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu KHKT Hành vi, Nhận thức và giải pháp của học sinh THPT về hành vi đổ lỗi nạn nhân (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)